DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2011-2015
3.1. Lập căn cứ cho việc lựa chọn chuyên đề
3.1.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm : tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Tài sản cố định được coi là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc… Đồng thời, tài sản cố định là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp.
Tài sản cố định của doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sản xuất và tái sản xuất mở rộng, là thước đo năng lực sản xuất và quyết định khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Khi đánh giá kết quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cần nắm chắc tình hình tăng, giảm và huy động tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy năng lực sản xuất tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và năng lực sản xuất của chúng, từ đó đề ra các phương hướng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Ngoài ra, còn cho thấy sự hợp lý hay không hợp lý của kết cấu tài sản cố định hiện tại mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý sẽ góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, phát huy hết tính năng, tác dụng của mỗi loại tài sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần tiết kiệm triệt để những hao phí lao động quá khứ, tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân. Sử dụng tốt tài sản cố định là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế.
Bên cạnh những ý nghĩa to lớn trên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định còn có mục đích là tận dụng năng lực sản xuất của tài sản cố định trên cơ sở tận dụng mới các giá trị kinh tế, đồng thời cải thiện được năng suất lao động đảm bảo thu nhập và phát triển nền kinh tế. Ngoài ra việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hệ số sinh lời của tài sản cố định, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chuyên nhận thầy xây lắp các công trình công nghiệp, dân
có 1 xưởng sản xuất vật luyện chuyên gia công sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công cơ khí và các đội công trường để tiến hành công viêc xây lắp . Công ty có đội ngũ kỹ thuật mạnh, đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo đúng chuyên ngành, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong việc giám sát kỹ thuật, chỉ đạo thi công và quản lý kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư dự án, xây dựng dân dụng và các công trình thi công ép cọc BTCT, ép cừ Larsen.
Nhận thức được vấn đề đó, việc lựa chọn chuyên đề : Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2011- 2015 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ là thực sự cần thiết.
3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề
3.1.2.1. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề
Mục đích chuyên đề nhằm đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tây Hồ, để thấy được những ưu nhược điểm, các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Bên cạnh đó, còn cho thấy được kết cấu của của tài sản cố định có hợp lý với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty hay không.
3.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tây Hồ, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình dùng trong hoạt động kinh doanh, trong đó chủ yếu nhất là nhóm máy móc thiết bị mà Công ty đang sử dụng.
3.1.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết được những yêu cầu đặt ra thì nhiệm vụ nghiên cứu chuyên đề phải phân tích được các nội dung chủ yếu sau :
- Phân tích tình hình tăng (giảm) TSCĐ và xu hướng biến động của chúng qua các năm 2011 – 2015.
- Phân tích kết cấu TSCĐ và tính hợp lý của kết cấu TSCĐ.
- Phân tích tình hình hao mòn TSCĐ.
- Phân tích tình hình trang bị TSCĐ cho người lao động.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm.
- Phân tích tình hình đầu tư TSCĐ.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 3.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rừ tớnh chất cần thiết của việc nghiờn cứu chuyờn đề, tỏc giả sử dụng những phương pháp thống kê như : Chỉ số trung bình tốc độ tăng (giảm) với dãy số
cùng xu hướng và không cùng xu hướng, chỉ số liên hoàn, chỉ số định gốc, phương pháp biểu đồ, đồ thị… kết hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại từng thời điểm của Công ty. Từ đó, đề xuất một số phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.
Tốc độ phát triển là loại chỉ tiêu tương đối động thái, biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian, tính bằng cách so sánh mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo) với mức độ của kỳ được chọn làm gốc so sánh, gồm hai loại :
- Tốc độ phát triển liên hoàn là tỷ lệ so sánh giữa mức độ của kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ của kỳ gốc được chọn, kỳ đứng kề trước nó (yi-1), được tính theo công thức :
ti
= i−1
i
y y
(3-1) Tốc độ phát triển liên hoàn nói lên sự thay đổi (tương đối) của hiện tượng giữa hai kỳ liền nhau.
- Tốc độ phát triển định gốc là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và kỳ được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên của dãy số và được gọi là y1), được tính theo công thức :
Ti
= 1 y yi
(3-2) Để đánh giá mức độ điển hình của tốc độ phát triển đối với sự biến động của một hiện tượng, thống kê học sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân.
- Nếu dãy số có cùng xu hướng : t =
( )
1 1 2 3 ... 1
− ì ì ì ì −
n t t t tn
=
1 1
−
n n
y y
(%) (3-3) Trong đó : t1, t2, t3,…, tn-1 là các tốc độ phát triển liên hoàn
yn, y1 tương ứng là mức độ cuối cùng và mức độ đầu tiên của dãy số thời gian.
- Nếu dãy số không cùng xu hướng :
t = 1
100
−
n ì∑
= −
− − n
i i
i i
y y y
2 1
1
+100 (%) (3-4)
3.2. Cơ sở lý thuyết của việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ