Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

Một phần của tài liệu XAY DUNG CONG TRINH DU AN CAP THOAT NUOC (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

Dự án đầu tư xây dựng “Khu Thương mại Dịch vụ An Phú” tại phường An Phú, quận 2 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thủ Thiêm được thực hiện trên khuôn viên đất co diện tích 17.641,4 m2. Nguồn nước cấp cho công trình hiện hữu được lấy từ nguồn nước cấp của khu vực. Tiếp giáp với khu đất dự án co các tuyến cống thoát nước của thành phố đặt trên đường Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống, cách khu vực dự án 500m co rạch Giồng Ông Tố. Do đo, các thành phần của môi trường tự nhiên khi tiến hành khảo sát, đo đạc, phân tích bao gồm: chất lượng môi trường nước mặt và môi trường không khí, tiếng ồn, nước ngầm. Các kết quả đo đạc giám sát chất lượng môi trường này được coi là số liệu “nền” để sử dụng làm căn cứ để đánh giá ảnh hưởng của dự án đến chất lượng môi trường khi dự án đi vào hoạt động.

2.1.4.1 Chất lượng môi trường không khí:

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, đoàn khảo sát đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường không khí vào tháng 11/2013 trong điều kiện trời nắng, tốc độ gio bình thường. Kết quả được thể hiện như sau:

- Thời gian đo đạc: 26/11/2013 - Phương pháp phân tích:

Tiếng ồn: Máy đo độ ồn EXTECH 707730 Nhiệt độ: Máy nhiệt ẩm Ebro TFH 620 Độ ẩm: Máy nhiệt ẩm Ebro TFH 620 Gio: Máy đo tốc độ gio AN 200 Ánh sáng: Máy đo ánh sáng SM 700 Bụi: TCVN 5067:1995

SO2: TQKT – YHLĐ & VSMT 1993 NO2: TCVN 6137:1996

CO: TQKT –YHLĐ & VSMT 1993

Bảng 21: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh

Địa điểm Bụi CO SO2 NO2 Cường độ ồn

mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 dBA 1. Trên khu đất dự án KDC 178ha

(gần đường Quách Giai)

0,26 3,06 0,075 0,056 50-52

2. Khu K của dự án (goc đường Vũ

Quế Phong và Quách Giai)

0,23 3,11 0,146 0,124 51-53

3. Khu công viên giữa khu đất dự án (goc đường C và đường số 3)

0,21 3,26 0,085 0,063 51-53

4. Khu Q của dự án (goc đường E và đường số 6)

0,22 3,24 0,121 0,103 50-52

5. Trên khu đất nhà dân (gần goc đường A và đường số 7)

0,24 3,75 0,093 0,076 50-52

QCVN 05:2009/BTNMT về chất lượng môi trường không khí xung quanh

0,3 30 0,35 0,2

- -

QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng

ồn (đối với khu vực thông thường - - - - 6-21h: 70

21-6h: 55 (Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh lao động – Trung tâm Coshet, tháng 12/2013)

Nhận xét:

- Các giá trị đo đạc thấp hơn giới hạn của QCVN 05: 2009/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh. Giá trị đo cường độ ồn thấp hơn giới hạn quy định của QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn (đối với khu vực thông thường),

- Nồng độ các khí ô nhiễm CO, SO2, NO2 thấp hơn nhiều lần so với giới hạn của QCVN 05:2009/BTNMT, điều này chứng tỏ, khu vực thực hiện dự án co lượng khoi thải rất ít.

2.1.4.2 Chất lượng môi trường nước mặt

- Ngày lấy mẫu: 26/11/2013

- Vị trí lấy mẫu: nước mặt tại rạch Giồng Ông Tố

- Nguyên nhân lấy mẫu nước mặt: đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận trong khu vực.

- Phương pháp phân tích:

+ pH: TCVN 6492-2000

+ Độ cứng tổng cộng (CaCO3): TCVN 6224-1996 + Clorua: TCVN 6194-1996

+ Sulfat: TCVN 4567-1988 + Nitrat: TCVN 6180-1996 + Nitrit: SMEWW 4500.N

+ Sắt tổng cộng: TCVN 6177-1996 + Mn: TCVN 4578-1988

+ Tổng Coliform: TCVN 6187-1-2009

Bảng 22: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả QCVN

08:2008/BTNTM (Cột B2) NM1

NM2

1 pH - 5,92 6,12 5,5 – 9

2 TSS mg/l 40 28 100

3 COD mg/l 33 39 50

4 BOD5 mg/l 14 18 25

5 Nitrat(tính theo N) mg/l 0,036 0,038 15

6 Photphat (tính theo P) mg/l KPH KPH 0,5

7 Dầu mỡ mg/l 0,1 0,06 0,3

8 Tổng Coliform MPN/100ml 2.000 2.100 10.000

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động, tháng 12/2013) Ghi chú:

NM1: Nước mặt lấy sát bờ, khoảng giữa khu vực dự án

NM2: Nước mặt sát bờ, khoảng cuối khu vực dự án cách điểm NM1 khoảng 500m về phía Nam.

Nhận xét:

Rạch Giồng Ông Tố hiện chỉ sử dụng phục vụ cho mục đích giao thông thủy và một số mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp. Để đánh giá chất lượng nước rạch Giồng Ông Tố, ta dùng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTMT (cột B). So với quy chuẩn kỹ thuật này, các giá trị đo được tại nguồn tiếp nhận đều nằm trong giới hạn cho phép.

2.1.4.3 Chất lượng nước ngầm - Ngày lấy mẫu: 26/11/2013

- Vị trí lấy mẫu: nước ngầm tại giếng nhà dân, gần đường A khu vực dự án - Nguyên nhân lấy mẫu: đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm trong khu vực.

- Phương pháp phân tích:

+ pH: TCVN 6492-2000

+ Độ cứng tổng cộng (CaCO3): TCVN 6224-1996 + Clorua: TCVN 6194-1996

+ Sulfat: TCVN 4567-1988

+ Sắt tổng cộng: TCVN 6177-1996 + Tổng Coliform: TCVN 6187-1-2009 Bảng 23: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm

Stt Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả thử nghiệm

QCVN 09:2008/BTNMT

1 pH - 6,38 5,5 – 8,5

2 Độ cứng tổng cộng mg/l 118 500

(CaCO3)

3 Clorua mg/l 228 250

4 Sunfua mg/l 0,8 -

5 TSS mg/l 10 -

6 Sắt tổng cộng* mg/l 6,86 5

7 Tổng Coliform MPN/100ml 3 3

(Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động, tháng 12/2013) Nhận xét: Chất lượng môi trường nước ngầm tại khu vực dự án co chỉ tiêu Fe tổng cộng là không đạt. Nguyên nhân do trong nước chứa nhiều phèn sắt làm cho nước co hàm lượng Fe tổng cộng cao hơn so với quy định. Còn lại các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn Môi trường Việt Nam QCVN 09:2008/BTNMT.

Một phần của tài liệu XAY DUNG CONG TRINH DU AN CAP THOAT NUOC (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w