Chi phí chăn nuôi bò thịt

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi bò tại huyện Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh (Trang 60 - 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.8. Kết quả - hiệu quả chăn nuôi bò thịt

4.8.1. Chi phí chăn nuôi bò thịt

Cũng giống như các nông hộ chăn nuôi bò sữa, chi phí chăn nuôi của các nông hộ nuôi bò thịt cũng có sự khác nhau. Chi phí chăn nuôi của từng nông hộ phụ thuộc vào quy mô, lượng thức ăn cho bò, chi phí thú y, chi phí chuồng trại...

Vì vậy việc tính toán chi phí cụ thể cho từng hộ là rất khó khăn, nên tôi sẽ tính toán kết quả - hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò thịt theo cách tính bình quân.

Chi phí thức ăn. So với thức ăn cho bò sữa thì thức ăn của bò thịt đơn giãn hơn, ít tốn kém chi phí hơn. Có 3 loại thức ăn chính mà nông hộ thường sử dụng cho bò ăn là: cỏ tươi, rơm, cám gạo. Cỏ tươi cho bò thịt ăn không đòi hỏi phải chọn lọc giống như cỏ tươi cho bò sữa, bất kỳ loại cỏ nào cũng có thể cho bò thịt ăn được miễn là loại cỏ đó không ảnh hưởng đến sức khỏe của bò. Vì vậy, giá của cỏ tươi cho bò thịt ăn thấp hơn giá cỏ tươi cho bò sữa ăn. Các nông hộ nuôi bò sinh sản thường cho bò ăn cỏ tươi và rơm, cám gạo chỉ sử dụng đối với các nông hộ nuôi bò vỗ béo nhưng số lượng cám cho ăn cũng không nhiều. Giữa bò ta vàng và bò lai Sind có sự khác nhau về lượng thức ăn trong 1 ngày, lượng thức ăn của bò lai Sind thường nhiều hơn bò ta vàng. Trước hết ta tìm hiểu chi phí thức ăn cho bò của các nông hộ nuôi bò sinh sản.

* Đối với bê con: thức ăn của bê thịt không nhiều như thức ăn của bê sữa, thức ăn của bê thịt chủ yếu là cỏ tươi và rơm khô. Đây là lượng thức ăn của bê giống ta vàng:

Bảng 25. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bê (Con/Ngày)

Loại thức ăn Số lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (đồng)

Cỏ tươi 19 100 1.900

Rơm 4 400 1.600

Tổng 3.500

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp So với chi phí thức ăn của bê sữa thì chi phí thức ăn của bê thịt thấp hơn nhiều. Đối với các nông hộ nuôi bò lai Sind thì lượng thức ăn của bê nhiều hơn đối với bê giống ta vàng, lượng cỏ tươi trung bình 1 ngày khoảng 21 kg và lượng rơm khô bình quân 1 ngày khoảng 5 kg. Như vậy chi phí thức ăn bình quân của bê trong 1 năm khoảng:

Chi phí thức ăn của bê giống ta vàng= 3.500 x 365 = 1.277.500 đồng Chi phí thức ăn của bê giống lai Sind= 4.100 x 365 = 1.496.500 đồng

* Đối với bò trưởng thành: thức ăn của bò trưởng thành cũng giống như của bê con nhưng số lượng thức ăn nhiều hơn. Khi bò trưởng thành là giai đoạn nông hộ cần cho bò ăn nhiều để tăng trọng, đến lúc thích hợp sẽ xuất chuồng. Do

vậy nông hộ cần chăm sóc bò kỹ hơn. Sau đây là lượng thức ăn bình quân của 1 con bò trưởng thành giống ta vàng:

Bảng 26. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bò Trưởng Thành (Con/Ngày) Loại thức ăn Số lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (đồng)

Cỏ tươi 40 100 4.000

Rơm 8 400 3.200

Tổng 7.200

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Lượng thức ăn của bò trưởng thành gấp đôi lượng thức ăn của bê. Đối với giống bò lai Sind thì lượng thức ăn cho bò trưởng thành thường nhiều hơn lượng thức ăn của giống bò ta vàng, lượng cỏ tươi 1 ngày khoảng 42 kg và lượng rơm khoảng 9 kg. Như vậy chi phí thức ăn bình quân 1 năm của bò trưởng thành là:

Chi phí thức ăn của bò trưởng thành giống ta vàng= 7.200 x 365 = = 2.628.000 đồng Chi phí thức ăn của bò trưởng thành giống lai Sind= 7.800 x 365 =

= 2.847.000 đồng Đối với các nông hộ nuôi bò vỗ béo thì thông thường họ sẽ nuôi bò đực vì bò đực có trọng lượng lớn hơn bò cái. Theo điều tra thực tế, các hộ nuôi bò vỗ béo thường nuôi khoảng 2 con trong khoảng thời gian 4 tháng họ sẽ bán bò cho thương lái vì khi đó bò đã mập lên. Khi mua bò, nông hộ thường mua những con bò gầy, sau đó về vỗ béo với lượng thức ăn hợp lý. Thức ăn cho bò ngoài cỏ tươi và rơm còn có thêm cám gạo. Sau đây là lượng thức ăn bình quân của bò với loại hình chăn nuôi bò vỗ béo trong 1 ngày:

Bảng 27. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân Cho Bò với Loại Hình Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo (Con/Ngày)

Loại thức ăn Số lượng (kg) Đơn giá (đ/kg) Thành tiền (đồng)

Cám gạo 1,5 1.500 2.250

Cỏ tươi 42 100 4.200

Rơm 8 400 3.200

Tổng 9.650

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp So với các nông hộ chăn nuôi bò sinh sản, nông hộ chăn nuôi bò vỗ béo cho bò ăn nhiều thức ăn hơn, thành phần dinh dưỡng cũng cao hơn. Lượng thức ăn ở trên là lượng thức ăn cho giống bò ta vàng, còn đối với giống bò lai Sind thì lượng thức ăn có nhiều hơn; lượng cám gạo khoảng 2 kg, cỏ tươi khoảng 43 kg và rơm khoảng 8 kg. Như vậy chi phí thức ăn bình quân từ khi mua bò về đến lúc xuất chuồng là khoảng:

Chi phí thức ăn giống bò ta vàng= 9.650 * 120 = 1.158.000 đồng Chi phí thức ăn giống bò lai Sind= 10.500 * 120 = 1.260.000 đồng Giống.

- Đối với các nông hộ chăn nuôi bò sinh sản thì họ thường mua bò cái về nuôi, giá 1 con bò cái trưởng thành giống tốt bình quân khoảng 10,5 triệu đồng.

Đó là giá của bò giống ta vàng, còn giá bò cái giống bò lai Sind trưởng thành bình quân khoảng 12,5 triệu. Thông thường các nông hộ chăn nuôi bò sinh sản thường mua giống 1 lần, khi bò cái sinh bê con nông hộ sẽ nuôi bê con lớn để bán còn giữ lại bò giống. Nhưng cũng có nhiều nông hộ mua con giống là bê chứ họ không mua bò trưởng thành. Giá của bê cái giống ta vàng bình quân khoảng 5,5 triệu; còn bê cái giống lai Sind bình quân khoảng 6,5 triệu.

- Đối với các nông hộ nuôi bò vỗ béo thì họ không mua bò giống mà họ chỉ mua những con bò gầy về nuôi để vỗ béo sau đó bán lại cho thương lái.

Thông thường các nông hộ thường mua bò đực về nuôi vì trọng lượng bò đực thường lớn hơn bò cái, nên khi bán họ sẽ thu lợi nhiều hơn. Giá mua bò bình quân của các nông hộ đối với bò ta vàng khoảng 6 triệu/con, còn đối với bò lai Sind khoảng 7 triệu/con.

Thuốc thú y – phối giống. Cũng giống như các nông hộ chăn nuôi bò sữa, các nông hộ chăn nuôi bò thịt cũng được tiêm phòng 2 loại bệnh nguy hiểm trên gia súc là lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Họ cũng không phải chịu chi phí tiêm phòng 2 loại bệnh này vì đây là chính sách hỗ trợ của nhà nước. Theo

các nông hộ chăn nuôi thì bò thịt rất ít khi mắc bệnh, do vậy chi phí thú y gần như là không có.

Về tình hình phối giống: khi bò cái lên giống thì nông hộ thường dắt bò đi thả nọc (dắt bò cái đến các hộ có bò đực giống để chúng giao phối), mỗi 1 lần thả nọc như vậy nông hộ phải chịu chi phí khoảng 60.000 đồng. Có nhiều con chỉ cần thả nọc 1 lần là đậu thai nhưng cũng có nhiều con thả nọc nhiều lần mới đậu thai. Tính bình quân để bò cái đậu thai thì nông hộ phải dắt bò đi thả nọc trung bình khoảng 2 lần, chi phí trung bình khoảng 120.000 đồng.

Trả lãi vay. Cũng giống như các nông hộ chăn nuôi bò sữa, các nông hộ chăn nuôi bò thịt cũng được vay vốn với lãi suất ưu đãi của địa phương. Số tiền vay của các nông hộ cũng là 15 triệu đồng trả trong thời hạn 2 năm với mức lãi suất 0,5%/tháng. Mỗi tháng nông hộ có vay vốn phải trả lãi vay là 75.000 đồng.

Chuồng trại. Hầu hết các nông hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại cho bò. So với chuồng dùng để nuôi bò sữa thì chuồng cho bò thịt đơn giãn hơn, chi phí xây dựng thấp hơn. Các nông hộ thường làm chuồng khá đơn giãn, mái chuồng thường được làm bằng ngói, nền đất, khung gỗ. Theo các nông hộ, thời gian sử dụng chuồng trại khoảng 20 năm. Chi phí làm chuồng của các nông hộ phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, vật liệu xây dựng. Chi phí xây dựng chuồng trại bình quân của các nông hộ khoảng 13,5 triệu với chiều dài bình quân 15 m và chiều rộng bình quân 11 m. Như vậy, mức khấu hao trung bình của chuồng trại đối với các nông hộ nuôi bò thịt là khoảng 675.000 đồng/năm.

Dụng cụ chăn nuôi. Dụng cụ chăn nuôi bò thịt gồm: chổi, ki dọn phân, xô... dùng để don dẹp, vệ sinh chuồng trại cho bò. Chi phí này thường là không lớn, mỗi năm nông hộ chi khoảng 60.000 đồng để mua các dụng cụ chăn nuôi.

Điện nước. Nước dùng để cho bò uống và tắm cho bò thường là nước giếng. So với bò sữa thì nước dùng cho bò thịt thường ít hơn. Các nông hộ thường dùng máy bơm để bơm nước cho bò. Chi phí điện trung bình dùng để bơm nước cho cả đàn bò là khoảng 46.000 đồng/năm.

Công lao động. Hầu hết các nông hộ chăn nuôi bò thịt không thuê lao động ngoài mà chỉ sử dụng lao động trong gia đình. Điều này cũng hợp lý vì

chăn nuôi bò thịt khá đơn giãn, không cần nhiều lao động. Chi phí cơ hội cho 1 công lao động là khoảng 30.000 đồng/công/người.

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi bò tại huyện Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w