DỰNG HẠ TẦNG TÂY HỒ GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Nguyên giá TSCĐ bq (đ) Sản lượng đ)
3.6. Phương hướng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 1 Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Công ty có thể dùng một số
phương hướng sau
- Tập trung hóa sản xuất ở các khâu trong dây chuyền công nghệ.
- Nâng cao hệ số huy động máy móc thiết bị vào sản xuất, đồng thời giảm bớt một số thiết bị đã hết khấu hao, công suất thấp.
- Nâng cao công tác quản lý chặt chẽ về mặt tài chính đối với tài sản cố định.
- Tăng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị so với thời gian chế độ đồng thời tăng số ngày hoạt động trong năm.
- Chủ động trong sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm kích thích quá trình sản xuất.
3.6.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty 3.6.2.1 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua săm mới TSCĐ
Công tác đầu tư mua sắm TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hóa đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đó.
Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, gây cản trở việc kế hoạch hóa và đầu tư mới TSCĐ.
Giải pháp này sẽ giúp công ty:
Thông qua các mục tiêu trong kế hoạch, công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện cú vỡ chỳng được xỏc định rừ là sẽ phục vụ cho mục đớch gỡ và trong bao lõu.
Có cơ hội và chuẩn bị lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý.
Từ việc lập kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, công ty có thể tuyển dụng và đào tạo công nhân cho phù hợp với tình độ trang bị TSCĐ trong tương lai và như vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ mới được cao.
Đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư.
3.6.2.2 Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ
Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, năng suất lao động được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh trên thị trường.
Công ty phải không ngừng chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hóa của nước ngoài.Có như vậy, các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phảm có chất lượng cao.
Tránh việc mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời gian dự tính bằng việc phân cấp quản lý chặt chẻ đến từng phân xưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm vật chất trong quản lý chấp hành nội quy. Cụng ty cần nờu rừ quyền hạn, trỏch nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho TSCĐ để chúng luôn được duy trì hoạt động với công suất cao.
- Biện pháp này giúp công ty:
Nắm chắc được trình trạnh kỹ thuật và sức sản xuất hiện có của các TSCĐ.Từ đó có thể lên kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tương lai.
Đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong công ty và giảm chi phí quản lý TSCĐ.
Công ty có thể bố trí dây chuyền hợp lý trên diện tích hiện có.
Giúp cho TSCĐ luôn duy trì hoạt động liên tục với công suất cao, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh
3.6.3.3 Thanh lý và xử lý các TSCĐ không dùng đến
Hiện nay, do những nguyên nhân có thể chủ quan chẳng hạn như bảo quản, sử dụng kém làm cho TSCĐ hư hỏng hoặc khách quan tạo ra như thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng gây lãng phí khi doanh nghiệp đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để cần thanh lý những TSCĐ hư hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng.
3.6.3.4 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ
Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính về quản lý và sử dụng TSCĐ Công tác lập kế hoạch khấu hao càn phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn trách việc thu hồi không đủ vốn đầu tư ban đầu.
Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác.Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình.Đồng thời, với một cơ chế thị trường như hiện nay giá cả thường xuyên biến động.Điều này làm cho phản ánh giá còn lại trên sổ sách sai lệch đi so với giá trị thực tế. Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và đảm bảo vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoạc có biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trong, chống thất thoát vốn.
3.6.3.5 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty Đối với cán bộ quản lý:
Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty có thể phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều này nên công ty cần:
Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên.
Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo thường xuyên chuyên nghành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện máy móc thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra cho họ yêu cầu thường xuyên cập nhập thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà công ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu với ban lãnh đạo của công ty khi công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.
Đối với công nhân sản xuất trực tiếp:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi vì họ là những người trực tiếp vận hành máy móc để tạo ra sản phẩm. Do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hóa cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy tính năng của chúng.