Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi bò ở quận Thủ Đức

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi bò tại huyện Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh (Trang 78 - 82)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.12. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi bò ở quận Thủ Đức

Qua quá trình điều tra thực trạng ngành chăn nuôi bò tại quận Thủ Đức, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò:

4.12.1. Chú trọng trong khâu chọn giống

Trước hết các nông hộ phải chú trọng trong khâu chọn giống. Có thể đây là việc người chăn nuôi nào cũng biết, nông hộ nào cũng cẩn thận khi mua giống về nuôi nhưng không phải nông hộ chăn nuôi nào cũng thực hiện được điều đó.

Việc lựa chọn con giống của các nông hộ chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn hơn đối với các nông hộ chăn nuôi bò thịt. Qua điều tra thực tế tôi thấy có một số nông hộ chăn nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm khi mua giống. Kể cả những người đã chăn nuôi lâu năm cũng đôi lúc mua con giống không tốt. Khi mua con giống, nông hộ dựa vào cảm tính của mình là chính, họ nhìn con bò vừa mắt thì mua về nuôi. Vì vậy đã có nhiều hộ sau khi mua con giống về đã phải thải loại vì năng suất của con giống là không tốt, đặc biệt là các hộ chăn nuôi bò sữa. Một con bò sữa giống khi mua giá trung bình hiện nay khoảng 11 đến 13 triệu đồng, nhưng khi loại thải bán thịt thì nông hộ chỉ bán được khoảng 6 đến 8 triệu đồng/con. Như vậy ta đã thấy mức thiệt hại do việc chọn giống không tốt, đó là chưa kể đến các chi phí khác như: thức ăn, phối giống, công chăm sóc... Do vậy khi mua con giống nụng hộ cần phải biết rừ nguồn gốc của con giống, nơi cung cấp con giống đáng tin cậy; thêm vào đó là dựa vào kinh nghiệm mua con giống của bản thân nông hộ.

Trong quá trình chăn nuôi, những con giống nào cho năng suất cao, phẩm chất tốt nông hộ nên có kế hoạch giữ lại những con bê cái con do những con bò cái này sinh ra. Nhưng cũng chỉ giữa lại một vài lứa bê cái con chưa không phải lứa nào cũng giữ lại vì càng về sau thì giống càng có xu hướng thoái hóa.

Đối với các nông hộ chăn nuôi bò thịt thì giống được nuôi chủ yếu là giống bò ta vàng và bò lai Sind. Giống bò ta vàng dễ nuôi hơn, ít mắc bệnh hơn bò lai Sind nên có rất nhiều hộ nuôi bò ta vàng. Nhưng theo kết quả điều tra được, năng suất (trọng lượng) của bò lai Sind là cao hơn so với bò ta vàng và mức thu nhập của các nông hộ chăn nuôi bò lai Sind cũng thường cao hơn so với các nông hộ chăn nuôi bò ta vàng. Vì vậy các nông hộ nên chọn giống bò lai Sind để nuôi nhằm tăng thu nhập của gia đình.

4.12.2. Duy trì và phát triển các tổ chăn nuôi hợp tác

Mô hình tổ chăn nuôi hợp tác chỉ mới được hình thành và phát triển trong khoảng 2 năm trở lại đây. Có thể nói đây là một mô hình khá mới mẻ đối với các

nông hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận. Chính vì vậy, mô hình tổ chăn nuôi hợp tác mới chỉ phát triển ở một số phường của quận, phát triển mạnh nhất là phường Linh Xuân. Mô hình này hoạt động theo phương thức: các hộ chăn nuôi gần nhau sẽ thành lập 1 tổ chăn nuôi hợp tác, trong tổ sẽ bầu ra 1 người tổ trưởng và 1 người tổ phó, các thành viên trong tổ sẽ trao đổi thông tin cho nhau để cùng nhau phát triển. Tổ trưởng thường là người chăn nuôi bò lâu năm, có quy mô chăn nuôi lớn và có được sự tín nhiệm của các nông hộ còn lại trong tổ. Điều tra cho thấy các hộ chăn nuôi đều hài lòng về sự hoạt động của tổ hợp tác này và thực sự mô hình tổ hợp tác này hoạt động khá tốt. Vì vậy, các nông hộ chăn nuôi bò nên phát triển rộng rãi mô hình này trên địa bàn quận.

4.12.3. Chuyển giao nhanh chóng các kỹ thuật mới

Đối với các nông hộ chăn nuôi, kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Mặc dù kinh nghiệm trong chăn nuôi là rất quan trọng nhưng các nông hộ chăn nuôi cũng cần có những kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Các kỹ thuật mới có được là do quá trình nghiên cứu của các cán bộ khuyến nông hoặc từ các trung tâm khuyến nông, sau khi nghiên cứu và thử nghiệm thành công thì cán bộ khuyến nông cần chuyển giao nhanh chóng các kỹ thuật mới đến nông hộ chăn nuôi. Đặc biệt các kỹ thuật mới này đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi. Để làm được như vậy đòi hỏi các cán bộ khuyến nông phải được đào tạo chuyên sâu, có tay nghề cao, tâm huyết với công việc... Khi giới thiệu đến người chăn nuôi các kỹ thuật mới đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải trình bày một cách đơn giãn, dễ hiểu, dễ nắm bắt vì trình độ giữa người chăn nuôi và các cán bộ khuyến nông là khác xa nhau.

4.12.4. Chủ động nguồn thức ăn cho bò

Trong điều kiện như hiện nay ở quận Thủ Đức thì việc chủ động nguồn thức ăn cho bò là một điều rất khó thực hiện. Thức ăn được nói tới ở đây là cỏ tươi. Đối với cả bò sữa và bò thịt, cỏ tươi là thức ăn không thể thiếu được. So với các loại thức ăn khác thì giá cỏ tươi rẻ hơn nhưng nếu nông hộ tự túc được loại thức ăn này cho bò thì sẽ giảm được một khoảng chi phí khá lớn. Hơn nữa, chỉ có loại thức ăn này nông hộ mới có thể chủ động và tự túc được, còn các loại thức ăn khác thì đòi hỏi nông hộ phải đi mua.

Với điều kiện như hiện nay việc có được diện tích lớn để trồng cỏ là điều rất khó khăn nhưng quận Thủ Đức nằm giáp ranh với các huyện Dĩ An, Lái Thiêu của tỉnh Bình Dương; đây là những huyện có diện tích đất bỏ hoang khá lớn. Đã có vài nông hộ chăn nuôi bò ở quận mạnh dạn thuê đất để trồng cỏ ở các huyện này. Các hộ thuê đất để trồng cỏ chủ yếu là các nông hộ chăn nuôi bò sữa với quy mô lớn và hiệu quả mang lại là khá lớn. Vì thế các nông hộ chăn nuôi bò cần liên hệ với các chủ đất ở các huyện nói trên để thuê đất trồng cỏ. Làm được điều này nông hộ có thể chủ động và tự túc được nguồn thức ăn tươi cho bò.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi bò tại huyện Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w