Khấu hao tài sản cố định .1 Hao mòn TSCĐ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ (Trang 96 - 100)

DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.2. Cơ sở lý thuyết của việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ 1. Khái niệm TSCĐ

3.2.4 Khấu hao tài sản cố định .1 Hao mòn TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau, TSCĐ sẽ bị xuống cấp, hư hỏng hoặc thuần túy giảm về tính năng, tác dụng và do đó giá trị của TSCĐ cũng giảm dần. Đó là sự hao mòn TSCĐ, TSCĐ trong doanh nghiệp thường bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

Hao mòn hữu hình: là sự suy giảm giá trị của TSCD do sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng

+ Hao mòn về vật chất: Là sự hao mòn có thể thấy được, thể hiên ở sự ăn mòn, sự thay đổi trạng thái vật chất ban đầu ở các bộ phận do doanh nghiệp sử dụng và do tác động của môi trường.

+ Hao mòn về giá trị sử dụng: Thể hiện ở sự giảm sút tính năng kĩ thuật so với chất lượng ban đầu của TSCĐ cuối cùng không sử dụng được nữa phải thanh lý

+ Hao mòn về giá trị: Thể hiện sự giảm sút về giá trị của tài sản do dịch chuyển dần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm.

Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút về giá trị của TSCĐ chủ yếu là do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay nói cách khác đây là hiện tượng TSCĐ bị mất giá so với các TSCĐ cùng loại

Nguyên nhân cơ bản của hao mòn vô hình là sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, Do đó, doanh nghiệp cần phải coi trọng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế được hiện tượng hao mòn vô hình, từ đó tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.

3.2.4.2. Khấu hao TSCĐ

Để bù đắp phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn trong quá trình sản xuất

giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Công việc này gọi là khấu hao TSCĐ trong kỳ

Mục đích của khấu hao: Là để thu hồi vốn đầu tư ban đầu nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ

3.2.4.3. Các phương pháp khấu hao TSCĐ

*. Phương pháp khấu hao bình quân(khấu hao tuyến tình, khấu hao theo đường thẳng)

Phương pháp khấu hao bình quân là tính chi phí khấu hao phân chia đều cho các năm, có nghĩa là theo phương pháp này mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hang năm được tính theo một mức khấu hao không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ

Theo phương pháp này mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao được xác định theo ông thức sau:

+ Mức khấu hao:

Mkh = (3-5)

+ Tỷ lệ khấu hao:

Tkh = (3-6)

- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ tính toán, thuận lợi cho việc lập kế hoạch tính khấu hao

+ Mức khấu hao và giá thành sản phẩm ốn định, do đó tạo điều kiện ổn định giá thành sản phẩm

- Nhược điểm:

+ Không phản ánh được chính xác mức độ hao mòn thực tế vào giá thành sản phẩm

+ Do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn chậm, TSCĐ đễ bị ảnh hưởng bởi hao mòn vô hình

*. Phương pháp khấu hao nhanh (phương pháp khấu hao gia tăng).

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao bình quân, các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp khấu hao nhanh. Đặc trưng của phương pháp này là trong quá trình sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ thu hồi khấu hao lên cao hơn so với tốc độ hao mòn thực tế của tài sản để nhanh chóng thu hồi số vốn đầu tư ban đầu. Có ba phương pháp phổ biến nhất để tiến hành khấu hao nhanh”

- Phương pháp khấu hao giản đơn:

Theo phương pháp này ban quản trị doanh nghiệp sẽ dựa trên tỉ lệ khấu hao thông thường để xây dựng một tỉ lệ khấu hao nhanh nhằm đấy nhanh tốc độ

thu hồi vốn đầu tư và đổi mới công nghệ. Tỷ lệ khấu hao nhanh sẽ được xây dựng dựa trên một hệ số khấu hao nhanh phù hợp gọi là hệ số điều chỉnh

Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo khấu hao nhanh trong thời kì đầu để bù đắp lại những hao mòn dự kiến, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại nhược điểm là tỉ lệ khấu hao tăng lên quá cao, dẫn đến chi phí khấu hao lớn làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (phương pháp khấu hao theo giá trị còn lại):

Theo phương pháp này doanh nghiệp sẽ đấy nhanh mức khấu hao trong những năm đầu sử dụng TSCĐ và giảm dần mức khấu hao đó theo thời gian sử dụng. Xét về bản chất số tiền khấu hao hàng năm được tính dựa trên giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu kì đó chứ không tính khấu hao theo nguyên giá như phương pháp khấu hao đều. Giá trị TSCĐ giảm dần qua các năm, do đó chi phí khấu hao càng về các năn cuối càng giảm dần.

Công thức xác định như sau:

Mkhi = Gđi*Tkh (3-7) Trong đó: Mkhi: Mức khâu hao năm thứ i

Gđi: Giá trị còn lại của TSCĐ rfnăm thứ i Tkh: Tỷ lệ khấu hao hang năm ( không đổi)

Trong thực tế, để phát huy ưu điểm của hai phương pháp trên người ta thường sử dụng sử dụng kết hợp hai phương pháp khấu hao nhanh với phương pháp khấu hao bình quân, tức là trong những năm đầu sẽ sử dụng phương pháp khấu hao giảm dần, còn những năm cuối sử dụng phương pháp khấu hao bình quân.

- Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng:

Theo phương pháp này số tiền khấu hao hang năm sẽ được tính dựa trên giá trị ban đầu của TSCĐ và tỉ lệ hao mòn giảm theo các năm. Công thức xác định như sau:

Mkh = NG * Tkhi (3-8) Trong đó:

Mkh: Mức khấu hao hàng năm NG: Nguyên giá của TSCĐ

Tkhi: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm thứ i i: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ

Tỷ lệ hao mòn theo năm sử dụng được xác định theo công thức

Sử dụng phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng, doanh nghiệp có thể đảm bảo khấu hao nhanh, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, thu hồi vốn nhanh để đầu tư cho các dự án mới. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này doanh nghiệp còn đảm bảo khấu hao hết giá trị của TSCĐ mà không bị dư đọng như các phương pháp khấu hao khác và giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn mức hao mòn TSCĐ vào giá thành sản phẩm.

- Phương pháp khấu hao theo sản lượng :

Trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc trưng là việc xỏc định, thống kờ, theo dừi sản lượng dễ dàng và khụng tốn kộm thỡ người ta có thể dựa vào sản lượng hay khấu hao khối lượng hoạt đọng thực tế của TSCĐ để xác định chi phí khấu hao. Khi áp dụng phương pháp này, số tiền khấu hao theo một tỷ lệ sẽ được tính theo công thức sau:

Mkh = mkh * Q (3-10) Trong đó:

Mkh: Mức khấu hao trong kỳ

Mkh: Mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng

Q: Sản lượng hay khối lượng hoạt động thực tế trong kỳ Mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng được tính haeo công thức:

Mkh = (3-11)

Trong công thức trên, tổng khối lượng định mức của đời TSCĐ là tổng khối lượng TSCĐ (hay một thiết bị) nào đó có thể thực hiện được trong suốt đời hoạt động của nó. Con số này thường chỉ được ước lượng đánh giá dựa trên kinh nghiêm, do đó nó ít khi chính xác tuyệt đối.

3.2.4.4. Phân phối sử dụng số tiền trích khấu hao trong năm

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao, doanh nghiệp cần dự tính trước việc phân phối, sử dụng số tiền trích khấu hao trong kỳ. Tùy theo nguồn hình thành TSCĐ của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể phân phối sử dụng tiền trích khấu hao cho phù hợp. Trong điều kiện hiện nay nguồn hình thành tài sản cố định rất đa dạng, tuy nhiên về cơ bản có thể chia thành hai nguồn hình thành chính: Nguồn vốn chủ sở hưu và nguồn vốn đi vay.căn cứ vào từng tỉ trọng của từng nguồn vốn này mà doanh nghiệp có thể lập kế hoạch phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao cho hợp lý, song nguyên tắc chung đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp được chủ động sử dụng số tiền trích khấu hao đấy để tái đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ, nếu chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại TSCĐ thì doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền này vào mục đích khác nhưng phải theo đúng chế độ quy đinh. Đối với những TSCĐ hình thành từ nguồn vố đi vay thì phải dùng số tiền

trích khấu hao này để thanh toán nợ vay, tuy nhiên nếu chưa đến kỳ hạn trả nợ doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng tiền trích khấu hao cho các hoạt động kinh doanh khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w