Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ (Trang 103 - 138)

DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

3.3.1. Đặc điểm TSCĐ của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tây Hồ

Ngay từ khi mới thành lập, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ đã chú trọng tới việc đầu tư, trang bị, bổ sung các loại thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại vào tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình.

Công ty với chức năng chủ yếu là xây dựng .Sau một vài năm hoạt động, một số tài sản cố định của Công ty đã cũ và lạc hậu nhưng so với các công ty cùng ngành khác, vẫn được coi là tương đối đầy đủ về số lượng và còn thông số kỹ thuật cho phép.

- Về mặt giá trị: Tài sản cố định được phòng Tài chính Kế toán của Công ty quản lý, thụng qua việc lập sổ sỏch, theo dừi tỡnh hỡnh tăng, giảm tớnh toỏn ghi chộp việc lập và trích khấu hao, thu hồi vốn đầu tư cho từng loại tài sản. Những công

việc này được thể hiện cụ thể trong sổ chi tiết tài sản cố định của Công ty. Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập báo cáo liên quan đến tài sản cố định theo quy định.

- Về hiện vật: Phũng Tài chớnh Kế toỏn sẽ lập sổ theo dừi, ghi chộp, đối chiếu với sổ sách của đơn vị sử dụng.

Cùng với công tác kiểm kê được tiến hành định kỳ vào cuối niên độ kế toán, giữa đơn vị quản lý và đơn vị sử dụng tài sản đã có gắn trách nhiệm quản lý, phát huy năng lực thiết bị, hạn chế được những lãng phí do hao mòn hữu hình gây ra.

3.3.2. Phân loại TSCĐ trong Công ty

Để tạo điều kiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định, cũng như để phù hợp với đặc điểm tài sản cố định, Công ty đã thực hiện phân loại tài sản cố định theo một số cách thức hợp lý, phù hợp với đặc điểm tổ chức, sản xuất kinh doanh của Công ty. Các tài sản cố định hiện có trong Công ty bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Trụ sở công ty

- Máy móc, thiết bị: Xe cẩn cẩu, cần cẩu, máy ép cừ ,máy xúc, máy bơm thủy lực,

- Thiết bị dụng cụ quản lý: Hệ thống tủ điện, máy điều hòa, máy tính xách tay, máy photo…

Hiện nay, Công ty phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện và bộ phận sử dụng. Với cách thức phân loại này sẽ tạo điều kiện quản lý tốt tài sản cố định trong quá trình sử dụng và là cơ sở cho việc phân bổ khấu hao và chi phí kinh doanh trong kỳ.

3.3.3. Đánh giá TSCĐ tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tây Hồ

Tài sản cố định của Công ty được đánh giá theo đúng quy định của Bộ tài chính, tài sản cố định được đánh giá trên ba chỉ tiêu là: Nguyên giá, giá trị còn lại và giá đánh lại của tài sản cố định.

3.3.3.1. Đánh giá theo nguyên giá của TSCĐ

Nguyên giá của tài sản cố định được hiểu là tất cả những chi phí mua sắm ban đầu của tài sản bao gồm giá mua (mua theo hóa đơn) của tài sản cộng thêm với những chi phí phát sinh khác như chi phí vận chuyển, lắp đặt, vận hành thử và các chi phí hợp lý khác. Số tiền này được tính một lần vào thời điểm mua sắm đầu tiên và không đổi trong sổ sách kế toán trong suốt thời gian khấu hao tài sản cố định.

Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá là đánh giá toàn bộ số tiền bỏ ra để có được tài sản đó và đưa tài sản cố định đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng.

Nguyên giá = Giá mua + Các chi phí hợp lý khác (3-12)

* Ưu điểm:

- Dễ tính, dễ dàng xác định được toàn bộ số vốn đầu tư.

* Nhược điểm:

- Không phản ánh chính xác quy mô khối lượng và hiện trạng của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định vì tài sản cố định thường được mua sắm theo các thời gian khác nhau.

3.3.4.2. Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ

Giá trị còn lại của tài sản cố định là phần giá trị của tài sản cố định chưa chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế (3-13)

* Ưu điểm: Phương pháp đánh giá này có thể cho biết chính xác hiện trạng của tài sản cố định.

* Nhược điểm: Chịu ảnh hưởng nhân tố giá cả, không phản ánh chính xác quy mô tài sản cố định trong doanh nghiệp.

3.3.4.3. Đánh giá theo giá đánh lại của TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ban đầu của tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ kế toán không phù hợp với giá thị trường của tài sản cố định. Do đó, cần thiết phải đánh giá lại tài sản cố định theo mặt bằng giá ở một số thời điểm nhất định.

Khi đánh giá lại tài sản cố định, phải xác định lại tất cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định. Thông thường, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theo công thức sau:

Giá trị còn lại của TSCĐ

sau khi đánh giá lại = Giá trị còn lại của TSCĐ x (3-14)

* Ưu điểm:

- Cho biết số tiền cần thiết để Công ty trang bị lại toàn bộ tài sản cố định hiện có, trong điều kiện mới nguyên ở thời kỳ đánh giá lại.

- Dùng chỉ tiêu này có thể nghiên cứu quy mô TSCĐ qua nhiều thời kỳ khác nhau cũng như so sánh tình hình tài sản cố định giữa các đơn vị cùng nghành.

* Nhược điểm: Không thấy được hiện trạng TSCĐ cũ hay mới.

3.3.4. Công tác quản lý TSCĐ tại Công ty

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ là một đơn vị hạch toán theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ phát sinh đều được tập hợp tại phòng kế toán của Công ty. Do đó, mọi nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định của Công ty được hạch toán tại phòng kế toán của Công ty.

Tổng giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm pháp lý về số vốn và tài sản đối với các cổ đông đã góp cổ phần vào Công ty. Để phát huy hết năng lực, tính chủ

động sáng tạo và gắn kết quả sản xuất kinh doanh với thu nhập của người lao động, Tổng giám đốc Công ty giao một phần vốn, tài sản của Công ty cho từng bộ phận riêng sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Phòng Tài chính Kế toán của Cụng ty phải mở sổ sỏch theo dừi tài sản cố định đồng thời tiến hành kiểm tra việc theo dừi, quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cỏc đơn vị thành viờn để giỳp Tổng giám đốc thường xuyên nắm được tình hình tài sản cố định chung của toàn Công ty.

Việc quản lý tài sản cố định phải đáp ứng đủ các thông tin sau : - Tháng năm đưa vào sản xuất

- Tên, mã hiệu tài sản cố định, nước sản xuất, công suất, diện tích, kết cấu,…

- Nguyên giá tài sản cố định - Thời gian sử dụng

Các đơn vị thành viên được giao tài sản cố định phải sử dụng đúng mục đích, công dụng của tài sản cố định , không sử dụng để phục vụ lợi ích riêng. Duy trì nghiêm chế độ bảo quản, bảo dưỡng tài sản cố định. Cá nhân, bộ phận nào làm hỏng tài sản cố định thì phải chịu chi phí sửa chữa và bồi thường thiệt hại do hư hỏng, mất mát tài sản cố định được giao quản lý.

Các bộ phận sử dụng có nhu cầu về đổi mới, sửa chữa tài sản cố định hay thanh lý tài sản cố định thì sẽ lập biên bản đề nghị gửi lên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty để xem xét và ra quyết định.

Các loại tài sản cố định chỉ được bán, thanh lý khi đã quá lạc hậu về kỹ thuật công nghệ hoặc không sử dụng, cần đầu tư mới có hiệu quả hơn. Tài sản cố định được xác định chờ thanh lý trong các trường hợp sau :

- Hỏng không thể sử dụng được

- Bị mất phẩm chất hoặc lạc hậu về kỹ thuật nhưng không nhượng bán được - Đã khấu hao hết và không sử dụng tiếp được nữa

Việc thanh lý tài sản cố định thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Định kỳ Công ty tiến hành kiểm kê tài sản cố định, nếu trường hợp phát hiện thừa, thiếu tài sản cố định thì Công ty có biện pháp xử lý nhằm tránh thất thoát tài sản cũng như đảm bảo nguồn vốn đầu tư tài sản cố định để tái đầu tư tài sản cố định . 3.4. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2011-2015 của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Tây Hồ

Đây là nội dung chính và cũng là nội dung quan trọng nhất của chuyên đề này.

Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2011-2015 của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Tây Hồ gồm rất nhiều các chỉ tiêu như: đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định, đánh giá mối quan hệ giữa tài sản cố định và kết quả kinh doanh, kết cấu tài sản cố định, đánh giá độ hao mòn của tài sản cố định…

3.4.1. Phân tích tình hình tăng (giảm) tài sản cố định giai đoạn 2011-2015 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tây Hồ

3.4.1.1. Phân tích tình hình tăng (giảm) TSCĐ giai đoạn 2011-2015 của Công ty Để thấy rừ hơn tỡnh hỡnh tăng (giảm) tài sản cố định ta phõn tớch cỏc chỉ tiờu:

- Hệ số tăng TSCĐ (hệ số đổi mới TSCĐ) Hệ số tăng TSCĐ = (3-15)

Hệ số tăng TSCĐ cho biết trong một đồng tài sản cố định cuối kỳ có bao nhiêu đồng tài sản cố định tăng trong kỳ.

- Hệ số giảm TSCĐ (hệ số sa thải TSCĐ) Hệ số giảm TSCĐ = (3-16)

Hệ số giảm TSCĐ cho biết trong một đồng tài sản cố định đầu kỳ có bao nhiêu đồng tài sản cố định giảm trong kỳ.

Tài sản cố định của Công ty gồm nhiều loại, mỗi loại có vị trí khác nhau.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về kết cấu, quy mô và tình trạng kỹ thuật. Các số liệu về tình hình tăng (giảm) tài sản cố định được tập hợp trong bảng 3-1 và hình 3-1.

Bảng phân tích tình hình tăng (giảm) TSCĐ giai đoạn 2011-2015 của công ty đầu tư xây dựng Tây Hồ ĐVT : đồng Bảng 3-1

109 NG TSCĐ tăng

NG TSCĐ giảm NG TSCĐ cuối năm Hệ số tăng TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ Năm 2012

NG TSCĐ đầu năm NG TSCĐ tăng NG TSCĐ giảm NG TSCĐ cuối năm Hệ số tăng TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ Năm 2013

NG TSCĐ đầu năm NG TSCĐ tăng NG TSCĐ giảm NG TSCĐ cuối năm Hệ số tăng TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ Năm 2014

NG TSCĐ đầu năm NG TSCĐ tăng NG TSCĐ giảm NG TSCĐ cuối năm Hệ số tăng TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ Năm 2015

Hình 3-1 : Nguyên giá TSCĐ bình quân giai đoạn 2011-2015

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy nguyên giá tài sản cố định của Công ty tăng dần qua các năm, chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng và chất lượng trang thiết bị ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân là do Công ty đã thay thế, đổi mới dần những tài sản đã hết khấu hao, kỹ thuật lạc hậu như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ văn phòng bằng những tài sản cố định mới với công suất cao hơn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Có như vậy, Công ty mới tăng được doanh thu, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động toàn Công ty, từ đó, có kế hoạch đổi mới quy trình kinh doanh, tiết kiệm được vốn cố định.

Đánh giá mức độ tăng (giảm) tài sản cố định của Công ty cụ thể qua các năm như sau:

Năm 2011 :

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, trong năm 2011 Công ty đã đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cố định với tổng giá trị 205.000.000 đồng, cụ thể mua sắm máy móc thiết bị 205.000.000 đồng,. Trong năm Công ty đã mua sắm thêm 1 xe cần cẩu MAZ BKS37.. Công ty cũng đã thanh lý những tài sản cố định không còn phù hợp trong quá trình kinh doanh với tổng giá trị là 290.457.920 đồng, chủ yếu là máy móc thiết bị . Nguyên nhân của việc giảm thiết bị văn phòng là do một số thiết bị như máy ép cừu,cần cẩu,..hỏng hóc không sử dụng được nữa.

Năm 2012 :

Trong năm Công ty đã đầu tư mới TSCĐ với tổng giá trị là 605.363.635 đồng, trong đó vẫn tập trung đầu tư hoàn toàn vào máy móc thiết. Nhìn chung năm 2012, mức tăng của tổng giá trị tài sản cố định cao hơn năm 2011 nhiều .Công ty đã đầu tư rất mạnh vào những tài sản này và gần như là đầy đủ, năm 2012 hệ số tăng tài sản cố định lớn hơn nhiều so với hệ số giảm tài sản cố định chứng tỏ Công ty vẫn tiếp tục quan tâm đổi mới, thay thế tài sản cố định với chất lượng tốt hơn phục vụ cho nhu cầu kinh doanh.

Năm 2013:

Trong năm Công ty đã đầu tư mới TSCĐ với tổng giá trị là 569.758.766 đồng và vẫn đầu tư hoàn toàn vào máy móc thiết bị .Bên cạnh đó giá trị tài sản cố định giảm trong năm lại lớn hơn rất nhiều so với năm 2012 với tổng giá trị giảm là 425.004.207 đồng, phần lớn là thanh lý một số thiết bị văn phòng không còn phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như hai năm trước, hệ số tăng

tài sản cố định năm 2013 vẫn cao hơn so với hệ số giảm tài sản cố định. Điều này là hoàn toàn bình thường do tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu nên số lượng tài sản cố định phải thanh lý ít.

Năm 2014 :

Trong năm Công ty đã đầu tư mới TSCĐ với tổng giá trị là 4.089.197.413 đồng, cụ thể vẫn tiếp tục tập trung đầu tư vào máy móc thiết bị với giá trị tăng 3.878..801.378 đồng và thiết bị văn phòng là 210.396.035.. Trong năm 2014, hệ số tăng tài sản cố định lớn hơn hệ số giảm tài sản cố định cho thấy Công ty vẫn quan tâm đầu tư vào tài sản cố định.

Năm 2015 :

Trong năm Công ty đã đầu tư mới TSCĐ với tổng giá trị là 3.372.755.529 đồng, cụ thể máy móc thiết bị là 3.366.755.529 đồng, thiết bị văn phòng là 6.000.000 đồng. Hệ số tăng tài sản cố định cao hơn hệ số giảm tài sản cố định cho thấy Công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định để phục vụ cho những năm tới.

Qua phân tích ở trên ta thấy, trong giai đoạn 2011-2015 loại tài sản tăng nhiều nhất là máy móc thiết bị . Điều này là hoàn toàn phù hợp, vì đây là giai đoạn công ty đang phát triển cần nhiều các loại máy móc thiết bị thi công để kịp hoành thành đúng tiến độ, đồng thời có thể cạnh tranh với các công ty cùng ngành nghề khác trên thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng chú trọng đầu tư vào các máy móc thiết bị chuyên dùng, trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cho người lao động nhằm khuyến khích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giảm chi phí kinh doanh. Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2015, tỷ lệ tăng tài sản cố định biến động và tỷ lệ giảm tài sản cố định thấp chứng tỏ tài sản cố định của Công ty còn mới và vẫn hoạt động tốt. Trong thời gian tới, Công ty cần có kế hoạch đầu tư, nâng cao chất lượng sử dụng của những loại tài sản cố định sử dụng thời gian ngắn đã đến thời gian khấu hao hết. Điều này cũng giúp Công ty phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Để phõn tớch rừ hơn sự biến động tài sản cố định giai đoạn 2011-2015 của Công ty ta tiến hành phân tích 2 chỉ tiêu: hệ số tăng TSCĐ và hệ số giảm TSCĐ.

Qua bảng 3-1 ta nhận thấy:

- Hệ số tăng tài sản cố định: tăng mạnh nhất là 0,322 năm 2014, còn lại hệ số tăng TSCĐ biến động qua các năm. Cụ thể:

+ Nhóm tài sản máy móc, thiết bị: hệ số tăng từ năm 2011 là 0,011 ,năm 2012 là 0,032, năm 2013 giảm xuống còn 0,029, năm 2014 đạt mức cao nhất là 0,193 và năm 2015 giảm xuống còn 0,14

+ Nhóm tài sản thiết bị văn phòng: có hệ số cao nhất vào năm 2014 (0,129)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ (Trang 103 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w