Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án .1 Các nguồn gây tác động

Một phần của tài liệu XAY DUNG CONG TRINH DU AN CAP THOAT NUOC (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án .1 Các nguồn gây tác động

Dự án đang trong giai đoạn xin cấp phép xây dựng. Dự án chưa tiến hành san lấp mặt bằng. Trên bề mặt khu đất dự án hiện được phủ một lớp cỏ dại.

Hoạt động chủ yếu của giai đoạn chuẩn bị dự án là san lấp mặt bằng, phát quang cỏ dại, tập kết các loại máy moc, thiết bị, vật liệu xây dựng và nhân lực cho công tác thi công. Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án được trình bảy ở bảng 24 sau:

Bảng 24: Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Các hoạt động Tác động có liên quan đến chất thải

Tác động không liên quan đến chất thải

Phát quang cỏ dại.Vận chuyển, tập kết nguyên nhiên liệu, phương tiện thi công phục vụ cho việc xây dựng các hạng mục công trình dự án.

- Bụi, tiếng ồn của các phương tiện giao thông.

- Khí thải động cơ đốt nhiên liệu.

- Chất thải rắn xây dựng, sinh hoạt và nguy hại trong suốt quá trình xây dựng.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng

- Tai nạn giao thông

- Các sự cố khác: sụt lún, tai nạn lao động.

- Các vấn đề về xã hội

- Hư hỏng hạ tầng giao thông của khu vực.

(1) Nguồn tác động liên quan đến chất thải

a. Tác động đến môi trường không khí

Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng bao gồm các hoạt động chính: Lựa chọn vị trí, thiết kế dự án và san lấp mặt bằng, phát quang cây cỏ trên mặt bằng khu đất. Nguồn tác động đến môi trường không khí chủ yếu là do các phương tiện vận chuyển phục vụ cho chuẩn bị san lấp mặt bằng chủ yếu:

bụi, SOx, NOx, COx, .. từ các phương tiện vận chuyển và bụi đất, cát do phát quang cây cỏ.

Vậy ảnh hưởng đến môi trường không khí chủ yếu là bụi từ quá trình phá vỡ mặt bằng, san lấp và xe ra vào công trình. Theo ước tính số lượt xe vận chuyển ra vào công trường trong giai đoạn này là 10 chuyển co tải và 10 chuyến không tải. Công trường co tổng cộng 10 xe cùng hoạt động một lúc. Như vậy trung bình một giờ co một 15 lượt xe. Các xe vận chuyển với quãng đường dự kiến trung bình 20 km từ dự án đến nơi tiếp nhận. Hệ số phát sinh bụi do xe vận chuyển vật liệu là 15kg/1000km/lượt xe (Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh về đất, nước, không khí, 1993).

Lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển đất cát, cây cỏ từ khu vực dự án đến nơi thải bỏ:

E = hệ số ô nhiễm (kg/1000km.xe) x số chuyến (lượt xe/h) x quảng đường vận chuyển (km)/1000(km).

Ebụi = 15(kg)/1000km.xe) x 15 (lượt xe/h) x 20(km)/1000km) = 0.0045 kg/km.h = 0,001 mg/m.s Thời gian cần thiết cho giai đoạn này khoảng 20 ngày là rất ít, các họat động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp nên ảnh hưởng đến môi trường không khí là không đáng kể.

b. Tác động do chất thải rắn

Trong giai đoạn này chất thải rắn sinh ra bao gồm CTR không nguy hại sinh ra từ các hoạt động tháo dỡ, di dời, phát quang như bụi đất, đá, xà bần, thực vật phát quang, chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn nguy hại.

Chất thải rắn phát sinh co thể là các loại vật liệu như sắt, giấy, nhựa, các loại côn trùng chết, các loại cành cây, thực vật cỏ… Đây là khối lượng CTR khá đa dạng và rất lớn; nếu không co biện pháp thu gom, xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh và co thể làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước không khí.

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt là thực phẩm thừa, bao bì chứa thực phẩm... Lượng công nhân tập trung trong giai đoạn tập kết thiết bị, san lấp mặt bằng khoảng 50 người, lượng rác thải trung bình một người thải ra khoảng 0,3 kg/ngày.

Vậy ước tính lượng rác thải khoảng 15 kg/ngày..

- Chất thải rắn nguy hại: Dầu nhớt thải phát sinh chủ yếu từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy moc và các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực dự án. Tuy nhiên, Chủ đầu tư sẽ

thuê lại các phương tiện vận chuyển này từ các đơn vị vận tải khác và Công ty này co trách nhiệm thu gom và xử lý dầu nhớt thải phát sinh từ các phương tiện.

c. Tác động đến nguồn nước

- Nước mưa: Nước mưa được tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực. Trong quá trình chảy trên mặt đất co thể lôi kéo theo đất, cát và màng dầu rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tàng trữ và sử dụng. Lưu lượng và nồng độ nước mưa phụ thuộc vào chế độ khí hậu của khu vực: cường độ mưa, thời gian mưa, thời gian không mưa, độ bẩn của không khí...Về nguyên tắc, nước mưa được coi là loại nước thải co tính chất ô nhiễm nhẹ.

- Nước thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh loại nước thải này chủ yếu cho các hoạt động sinh hoạt vệ sinh cá nhân của công nhân. Nước thải từ các nhà vệ sinh của công nhân chứa hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất cao (BOD5, SS, Coliform…). Ước tính co khoảng 50 công nhân lao động trong giai đoạn này, Tiêu chuẩn dùng nước q = 45 ÷ 60 l/người.ngày (TCXD 33:2006 – cấp nước, mạng lưới và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế). Tổng nhu cầu sử dụng nước trong ngày khoảng 2,5 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng hầm tự hoại nên không gây ô nhiễm lớn đến môi trường xung quanh.

(2) Nguồn tác động không liên quan đến chất thải a. Tiếng ồn, rung

Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn: Máy moc, thiết bị san ủi, đầm nén; Máy trộn bê tông; Máy đong cọc; Xe tải vận chuyển nguyên vật liệu. Tại công trường, do tập trung số lượng lớn các xe san ủi, các phương tiện vận tải và thi công cơ giới nên tiếng ồn, rung sẽ cao hơn mức độ bình thường. Thông thường độ ồn trong công trường vào giờ cao điểm co thể tới khoảng 80 - 85 dBA. Ở khoảng 1,5m cách máy ủi, máy xúc, búa máy độ ồn co thể trên 90 dBA. Độ ồn này co thể gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung tư tưởng cho công nhân và co thể dẫn đến gây tai nạn lao động.

Theo số liệu của Ủy ban Quản lý đường cao tốc (FHA) của Mỹ khoảng biến thiên độ ồn của các thiết bị thi công được nêu trong Bảng 22 sau:

Bảng 25: Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng và phương tiện vận tải

Stt Thiết bị Độ ồn cách máy 1 m (dBA)

1 Máy đầm nén (xe lu) 72.0 – 74.0

2 Máy xúc gầu trước 72.0 – 84.0

3 Máy kéo 77.0 – 96.0

4 Máy lát đường 87.0 – 88.5

5 Xe tải 82.0 – 94.0

6 Máy trộn bê tông 75.0 – 88.0

7 Bơm bê tông 80.0 – 83.0

8 Máy đập bê tông 81,5

9 Cần trục di động 76.0 – 87.0

10 Cần trục Deric 86.5 – 88.5

11 Máy nén 75.0 – 87.0

12 Búa chèn và máy khoan đá 81.0 – 98.0

(Nguồn: Ủy ban Quản lý Đường cao tốc của Mỹ (FHA) 1995)

Hoạt động vận chuyển đất đá: Hoạt động vận chuyển đất đá cần sử dụng một số loại máy moc thiết bị như gàu xúc, máy ủi, máy cạp đất và xe tải. Mỗi thiết bị co thể gây ồn đến cường độ 90 dBA ở cự ly 1,5 m (GSA cho phép 75 - 80 dBA). Tiếng ồn sẽ gia tăng và co thể đạt đến 97 - 98 dBA khi co 6 thiết bị máy moc này cùng hoạt động.

b. Ảnh hương đến chất lượng đất

Việc san nền khu vực thi công cùng với hoạt động tập trung của các thiết bị cơ giới sẽ làm cho đất bị nén chặt giảm độ xốp của đất dẫn đến giảm tính siêu nước đặc trưng của đất đồng thời làm tăng chảy tràn bề mặt và nảy sinh xoi mòn đất.

Việc đầm nén đất để làm nền mong cũng làm cho đất bị nén chặt, giảm độ xốp dẫn đến khả năng tiêu thoát nước, tăng chảy tràn bề mặt dễ dẫn đến xoi mòn đất.

Các rác thải phát sinh trong hoạt động thi công xây dựng co thể gây tác động đến môi trường đất bao gồm:

- Rác thải từ hoạt động chuẩn bị mặt bằng để xây dựng như thân cây, đá, sỏi, gạch,…

- Nước thải, rác thải sinh hoạt từ lực lượng lao động tham gia công tác thi công, xây dựng và lắp đặt thiết bị, nhà điều hành,…

- Nước rửa xe, dụng cụ, máy moc xây dựng

Đa số các loại chất thải trên thuộc loại chất thải không độc hại co thể tái sử dụng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như gỗ co thể cung cấp cho dân cư địa phương, nhựa, kim loại co thể tái chế, vỏ thùng carton co thể tái sử dụng. Một số chất thải độc hại như sơn, dung môi, giẻ lau lẫn dầu, dầu cặn,…nếu không được thu gom và xử lý đúng sẽ gây ô nhiễm môi trường đất.

Nhìn chung mức độ tác động ảnh hưởng của quá trình thi công xây dựng dự án đến môi trường đất chủ yếu là ở khả năng làm xoi mòn và rửa trôi, hủy hoại thảm thực vật. Song, tác động này là

tất yếu do đất được chuyển đổi mục đích sử dụng và mức độ ảnh hưởng tiêu cực không đáng kể.

Ngoài ra tác động cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

c. Ảnh hương đến nguồn nước mặt

Hiện tượng gây ứ đọng, ngập úng, sình lầy…tại khu vực dự án hoặc khu vực xung quanh được đánh giá là co khả năng xảy ra do hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện trong quá trình thi công dự án. Lượng nước mưa này co thể gây ngập úng cục bộ khi san lấp mặt bằng làm ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm và dân cư lân cận.

d. Các nguồn tác động khác

- Tác động đến tình hình kinh tế xã hội

+ Các tác động tích cực: huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, gop phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động, kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án.

+ Các tác động tiêu cực: Việc tập trung một lượng lớn lao động co khả năng dẫn đến tình trạng mất ổn định về trật tự an ninh tại địa phương như: mâu thuẫn, tranh chấp với người dân địa phương và mâu thuẫn trong nội bộ của công nhân,….Môi trường sống chịu nhiều tác động nên ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, phát sinh ra các bệnh tật.

Nhìn chung, tác động tiêu cực tới điều kiện KT-XH tại khu vực dự án là không nhiều, chỉ mang tính tạm thời. Sau khi xây dựng xong thì các tác động tiêu cực này không còn.

Gia tăng ô nhiễm và tai nạn giao thông: Do thời gian thi công các hạng mục kéo dài, lưu lượng xe vận chuyển đất cát và nguyên vật liệu vào công trường lớn, hoạt động này sẽ ảnh hưởng nhiều đến an toàn giao thông khu vực. Chủ đầu tư dự án sẽ quan tâm bố trí kế hoạch thi công, điều động máy moc, xe cộ, thiết bị kỹ thuật một cách khoa học và quản lý an toàn giao thông nhằm hạn chế tối đa các tác động co hại đời sống khu dân cư.

4.1.1.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị Dự án được trình bày trong bảng 3.3 sau:

Bảng 26: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị

Stt Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động 1 Chất lượng môi trường không khí

tại khu vực dự án và đường giao thông vận chuyển.

−Môi trường không khí, bụi trong và ngoài khu vực dự án.

−Phạm vi 5km trong quá trình tập kết máy moc thiết bị, chở nguyên vật liệu và xà bần.

2 Đời sống sinh hoạt của khu dân cư xung quanh

Phạm vi 500m khu vực dự án, đời sống khu dân cư.

3 Chất lượng tiếng ồn, rung tại khu vực dự án

Môi trường tiếng ồn, rung trong và ngoài khu vực dự án

Phạm vi 500m xung quanh khu vực dự án 4.1.1.3 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Hoạt động chuẩn bị của dự án sẽ sử dụng nhiều loại phương tiện vận tải như máy xúc, các loại máy phá vỡ bê tông, các loại máy khoan, các loại xe chuyên chở xà bần, do đo, các hoạt động phá vỡ và tập kết thiết bị sẽ gây các tác động sau:

- Tác động đến môi trường không khí: bụi phát sinh từ quá trình phá vỡ, vận chuyển xà bần và khí thải phát sinh từ động cơ cơ giới của các phương tiện vận tải nếu không co biện pháp che chắn và không kiểm định tốt chất lượng xe vận tải trước khi đưa vào thi công sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống khu dân cư xung quanh dự án.

- Tác động đến sức khỏe: chất thải xây dựng như xà bần, các loại sắt vụn, dầu nhớt dư thừa và chất thải sinh hoạt...nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý theo qui định sẽ thu hút ruồi, nhặng, vi khuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân công trường và khu vực lân cận. Bên cạnh đo, tai nạn lao động xảy ra trong công trường là điều không thể tránh khỏi nếu không trang bị bảo hộ lao động và tuân thủ đúng các biện pháp thi công.

- Các tác động đến xã hội: Các phương tiện vận chuyển được sử dụng sẽ co tải trọng lớn, nên khả năng phát sinh tiếng ồn, phát sinh khí thải, gây cản trở giao thông là rất lớn, đặc biệt co thể gây ra tai nạn giao thông nếu co sự phong nhanh, vượt ẩu, hoặc chuyên chở với tải trọng vượt quá quy định. Ngoải ra, việc tập kết công nhân xây dựng sẽ phần nào gop phần tăng dân số trong khu vực, dẫn đến gây mất an ninh trật tự xung quanh dự án nếu chủ đầu tư không co biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

Công tác giải phong mặt bằng cũng sẽ gây ra tiếng ồn, khí thải, rung, phát sinh bụi ảnh hưởng trước hết các công trình hoạt động lân cận. Tuy nhiên, giai đoạn hoạt động chuẩn bị của dự án chỉ mang tính nhất thời, ngắn hạn nên những tác động trên chỉ ở mức độ trung bình và sẽ được cải thiện đáng kể nếu được tổ chức và kiểm soát tốt.

4.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu XAY DUNG CONG TRINH DU AN CAP THOAT NUOC (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w