KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng chăn nuôi bò 1. Quy mô chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi của các hộ là khác nhau, có hộ nuôi ít, có hộ nuôi nhiều. Hầu hết các nông hộ chăn nuôi trên địa bàn quận đều nuôi theo hình thức hộ gia đình.
Bảng 11. Quy Mô Đàn của Các Hộ Điều Tra
Quy mô Số hộ Tỷ lệ (%) Số con
1 - 7 con 30 46,15 149
8 - 15 con 26 40,00 283
> 15 con 9 13,85 222
Tổng 65 100 654
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Trong tổng số 65 mẫu điều tra thì có 35 hộ chăn nuôi bò sữa và 30 hộ chăn nuôi bò thịt. Quy mô đàn từ 2- 5 con thường là quy mô của các hộ chăn nuôi bò thịt. Trong số 30 hộ điều tra thì có khoảng 7 hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi vỗ béo, số còn lại thì nuôi theo hình thức nuôi sinh sản. Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa thì quy mô chăn nuôi đa số từ 6 con trở lên. Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhóm hộ nuôi từ 1 đến 7 con (quy mô nhỏ) có 30 hộ, chiếm tỷ lệ 46,15%;
nhóm hộ nuôi từ 8 đến 15 con (quy mô vừa) có 26 hộ, chiếm tỷ lệ 40%; nhóm hộ nuôi với quy mô lớn (trên 15 con) có 9 hộ, chiếm tỷ lệ 13,85%. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng hộ (vốn, lao động, đất đai...) mà họ sẽ chọn quy mô nhỏ, vừa hay lớn để chăn nuôi. Như vậy, nhóm hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ lớn nhất.
4.2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi
Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả chăn nuôi của nông hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận đều có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi bò vì đa số những hộ này đều bắt đầu nuôi bò từ khá lâu.
Với tốc độ đô thị hóa như ngày nay thì rất ít nông hộ lựa chọn trồng trọt hay chăn nuôi để bắt đầu sự nghiệp, họ thường chọn các ngành nghề có liên quan đến công nghiệp hay dịch vụ - thương mại. Do vậy hầu hết các nông hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận là những nông hộ đã chăn nuôi từ lâu, họ đang cố gắng duy trì và phát triển nghề chăn nuôi bò của gia đình vì chăn nuôi bò cũng mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các nông hộ chăn nuôi.
Bảng 12. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Bò của Các Nông Hộ
Số năm chăn nuôi bò (năm) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
< 5 năm 0 0
5 – 10 năm 51 78,46
> 10 năm 14 21,54
Tổng 65 100
Nguồn tin: Kết quả điều tra
Qua bảng thống kê trên ta thấy tất không có hộ nào chăn nuôi dưới 5 năm.
Số năm chăn nuôi bò từ 5 đến 10 năm có 51 hộ, chiếm tỷ lệ 78,46%. Có 14 hộ đã chăn nuôi bò trên 10 năm, chiếm tỷ lệ 21,54%.
4.2.3. Cơ cấu giống đàn bò
Tùy thuộc vào mục đích nuôi của từng nông hộ mà họ sẽ chọn lựa con giống thích hợp. Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa, loại con giống mà họ thường nuôi là giống bò Hà Lan, bò lai Hà Lan, bò Lai Sind. Còn đối với các nông hộ chăn nuôi bò thịt, loại con giống mà thường nuôi là bò Ta Vàng, bò Lai Sind.
Mỗi loại giống có những đặc điểm khác nhau về khẩu phần thức ăn, về năng suất, về kỹ thuật nuụi... đũi hỏi nụng hộ phải hiểu rừ.
Bảng 13. Cơ Cấu Giống Đàn Bò Thịt
Giống bò Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
Ta Vàng 128 81,01
Lai Sind 30 18,99
Tổng 158 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Trong 30 hộ chăn nuôi bò thịt, có 6 hộ nuôi bò Lai Sind với số lượng là 30 con chiếm tỷ lệ 18,99% tổng số bò thịt. Số hộ nuôi bò Ta Vàng là 24 hộ với số lượng là 128 con chiếm tỷ lệ 81,01% tổng số bò thịt.
Bảng 14. Cơ Cấu Giống Đàn Bò Sữa
Giống bò Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
Hà Lan 296 66,37
Lai Hà Lan 91 20,40
Lai Sind 59 13,23
Tổng 446 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Đối với các hộ chăn nuôi bò sữa, giống bò được nuôi nhièu nhất là bò Hà Lan với số lượng 296 con chiếm đến 66,37% tổng số bò sữa. Tiếp đến là giống bò lai Hà Lan và bò lai Sind.
4.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi
Phương pháp phối giống. Có 2 phương pháp phối giống thường được áp dụng cho bò đó là: gieo tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp. Tùy thuộc vào loại hình chăn nuôi bò mà nông hộ áp dụng phương pháp phối giống khác nhau. Đối với loại hình chăn nuôi bò sữa thì người chăn nuôi áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, còn đối với loại hình chăn nuôi bò thịt thì người chăn nuôi áp dụng phương pháp nhảy trực tiếp. Thông thường để bò đậu thai người chăn nuôi phải thực hiện phối giống nhiều lần (trung bình khoảng 2 lần) cho 1 con bò cái trưởng thành. Nhưng cũng có một số bò cái chỉ 1 lần phối giống đã đậu thai. Đối với các nông hộ chăn nuôi bò sữa, khi phối giống họ phải gọi bác sĩ thú y đến để phối giống. Chi phí cho 1 lần phối giống thường là khoảng 60.000 đồng. Còn đối với các hộ chăn nuôi bò thịt, khi phối giống họ thường dắt bò đi thả nọc. Chi phí cho 1 lần thả nọc khoảng 60.000 đồng.
Tiêm phòng dịch bệnh. Trong nhiều năm trở lại đây, nước ta có chính sách tiêm phòng cho các loại gia súc để phòng tránh các loại bệnh nguy hiểm ở gia súc như: lỡ mồm long móng, tụ huyết trùng... Mỗi năm 2 lần cán bộ thú y sẽ đến nhà các nông hộ chăn nuôi gia súc để tiêm phòng 2 loại bệnh nói trên. Vì đây là chính sách của nhà nước nên nông hộ chăn nuôi không phải chịu bất kì 1 khoảng chi phí nào cả. Đây là một chính sách đúng đắn để ngăn ngừa các loại bệnh nguy hiểm trên gia súc.
Trị bệnh. Nếu bò nuôi mắc loại bệnh (ngoài 2 loại bệnh tụ huyết trùng và lỡ mồm long móng) thì người chăn nuôi thường mời cán bộ thú y tới để chữa bệnh cho bò. Tất nhiên đối với các loại bệnh không được chủng ngừa theo quy định của nhà nước thì nông hộ chăn nuôi phải chịu hoàn toàn chi phí. Chi phí chữa bệnh cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại bệnh, mức độ mắc bệnh của bò (nặng hay nhẹ), thời gian chữa bệnh cho bò... Có một số hộ chăn nuôi có thể chữa một số bệnh thông thường ở bò mà không cần nhờ tới cán bộ thú y bằng các phương thuốc nam khá đơn giản. Các chứng bệnh thường gặp ở bò là: đầy hơi, tiêu chảy, biếng ăn...
4.2.5. Thức ăn cho bò
Cỏ t ươi. Cỏ tươi là loại thức ăn rất cần thiết cho bò, khối lượng cỏ tươi cho bò ăn hàng ngày khoảng 20 – 30 % trọng lượng của bò. Các hộ chăn nuôi bò
sữa thường chọn một số loại cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao như: cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ Stylo... nên giá cỏ tươi cho bò sữa sẽ cao hơn giá cỏ tươi cho bò thịt.
Rơm lúa. Rơm lúa là loại thức ăn thô được dùng làm thức ăn thêm cho bò khi lượng cỏ tươi thiếu hụt. Trong điều kiện cỏ tự nhiên thiếu thốn như hiện nay thì việc trộn rơm với cỏ tươi là điều cần thiết để đảm bảo khẩu phần ăn cho bò.
Nhưng hiện nay việc mua rơm cũng rất khó khăn, giá 1 kg rơm hiện nay là khoảng 400 đồng.
Bã đậu nành. Bã đậu nành là phụ phẩm trong việc chế biến hạt đậu nành thành đậu hũ hay sữa đậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc rất thích ăn. So với các loại cỏ và rơm thì bã đậu nành có hàm lượng prôtêin cao hơn nên nó được coi là loại thức ăn cung cấp prôtêin cho gia súc. Giá của loại thức ăn này cũng khá rẽ, chỉ khoảng 100 đồng/kg.
Hèm bia. Hèm bia là một loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng.
Nó có mùi thơm, vị ngọt nên bò rất thích ăn. Hiện nay giá 1 kg hèm bia khoảng 800 đồng. Nông hộ có thể mua hèm bia ở các nhà máy sản xuất bia.
Xác mì. Xác mì được xem là loại thức ăn phụ thêm cho bò, đây là loại thức ăn chứa nhiều tinh bột nhưng lại nghèo prôtêin. Có thể cho bò ăn xác mì tươi hoặc cũng có thể phơi khô xác mì rồi cho bò ăn. Hiện nay các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận mua xác mì với giá khoảng 400 đồng/kg.
Cám gạo. Cám gạo là phụ phẩm của xay xát gạo. Các hộ chăn nuôi bò thịt thường cho bò ăn cám gạo. Đây là loại thức ăn có mùi thơm, vị ngọt nên bò rất thích ăn. Các hộ chăn nuôi có thể mua cám gạo ở chợ hoặc các nhà máy xay xát gạo. Giá 1 kg cám gạo thường dao động trong khoảng từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng.
Cám hỗn hợp. Đây là nguồn thức ăn tinh rất quan trọng đối với bò, nhất là đối với bò sữa. Các nhà sản xuất đã chế biến các loại cám hỗn hợp dành riêng cho bò sữa như: cám con cò, cám Vina, cám Việt Mỹ... Mỗi loại cám có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau nên giá của mỗi loại cám cũng khác nhau. Hiện nay giá 1 bao cám con cò là cao nhất trong các loại cám nói trên với giá 1 bao (25 kg) khoảng 65.000 đồng. Đây là loại thức ăn không thể thiếu đối với loại
hình chăn nuôi bò sữa. Các nông hộ thường đặt mua cám tại các đại lý và các đại lý này sẽ giao cám đến tận nhà của người chăn nuôi.
4.2.6. Nguồn vốn sử dụng cho chăn nuôi
Nguồn vốn sử dụng cho chăn nuôi là một phần rất quan trọng. Các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ có thể huy động nguồn vốn từ trong gia đình để thực hiện chăn nuôi. Nguồn vốn lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi (bò thịt hay bò sữa), lao động... Đối với các hộ nuôi bò sữa, họ phải đầu tư một lượng vốn khá lớn để bắt đầu nuôi bò do chi phí con giống khá cao, chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí thức ăn... Vì vậy họ thường phải đi vay vốn để chăn nuôi. Còn đối với các nông hộ chăn nuôi bò thịt thì họ cần lượng vốn ít hơn so với các hộ chăn nuôi bò sữa. Một số hộ có thể tự xoay sở được vốn, một số hộ thì phải đi vay vốn để đầu tư. Các nông hộ chăn nuôi có thể vay vốn từ một số nguồn như: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội phụ nữ quận, hội cựu chiến binh quận...
Bảng 15. Tình Hình Vay Vốn của Các Nông Hộ Năm 2005
Nguồn vay Số hộ (hộ) Số tiền
(1.000đ/hộ/lần)
Tỷ lệ (%)
Ngân hàng nông nghiệp 35 15.000 68,63
Hội phụ nữ 11 15.000 21,57
Hội cựu chiến binh 5 15.000 9,80
Tổng 51 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Trong tổng số 65 hộ điều tra thì có 51 hộ có vay vốn và 14 hộ không vay vốn. Đa số các hộ vay vốn là những nông hộ chăn nuôi bò sữa vì họ cần có nguồn vốn lớn để đầu tư chăn nuôi, chỉ có một số chăn nuôi bò thịt vay vốn chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi thường vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp, một số vay từ
nguồn hội phụ nữ quận và hội cựu chiến binh quận nhưng số lượng khá hạn chế.
Các nông hộ được vay khoảng 15 triệu đồng cho 1 lần vay vốn, thời hạn trả nợ vay là 2 năm, lãi suất 0,5%/tháng. Đây là mức lãi suất ưu đãi dành cho các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận xuất phát từ chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương nhằm giúp đỡ các hộ chăn nuôi bò trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
4.2.7. Công tác khuyến nông
Trong những năm gần đây, trạm khuyến nông quận thường xuyên kết hợp với hội nông dân, hội phụ nữ để mở các lớp khuyến nông để phổ biến và chuyển giao các kỹ thuật mới đến người nông dân. Trong các lớp khuyến nông đó, các cán bộ khuyến nông cũng đã đề cập nhiều đến các kỹ thuật chăn nuôi bò cho người chăn nuôi nắm bắt như: kỹ thuật ủ rơm cho bò ăn, kỹ thuật lựa chọn con giống tốt, cách làm vệ sinh chuồng trại... Ngoài ra đối với các hộ chăn nuôi bò sữa, các công ty thu mua sữa cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người chăn nuôi, tổ chức các buổi tham quan học tập các mô hình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng. Các lớp tập huấn do các nhà máy thu mua sữa tổ chức buộc người chăn nuôi bò sữa phải tham dự. Đây là việc rất cần thiết để các nông hộ chăn nuôi bò nắm bắt các kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, góp phần làm tăng thu nhập của người chăn nuôi.
Bảng 16. Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Nông Hộ
Khoản mục Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Có tham gia tập huấn 56 86,15
Không tham gia tập huấn 9 13,85
Tổng 65 100
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Hầu hết các nông hộ chăn nuôi trên địa bàn quận đều tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật, chỉ có 1 số hộ chăn nuôi bò thịt là không tham dự vì họ bị hạn chế về thời gian. Qua đó thể hiện mong muốn học tập các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của các nông hộ chăn nuôi bò.