Chi phí sản xuất là chi phí biểu thị bằng tiền của các yếu tố sản xuất khi tiến hành sản xuất ra sản phẩm trong kỳ. Biến động tăng hoặc giảm chi phí sản xuất
phản ánh trình độ điều hành khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp phải xây dựng những phương án kinh doanh sao cho tổng doanh thu tối đa hoặc tổng giá thành tối thiểu. Do đó giá thành sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Vì vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích giá thành sản phẩm cụ thể là xác định nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch giá thành và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp hạ giá thành.
2.5.1. Phân tích chung về chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn luôn là một trong những phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như lợi nhuận đóng góp cho xã hội, thu nhập cho người lao động. Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ là một doanh nghiệp xây dựng công trình, chính vì tính chất này mà việc giá thành cao hay thấp là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Chi phí sản xuất là sự phát sinh của việc sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích đánh giá, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm cho phép doanh nghiệp biết được khả năng sẵn có của mình để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý chi phí giá thành và định giá bán sản phẩm sao cho tổng mức lợi nhuận là cao nhất.
Đứng trờn gúc độ quản lý, để hạ giỏ thành sản phẩm cần phải biết rừ nguồn gốc hay con đường hình thành nên nó, nội dung cấu thành, từ đó biết được nguyên nhân cơ bản nào, yếu tố cụ thể nào làm tăng, giảm giá thành.
Do đặc thù ngành nghề sản xuất, thì sản phẩm của Công ty là công trình xây dựng. Vì vậy, tùy thuộc vào từng quy mô, đặc điểm và nguyên vật liệu đầu vào mà giá thành của mỗi công trình là khác nhau.
Bảng phân tích chung về chi phí sản xuất của Công ty
ĐVT: Đồng Bảng 2-15
TT Khoản mục chi phí Năm 2014 Năm 2015 So sánh
TH2015/TH2014
So sánh TH2015/KH2015
KH TH +/- % +/- %
1 Chi phí NVL trực tiếp 4.955.874.316 3.056.012.480 2.695.259.361 -2.260.614.955 -45,61 -360.753.119 -11,80 2 Chi phí nhân công trực tiếp 567.093.981 1.200.311.200 1.361.770.555 794.676.574 140,13 161.459.355 13,45 3 Khấu hao TSCĐ 2.012.174.550 2.895.634.150 3.256.691.736 1.244.517.186 61,85 361.057.586 12,47 4 Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí khác 1.385.283.381 1.282.635.180 1.146.695.288 -238.588.093 -17,22 -135.939.892 -10,60 Tổng chi phí sản xuất kinh
doanh 8.920.426.228 8.434.593.010 8.460.416.940 -460.009.288 -5,16 25.823.930 0,31
Từ các số liệu trong bảng trên ta có thể đưa ra các nhận xét sau:
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm so với năm 2014, mức giảm là 5,16%, tức 460.009.288 đồng và tăng 25.823.930 đồng, tương ứng tăng 0,31% so với kế hoạch. Khấu hao tài sản cố đinh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí, với mức tăng là 1.244.517.186 đồng tương ứng với mức tăng 61,85% nhưng vẫn làm cho tổng chi phí sản xuất năm 2015 giảm.
Nguyên nhân dẫn đến lí do này là :
- Chi phí nhân công trực tiếp năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014, cụ thể tăng 794.676.574 đồng, tương ứng tăng 140,13% và cũng tăng 161.459.355 đồng, tương ứng 13,45% so với kế hoạch. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2015 Công ty nhận thêm nhiều công trình hơn so với năm 2014 nên lượng lao động thời vụ thuê thêm.
- Chi phí nguyên vật liệu giảm là do trong năm qua Công ty thực hiện tốt công tác định mức tuy nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái kéo dài, giá cả các mặt hàng đều tăng. Đặc biệt là các nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng công trình. Điều này dẫn đến việc Công ty đã có tính toán trong việc trượt giá theo hợp đồng gốc so với biến động phức tạp của thị trường vật liệu xây dựng. Vì vậy trong những công trình đã tránh được tình trạng bị ảnh hưởng bởi giá thị trường Công ty đã có những biện pháp tìm kiếm những nguồn vật tư với giá cả và chất lượng ổn định để cung cấp lâu dài cho Công ty.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác năm 2015 đã giảm hơn so với năm 2014, mức giảm là 238.588.093 đồng tương ứng với 17,22%. Do trong năm 2014, doanh nghiệp tiến hành sử bảo dưỡng các máy móc thi công làm cho chi phí sản xuất chung tăng mạnh. Nên để hạn chế tình trạng này, trong năm 2015 Công ty nên tăng cường mua sắm những máy móc thiết bị mới nhằm tăng năng suất lao động cũng như tăng chất lượng và uy tín của Công ty.
2.5.2. Phân tích kết cấu chi phí
chi phí
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) +/- %
1 Chi phí NVL trực tiếp 4.955.874.316 55,56 2.695.259.361 31,86 -2.260.614.955 -23,70 2 Chi phí nhân công trực tiếp 567.093.981 6,36 1.361.770.555 16,10 794.676.574 9,74 3 Khấu hao TSCĐ 2.012.174.550 22,56 3.256.691.736 38,49 1.244.517.186 15,94 4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí khác 1.385.283.381 15,53 1.146.695.288 13,55 -238.588.093 -1,98 Tổng chi phí sản xuất kinh
doanh 8.920.426.228 100,00 8.460.416.940 100,00 -460.009.288 0,00
Tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp trong năm 2015 giảm 23,7% so với năm 2014, đó là do sự biến động của giá, Công ty đã tính toán trước trong việc trượt giá theo hợp đồng gốc so với biến động phức tạp của thị trường nguyên vật liệu.
Chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng từ 6,36% lên 16,10%, mức tăng là 9,74%. Trong năm 2015, Công ty nhận thêm được các công trình thi công nên chi phí dành cho nhân công cũng tăng lên.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác có sự biến động nhẹ, giảm 1,98%
tức là từ 15,53% năm 2014 giảm xuống 13,55% trong năm 2015.
2.5.3. Phân tích chi phí sản xuất trên 1000đ doanh thu
Việc phân tích chi phí sản xuất trên 1000 đồng doanh thu có ưu điểm là cho thấy ngay hiệu quả sử dụng chi phi sản xuất để tạo ra một đơn vị giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm trên 1000 đồng doanh thu được tính theo công thức:
Z = (đ/.đ)
Số liệu tính toán và kết quả được trình bày trên Bảng 2-17.
Năm 2015, Z=851,59 đ/ng.đ cho biết để có thể tạo ra 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì cần 851,59 đồng giá thành tổng sản lượng. Như vậy, so với năm 2014, giá thành sản phẩm trên 1000đ giá trị tổng sản lượng năm 2015 tăng 110,12 đ/ng.đ, tương đương tăng 14,85%.
Nguyên nhân được xác định là so với năm 2015 do tốc độ giảm của giá thành tổng sản lượng giảm ít hơn so với tốc độ tăng của doanh thu theo giá hiện hành hay tốc độ tăng của giá thành đơn vị tăng cao hơn tốc độ tăng của giá bán sản phẩm năm 2015 so với thực hiện 2015 đã làm Z năm 2015 cao hơn năm trước. Đó là dấu hiệu không tốt.
Bảng phân tích giá thành sản phẩm trên 1000đ doanh thu
Bảng 2-17
STT Chỉ tiêu ĐVT TH 2014 KH 2015 TH 2015
So sánh
TH2015/TH2014 TH2015/KH2014
Đồng % Đồng %
1 Giá vốn hàng bán Đồng 8.796.923.055 7.521.632.400 8.460.416.960 -336.506.095 -3,83 938.784.560 12,48
2
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ Đồng 11.864.185.576
12.863.456.36
4 9.934.878.081 -1.929.307.495 -16,26 -2.928.578.283 -22,77 3 Zsp/1000đ DT
đ/ng
đ 741,47 584,73 851,59 110,12 14,85 266,86 45,64
2.5.4. Phân tích giá thành của công trình cụ thể: Công trình ép cừ Trạm trung chuyển Kim Mã
Về biến động trong kết cấu giá thành, hầu hết các yếu tố chi phí gần như không có sự biến động tăng giảm mạnh. Như vậy ta thấy trong công tác thi công ép cừ Công trình Trạm trung chuyển Kim Mã các biện pháp tiết kiệm chi phí của Công ty còn chưa phát huy được hiệu quả.
Trong kết cấu giá thành, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và Khấu hao TSCĐ chiếm tỉ trọng chủ yếu. Trong đó tình hình thực hiện Chi phí NVL trực tiếp là 80,65%. Chi phí nhân công và Khấu hao TSCĐ chiếm lần lượt tỉ trọng là 2,92%
và 16,42%.
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm so với kế hoạch, do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không chỉ phụ thuộc vào sản lượng sản xuất mà còn phụ thuộc vào giá cả và những biến động của thị trường do vậy sự thay đổi kết cấu của yếu tố chi phí này trong Công trình ép cừ Trạm trung chuyển Kim Mã là hoàn toàn hợp lý.
Về chi phí nhân công: Có chiều hướng giảm so với kế hoạch, giảm 2,28%.
Nguyên nhân chính là do số lượng lao động kỳ thực hiện giảm đi so với kỳ kế hoạch nên chi phí nhân công giảm cũng là hợp lý.
Về chi phí khấu hao tài sản cố định: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng xe và máy thi công, bao gồm các loại nguyên, vật liệu xuất dùng cho máy thi công, khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài cho sử dụng máy thi công. Ta thấy chi phí khấu hao tài sản cố định trong kì thực hiện tăng lên so với kế hoạch. Khấu hao tài sản cố định giảm 12.844.266 đồng so với kế hoạch, tương ứng giảm 2,6%. Do kinh tế không khả quan nên Công ty đã tối thiểu hóa các chi phí máy thi công hết mức có thể.
Tổng giá thành toàn bộ Công trình ép cừ Trạm trung chuyển Kim Mã tăng so với kế hoạch là 335.800.746 đồng, tương ứng tăng 12,95%. Do yếu tố chi phí nguyên vật liệu tăng lên do biến động của thị trường. Các chi phí còn lại đã được Công ty giảm thiểu. Điều này cũng hợp lý vì Công trình ép cừ Trạm trung chuyển Kim Mã công ty cũng đã đưa ra các biện pháp tối ưu giảm các chi phí dành cho công trình.
Bảng kết cấu giá thành theo yếu tố chi phí của Công trình ép Trạm trung chuyển Kim Mã
ĐVT: Đồng Bảng 2-18
STT Các yếu tố chi phí
Năm 2015
So sánh TH/KH
KH TH
Tổng số (đ) Kết cấu (%) Tổng số (đ) Kết cấu (%) +/- % 1 Chi phí NVL trực tiếp 2.012.231.07
0 77,58 2.362.870.082 80,65 350.639.012 17,43
2 Chi phí nhân công trực
tiếp 87.621.000 3,38 85.627.000 2,92 -1.994.000 -2,28
3 Khấu hao TSCĐ 494.020.184 19,05 481.175.918 16,42 -12.844.266 -2,60
4 Chi phí dịch vụ mua
ngoài và chi phí khác - - - -
Giá thành toàn bộ 2.593.872.25
4 100 2.929.673.000 100 335.800.746 12,95
2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng