Không an toàn của mũi tiêm có thể xẩy ra từ khi mũi tiêm được chỉ định, trong quy trình tiêm và sau khi mũi tiêm đã kết thúc và quá trình xử lý những chất thải phát sinh sau khi tiêm. Mọi sự bất hợp lý, không đạt chuẩn trong những khâu này đều có thể gây hại cho những đối tượng liên quan.
1.4.1. Sự lạm dụng tiêm
Lạm dụng tiêm là hình thức sử dụng những mũi tiêm một cách tràn lan, không cần thiết. Mũi tiêm không cần thiết là mũi tiêm có thể thay thế bằng thuốc uống với tác dụng như nhau như mũi tiêm Vitamins, kháng sinh, dịch truyền và steroids cái thường được kê đơn mà những lý do không thích đáng hoặc những mũi tiêm được đưa ra đơn thuần chỉ để kiếm tiền. Mũi tiêm không cần thiết cũng là một phần quan trọng của vấn đề tiêm không an toàn. Tại một số nước sử dụng mũi tiêm
đã vượt qua những nhu cầu thực sự của họ. Tại một số nước đang phát triển trong khi còn đang thiếu nguồn lực để đầu tư vào những phần cần thiết của nhu cầu y tế thì lãng phí chi cho việc tiêm truyền đã vượt qua mức báo động. Hơn 90% những bệnh nhân sử dụng dịch vụ y tế nhật được ít nhất 1 mũi tiêm trong mỗi lần khám chữa bệnh. Tại indonesia và Tanzania, trên 70% những mũi tiêm được cho là không cần thiết hoặc có thể thay thế bằng thuốc uống, cái được cho là an toàn và rẻ tiền hơn rất nhiều [28]. Tại những nước đang phát triển và các nước đang trong thời kỳ quá độ kinh tế chuyển đổi, việc lạm dụng tiêm trong chăm sóc sức khỏe và thực hành tiêm không an toàn đang là tình trạng hết sức phổ biến [30]. Phần lớn trong số đó là những mũi tiêm không cần thiết là nằm ở những mũi tiêm nhằm mục đích điều trị bệnh. Trong một số trường hợp khoảng 9/10 người bệnh đến cơ sở y tế nhận được mũi tiêm, trong đó có đến 70% là không cần thiết hoặc có thể thay thế được bằng thuốc uống. Bệnh nhân thích dùng thuốc tiêm bởi họ tin rằng thuốc tiêm thì hiệu quả hơn. Bên cạnh đó bác sĩ cũng kê đơn lạm dụng thuốc tiêm để làm hài lòng bệnh nhân và thêm nữa, lợi nhuận, tiền công thu được từ thuốc tiêm cũng cao hơn thuốc uống [39]. Nguyên nhân này có thể do từ phía thầy thuốc: chỉ định thuốc tiêm chưa hợp lý, ví dụ: chỉ định tiêm trong khi có thuốc uống. Kê đơn thuốc tiêm không đúng chỉ định cũng có thể xuất phát từ phía người bệnh: đề nghị hoặc yêu cầu bác sĩ cho thuốc tiêm, truyền. Nếu bác sĩ không cho chỉ định tiêm hoặc không thực hiện theo yêu cầu của người bệnh, người bệnh cho rằng bác sĩ không quan tâm, đôi khi thắc mắc hoặc kiện cáo. Cũng có thể xuất phát từ phía dược sĩ, người cung ứng thuốc, nhà sản xuất thuốc đưa ra những thông tin quá mức thực tế vốn có của thuốc.
1.4.2. Yếu tố mất an toàn xẩy ra trong quá trình thực hiện mũi tiêm Sử dụng về trang thiết bị, dụng cụ tiêm không đúng
Những mất an toàn có thể xẩy ra khi trang thiết bị, dụng cụ tiêm không đạt chuẩn. Có thể không đạt chuẩn, không phù hợp về kích cỡ, chủng loại hay không đảm bảo về mặt chất lượng như bơm kim tiêm bị dùng lại mà chưa được xử lý vô khuẩn an toàn, bơm kim tiờm quỏ hạn, mất phẩm chất, bơm kim tiờm khụng rừ nguồn gốc v.v... Những vi phạm này có thể gây nên những tai biến, chấn thương cho người được tiêm hoặc có thể lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm [21].
Sai phạm xẩy ra do kỹ năng, kỹ thuật tiêm.
Những sai phạm này có thể gây nên những tác hại cho người nhận mũi tiêm như các bệnh nhiểm trùng, các tai biến nguy hiểm. Rất nhiều sai phạm đã được ghi nhận và liệt kê như: Không thực hiện đúng qui trình: dùng chung bơm kim tiêm cho những loại thuốc khác nhau, cho những người bệnh khác nhau, dùng một kim lấy thuốc để pha thuốc và rút thuốc nhiều lần, lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc, cầm một bơm kim tiêm đã có thuốc đi với khoảng cách xa để tiêm cho người bệnh, dùng panh để gắp các dụng cụ sau đó sử dụng gắp bông cồn vô khuẩn để tiêm; Không đảm bảo các nguyên tắc vô khuẩn: chưa thường xuyên rửa tay trước khi chuẩn bị thuốc, phương tiện tiêm hoặc trước khi tiêm, hoặc chuyển mũi tiêm từ người bệnh này sang người bệnh khác, dùng lại kim tiêm để tiêm cho người bệnh sau mũi tiêm đầu không thành công, mang cùng một đôi găng để vừa chăm sóc bệnh nhân, vừa tiêm; Cắt giảm các bước của quy trình tiêm: đi tiêm không mang đủ các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ, không có hộp an toàn, không có dây garo trong tiêm truyền tĩnh mạch; thiếu kỹ năng, thực hiện kỹ thuật, thao tác tiêm chưa tốt, chạm tay vào những vùng vô khuẩn trên bơm tiêm như: thân kim, pít tôn, sát khuẩn chưa đúng cách không hiệu quả, xác định vị trí tiêm không đúng.
Những sai phạm trong thực hành quy trình tiêm có thể gây hại cho chính nhân viên y tế bao gồm: sau khi tiêm xong, dùng tay để tháo bơm kim tiêm bằng tay; bẻ cong kim tiêm; đậy nắp kim tiêm; không rửa tay sau khi tiêm; không lường trước được những phản ứng bất ngờ của người bệnh đặc biệt là đối với những bệnh nhi, bệnh nhân có những rối loạn về tâm thần hay những bệnh nhân bất hợp tác [21].
1.4.3. Sai phạm, mất an toàn xẩy ra sau khi tiêm
Những sai phạm này chủ yếu là do phân loại, thu gom, xử lý chất thải không an toàn. Những sai phạm này có thể gây hại cho nhân viên y tế và đặc biệt gây hại cho cộng đồng dân cư. Những sai phạm bao gồm:
- Sau khi tiêm xong không cô lập bơm kim tiêm ngay vào hộp an toàn mà để trên bàn, khay thuốc, xe tiêm…Những kim tiêm nhiễm khuẩn này có thể gây những tai nạn cho người đi tiêm hoặc có thể rơi vãi và gây hại cho những
người khác có mặt trong buồng bệnh như nhân viên y tế, NB, người nhà.
- Bơm kim tiêm để vào hộp an toàn quá đầy, dùng tay để đóng nắp hộp có thể tạo ra tai nạn rủi do gây tổn thương.
- Thu gom bơm kim tiêm đã sử dụng để tái sử dụng hoặc bán ra thị trường bên ngoài theo những cách không an toàn. Những sai phạm này là hết sức trầm trong bởi chúng có thể gây hại cho cộng đồng dân cư rộng lớn
- Thu gom bơm kim tiêm không đúng: đặt, để bơm kim tiêm sau sử dụng vào khay tiêm hoặc túi nilon dẫn tới nguy cơ tổn thương cho cán bộ y tế và người thu gom chất thải.
- Thải bỏ bơm kim tiêm bừa bãi ra môi trường
- Tiêu hủy không đúng cách như thiêu đốt gây ô nhiễm không khí, tạo ra những chất sau tiêu hủy chưa thực sự an toàn hoặc chôn lấp không đạt tiêu chuẩn độ sâu gây hại cho những người khác [21].