KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình và kết quả chăn nuôi bò
Qua quá trình điều tra trực tiếp từ các nông hộ và tham khảo một số tài liệu do địa phương cung cấp, tôi nhận thấy các yếu tố sau đây có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và kết quả chăn nuôi bò của các nông hộ chăn nuôi trên địa bàn quận Thủ Đức:
Nguồn vốn đầu tư chăn nuôi. Đầu tiên là vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi. Trong các hộ tiến hành điều tra thì thiếu vốn là vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với các nông hộ chăn nuôi bò sữa. Họ rất muốn mở rộng quy mô chăn nuôi nhưng điều kiện về vốn không cho phép họ mở rộng. Tuy địa phương đã có một số chính sách hỗ trợ cho nông hộ về việc vay vốn nhưng số tiền được vay không đủ lớn để họ có thể mở rộng quy mô chăn nuôi. Số tiền vay chỉ dùng để trang trải chi phí về thức ăn hoặc các chi phí nhỏ khác.
Lao động. Lao động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi.
Có nhiều hộ chăn nuôi phải thuê thêm lao động ngoài để chăm sóc bò mặc dù trong gia đình có nhiều lao động. Lý do là vì các lao động trong các nông hộ chăn nuôi bò đều là những lao động trẻ và họ không muốn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, họ thường tìm một công việc ngoài nông nghiệp để làm như:
làm công nhân, buôn bán nhỏ... Do phải thuê lao động nên chi phí chăn nuôi sẽ cao hơn so với sử dụng lao động nhà, điều này ảnh hưởng đến mức lợi nhuận thu được của các nông hộ chăn nuôi.
Sự biến động giá thức ăn cho bò và giá các sản phẩm từ bò. Một vấn đề quan trọng nữa đó chính là sự biến động về giá của các loại thức ăn cho bò so với sự biến động về giá thu mua sữa và giá mua bò thịt trong vài năm qua. Đây là yếu tố ảnh hưởng chính đến nguồn thu nhập đối với các hộ chăn nuôi bò.
* Đối với bò sữa thức ăn gồm nhiều loại: cỏ tươi, cám gạo, cám tổng hợp, hèm bia, xác mì... Hầu hết các nông hộ chăn nuôi đều phải đi mua thức ăn cho bò kể cả cỏ tươi vì hiện nay không còn các đồng cỏ tự nhiên lớn để nông hộ đi cắt về cho bò ăn. Giá của các loại thức ăn ngày càng cao, nhất là giá cám hỗn hợp trong khi giá sữa bò mà các công ty thu mua sữa trả cho nông hộ tăng không đáng kể. Điều này làm cho thu nhập của nông hộ giảm xuống.
Bảng 33. Biến Động Giá Thức Ăn của Bò Sữa từ Năm 2001– 2005 Giá thức ăn
(đồng/kg) 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bình quân (%) Cám hỗn hợp 2.200 2.300 2.350 2.500 2.560 104
Cỏ tươi 150 150 200 250 300 120
Rơm 200 250 300 350 400 119
Hèm bia 500 600 650 700 800 113
Xác mì 300 330 360 380 400 107
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp - Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được tất cả các loại thức ăn cho bò sữa đều có sự tăng giá rất nhanh. Tốc độ tăng giá của các loại thức ăn cho bò sữa thấp nhất là 104% (giá cám hỗn hợp) và cao nhất là 120% (giá cỏ tươi). Điều này làm cho chi phí thức ăn của bò tăng lên đáng kể. Như vậy, tốc độ tăng bình quân của thức ăn cho bò sữa là khoảng 113%.
- Giá sữa bò tươi sẽ quyết định đến nguồn thu nhập chính của các nông hộ chăn nuôi bò sữa. Trong điều kiện giá thức ăn cho bò tăng nhanh còn giá sữa mà công ty sữa trả cho nông hộ tăng rất chậm và mức tăng giá sữa thường thấp hơn
giá tăng thức ăn, các nông hộ đang gặp nhiều khó khăn. Sau đây là giá thu mua sữa tại các trạm thu mua và tại các công ty sữa từ năm 2001 đến 2005:
Bảng 34. Biến Động Giá Sữa Bò qua Các Năm (2001 – 2005)
Năm Giá thu mua sữa (đồng/kg)
Trạm thu mua Công ty sữa
2001 3.150 3.350
2002 3.300 3.500
2003 3.450 3.600
2004 3.650 3.850
2005 3.900 4.025
Tốc độ tăng bình quân (%) 105 105
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp - Giá thu mua sữa tại các trạm thu mua sữa và tại công ty sữa là khác nhau. Thông thường giá 1 kg sữa tại công ty sữa cao hơn so với tại các trạm thu mua từ 150 đến 200 đồng. Nếu bán trực tiếp cho công ty sữa thì nông hộ sẽ bán được bán giá cao hơn so với giá tại các trạm thu mua, nhưng do một số yếu tố khách quan các nông hộ không thể trực tiếp bán sữa tại các công ty sữa được.
Trong vài vừa qua thì giá thu mua sữa tại các công ty sữa và tại các trạm thu mua đã tăng lên, biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy sự biến động giá thu mua sữa tại các trạm thu mua từ năm 2001 đến 2005:
Hình 3. Biểu Đồ Biến Động Giá Sữa Bò qua Các Năm tại Các Trạm Thu Mua (2001 – 2005)
Nguồn tin: Kết quả điều tra - Trong 5 năm vừa qua giá thu mua sữa tại các trạm thu mua và tại các công ty sữa đều có xu hướng tăng lên, nhưng tốc độ tăng khá thấp. Năm 2002 giá thu mua sữa bò bình quân tại các trạm thu mua là 3.150 đồng/kg, đến năm 2005 giá thu mua sữa bò bình quân đã tăng lên 3.900 đồng/kg. Giá thu mua sữa tăng lên chủ yếu là do giá các loại thức ăn cho bò ngày càng tăng cao khiến nông hộ chăn nuôi bò yêu cầu các trạm thu mua sữa tăng giá thu mua sữa.
- Nhìn vào tốc độ tăng giá bình quân của thức ăn cho bò và tốc độ tăng giá thu mua sữa tại các trạm thu mua ta thấy tốc độ tăng của thức ăn là cao hơn (113% so với 105%). Trong khi giá các loại thức ăn cho bò tăng nhanh thì giá thu mua sữa tại các trạm thu mua tăng rất chậm nên các nông hộ chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
* Đối với các nông hộ chăn nuôi bò thịt, thức ăn cho bò đơn giãn hơn.
Hầu hết các nông hộ chỉ cho bò ăn cỏ tươi, rơm khô. Một vài hộ nuôi vỗ béo thì có cho bò ăn thêm cám gạo để bò tăng trọng nhanh. Do thức ăn của bò thịt đơn giãn hơn so với thức ăn cho bò sữa nên chi phí thức ăn của bò thịt thấp hơn bò sữa.
Bảng 35. Biến Động Giá Thức Ăn của Bò Thịt từ Năm 2001 – 2005 Giá thức ăn
(đồng/kg) 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bình quân (%)
Cám gạo 800 900 1.100 1.300 1.500 117
Cỏ tươi 50 60 70 90 100 119
Rơm 100 200 300 350 400 145
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp - Thức ăn cho bò thịt cũng có xu hướng ngày càng tăng lên. Khi giá thức ăn tăng lên, nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của nông hộ chăn nuôi. Tốc độ tăng bình quân của các loại thức ăn cho bò thịt khá cao, cao nhất là rơm khô (145%), tốc độ tăng của cám gạo là 117% và tốc độ tăng của cỏ tươi là 119%.
Như vậy tốc độ tăng bình quân thức ăn của bò thịt là khoảng 127%.
- Giá thức ăn cho bò ngày càng tăng nên các nông hộ chăn nuôi bò thịt phải tăng giá bán bò thịt. Vì vậy, giá thịt bò trên thị trường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Một số lý do khác làm cho giá thịt bò tăng lên đó là:
thị trường tiêu thụ của các loại thực phẩm khác. Cũng giống như sữa bò, thịt bò là nguồn thu chính của các nông hộ chăn nuôi bò thịt. Giá của thịt bò trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăn nuôi của nông hộ. Giá thịt càng cao thì người chăn nuôi càng được lợi.
Bảng 36. Biến Động Giá Thịt Bò qua Các Năm (2001 – 2005)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng
bình quân (%) Giá thịt bò
(đồng/kg) 55.000 58.000 60.000 63.000 65.000 104
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp - Giá thịt bò cao tạo thuận lợi cho các nông hộ chăn nuôi. Trong vài năm qua giá thịt bò liên tục tăng lên, điều này làm cho nguồn thu nhập của các nông hộ chăn nuôi bò thịt ngày càng tăng. Tốc độ tăng bình quân của giá thịt bò là khoảng 104%. Nhưng so với tốc độ tăng bình quân của giá thức ăn cho bò thì tốc
độ tăng bình quân của giá thịt bò thấp hơn (tốc độ tăng bình quân của giá thức ăn cho bò thịt là 127%). Sau đây là biểu đồ thể hiện sự biến động giá thịt bò trên thị trường từ năm 2001 đến 2005:
Hình 4. Biểu Đồ Biến Động Giá Thịt Bò qua Các Năm (2001 – 2005)
Nguồn tin: Kết quả điều tra Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy giá thịt bò tăng khá đều qua các năm. Nếu như năm 2001 giá thịt bò là khoảng 55.000 đồng/kg, thì đến năm 2005 giá thịt bò đã tăng lên khoảng 65.000 đồng/kg. Tuy giá thịt bò trên thị trường có xu hướng ngày càng tăng nhưng do giá của các loại thức ăn cho bò cũng tăng lên nên nguồn thu nhập của nông hộ chăn nuôi tăng lên không nhiều.
Ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề mà hầu hết các nông hộ chăn nuôi bò ở đây đều gặp phải. Lượng phân và nước thải mà bò thải ra hàng ngày rất lớn, do vậy nếu nông hộ xử lý không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều nhà xung quanh. Hiện nay nhà cửa của người dân xây rất gần nhau nên việc các hộ sống gần các nông hộ chăn nuôi bò phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường (chủ yếu là mùi hôi của phân bò) là điều khó tránh khỏi. Đã có nhiều nông hộ chăn nuôi bò bỏ nghề cũng vì lý do này.
Kỹ thuật chăn nuôi. Kỹ thuật chăn nuôi là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chăn nuôi. Do vậy các lớp tập huấn kỹ thuật đã được các cán bộ khuyến nông địa phương tổ chức để chuyển giao kỹ thuật mới đến nông hộ. Hầu hết các hộ điều tra đều có tham gia các lớp tập huấn này. Nắm bắt được các kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm của các nông hộ đã góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi.
Kinh nghiệm chăn nuôi. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của nông hộ đó là kinh nghiệm chăn nuôi của nông hộ. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chăn nuôi. Kinh nghiệm là những gì mà nông hộ học được từ quá trình chăn nuôi của chính bản thân họ. Khi họ có kinh nghiệm trong chăn nuôi, họ sẽ biết được giống bò cho năng suất cao, biết được cách phòng và trị bệnh cho bò, biết được khẩu phần ăn hợp lý cho từng loại bò... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi của nông hộ.
Diện tích đất dùng trong chăn nuôi. Diện tích đất dùng trong chăn nuôi bò, đặc biệt là bò thịt ngày càng giảm dần. Đối với loại hình chăn nuôi bò sữa, diện tích đất dùng trong chăn nuôi chủ yếu là diện tích chuồng trại vì bò sữa không cần phải chăn thả, chỉ cần chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát, rộng rãi là được. Còn đối với loại hình chăn nuôi bò thịt thì cần có diện tích đất trống để bò hoạt động, tự tìm lấy thức ăn (chủ yếu là cỏ tự nhiên). Nhưng với xu hướng đô thị hóa ngày càng cao như hiện nay, việc tồn tại các đồng cỏ lớn như: gò, ruộng...
là không thể. Do vậy, các nông hộ chăn nuôi bò thịt trên địa bàn quận ngày càng giảm dần mặc dù hiệu quả kinh tế của mô hình này là khá lớn. Các hộ còn nuôi bò thịt chủ yếu là ở các khu vực xa trung tâm quận.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi của các nông hộ chăn nuôi bò như: trình độ học vấn, dân tộc...
4.12. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi bò ở quận