Trong 109 đối tượng nghiên cứu nữ chiếm đa số 87,2%, nam 12,8%, tuổi trung bình là 38,4 ± 11,7. Thâm niên công tác trung bình15,2 ± 11,9 năm. Trình độ học vấn trung cấp chiếm 83,5%, cao đẳng và đại học 16,5%. Trình độ chuyên môn 75,2% là điều dưỡng, 23% là nữ hộ sinh, 1,8% là kỹ thuật viên. %. Tỷ lệ giới tính cũng tương đương nghiên cứu tại BV Thanh Nhàn năm 2010 (nam 10%, nữ 90%) và cũng mang tính chất đặc thù của nghề nghiệp điều dưỡng. So với nghiên cứu của Đào Thành năm 2010 phù hợp về trình độ học vấn trung cấp 89,7%, trình độ chuyên môn điều dưỡng 81,6%, nhưng trình độ đại học lại cao hơn 8,3. Về thâm niên công tác của đối tượng trong nghiên cứu này cao hơn hẳn trong nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2005 tại 8 tỉnh trên toàn quốc là 13 ± 10,06, trong đó thâm niên từ 5 năm trở xuống chiếm 32%, trên 25 năm chỉ có 16,5%. Đồng thời cao hơn trong nghiên cứu của Đào Thành năm 2010 thâm niên công tác trung bình 8 ± 8 năm [15, 20], điều đó cho thấy rằng nguồn nhân lực điều dưỡng tại BVĐK Hà Đông có trình độ học vấn cao nhưng điều dưỡng có tuổi đời, tuổi nghề cao chiến tỷ lệ lớn,
BV cũng cần có kế hoạch về nhân sự tuyển dụng và định hướng đào tạo phù hợp với đối tượng là người lớn tuổi.
4.2.2. Thực trạng cung cấp kiến thức tiêm an toàn tại BVĐK Hà Đông
Việc đào tạo liên tục, cung cấp kiến thức TAT tại BVĐK Hà Đông được thực hiện thường xuyên, 91,7% điều dưỡng đã được tập huấn trong năm 2012, có 40,4% điều dưỡng đã được tập huấn tới hơn 2 lần trong suốt quá trình công tác.
Ngoài ra, tại các khoa phòng các điều dưỡng trưởng khoa cũng thường xuyên hướng dẫn về kiến thức và thực hành TAT cho các điều dưỡng, 98,2% được sự hướng dẫn của điều dưỡng trưởng, các tài liệu về TAT sẵn có và dễ tìm tại các khoa phòng (95,4%).
Tuy nhiên, tại Bệnh viện chưa có nghiên cứu đánh giá thường xuyên về kiến thức và thực hành của điều dưỡng, cũng như chưa tiến hành kiểm tra kết quả kiến thức và thực hành sau mỗi khóa tập huấn nên chưa lượng giá được hiệu quả của các chương trình này. Chính vì thiếu thông tin chính xác và toàn diện nên ngay cả các nhân viên y tế của BV cũng không xác định đúng về tình hình tiêm an toàn của đơn vị mình, các điều dưỡng cho là tỷ lệ TAT của Bệnh viện đã đạt tới 77,6%.
4.2.3. Nhận định cá nhân của điều dưỡng về tiêm an toàn
Khi tiến hành điều tra bằng bộ câu hỏi phát vấn để tìm hiểu về nguyên nhân tiêm không an toàn thì kết quả cho thấy 44% cho rằng do thực hiện kỹ thuật vô khuẩn yếu, 38% cho là do người nhà và người bệnh thích tiêm hơn thích uống, 32,1% chỉ định tiêm quá mức cần thiết, 11,9% cho là thiếu phương tiện thu gom xử lý vật sắc nhọn; do các nguyên nhân khác 4,6% như quá tải, thói quen, người bệnh không hợp tác….
Nhận định về nguyên nhân điều dưỡng không tuân thủ đúng qui trình tiêm an toàn, được biết về nhóm nguyên nhân có liên quan đến điều dưỡng: 37,6% do thói quen, 19,3% do ý thức của điều dưỡng chưa cao; Về nhóm nguyên nhân tổ chức quản lý: 33,9% thiếu chế tài thưởng phạt, 21,1% thiếu kiểm tra giám sát, 7,3%
không có phong trào thi đua; Có 51,4% điều dưỡng cho rằng do cường độ làm việc quá cao, quá tải. 20,2% cho rằng do phương tiện TTBYT thiếu và không phù hợp.
Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Đào Thành năm 2010 do không đủ trang thiết
bị 69,5%, không đủ nhân lực 35,2%, hành vi của người tiêm 72,5% [20]. So với các nguyên nhân trong nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2005: kỹ thuật vô khuẩn yếu 61,8%, thiếu dụng cụ xử lý chất thải 63,1%, thiếu hộp an toàn cô lập kim 62,6%, thiếu dụng cụ tiêm 58,2%, do người nhà và NB thích được tiêm hơn uống 55,2. Chỉ định tiêm quá mức cần thiết 44,6%, nguyên nhân khác 4,4% (quá tải, NB không hợp tác…) [15], có những nguyên nhân đã giảm đi như do người nhà và người bệnh thích được tiêm hơn uống thuốc; chỉ định quá mức cần thiết; thiếu phương tiện, dụng cụ TTBYT, có nguyên nhân mới trở thành vấn đề như tình trạng quá tải, có nguyên nhân vẫn hiện hữu và có xu hướng tăng cao như thói quen, ý thức của điều dưỡng; công tác kiểm tra giám sát, các chế tài thưởng phạt và động viên khuyến kích. Chính vì vậy, các nhà quản lý của BVĐK Hà Đông cần phải tăng cường các biện pháp nhằm tới nhận thức, ý thức thay đổi hành vi thói quen của ĐD.
4.2.4. Kiến thức về tiêm an toàn của các điều dưỡng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về tiêm an toàn chiếm 82,6%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Vincent E Omorogbe khi ông tiến hành nghiên cứu trên 122 điều dưỡng tại bệnh viện thành phố Benin Nigeria, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về tiêm an toàn là 31,1%, 13,1 điều dưỡng có kiến thức rất tốt về tiêm an toàn và 55,7% có kiến thức kém về tiêm an toàn [35].
Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về kiểm tra chất lượng thuốc trước khi tiêm là 100% cao hơn trong nghiên cứu của Ashish Naik trên 40 điều dưỡng thì tỷ lệ này chỉ là 40% [27].
Kiến thức về phòng tránh nguy cơ lây nhiễm của điều dưỡng trong nghiên cứu còn chưa cao: có đến 34,9% điều dưỡng có kiến thức chưa đạt về cách hạn chế lây truyền các bệnh qua đường máu khi tiêm không an toàn, 32,1% điều dưỡng chưa hiểu rừ về cỏch tiờu hủy vật sắc nhọn, 23,9% điều dưỡng cú kiến thức chưa đạt về không đậy nắp hay bẻ cong, làm gãy kim trước khi tiêu hủy. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của S Kolade tai Nigria là 58,3% , và thấp hơn nhiều trong nghiên cứu của Phạm Đức Mục là 88,1% [15]. Nghiên cứu của Yan Y tại Trung quốc cũng cho thấy có 90,3% đối tượng biết rằng tiêm không an toàn có thể lây truyền các bệnh qua đường máu trong đó có HIV, viêm gan B và viêm gan C [29].
Khi khảo sát kiến thức về tiêm an toàn giữa các khoa, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về tiêm an toàn đạt 100% là ở các khoa Mắt, Nội tiêu hóa, Nội tim mạch và Cấp cứu. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về tiêm an toàn tại khoa Răng hàm mặt là thấp nhất với 25%, tại đây, trong khi đó số mũi tiêm mỗi ngày rất cao 53,1/ĐD/ngày. Khi công việc quá tải như vậy, các điều dưỡng không có điều kiện cập nhật kiến thức điều đó chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng thực hành TAT và chất lượng công việc.
Đặc biệt trong nghiên cứu vẫn có 8,3% điều dưỡng cho rằng bơm tiêm dùng 1 lần có thể tiệt trùng và sử dụng; 11% điều dưỡng cho rằng nếu bệnh nhân muốn khỏe mạnh hơn, có thể cho chỉ định tiêm truyền; có đến 28,4% cho rằng tiêm truyền luôn có hiệu quả hơn so với uống thuốc. Trong khi đó kết quả khảo sát về cung cấp kiến thức cho thấy 92,7% đã được tập huấn TAT và có 30,4% được tập huấn 2 lần trở lên. Kết quả trên cho thấy vẫn còn lỗ hổng kiến thức về tiêm an toàn của điều dưỡng. Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý về chất lượng của đào tạo đầu ra của các trường đào tạo nghề và chất lượng đào tạo liên tục của các bệnh viện.
4.2.5. Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại BVĐK Hà Đông
Về chuẩn bị phương tiện, dụng cụ tiêm an toàn: Có 97,9% điều dưỡng chuẩn bị xe tiêm có trang thiết bị và dụng cụ kèm theo, 99,1% điều dưỡng mang hộp chống sốc có đủ cơ số thuốc cấp cứu, 94% có bơm tiêm vô khuẩn, 97,7% có hộp đựng vật sắc nhọn, 97,2% có dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở các vị trí thuận tiện. Tuy nhiên chỉ có 86,5% điều dưỡng chuẩn bị đầy đủ cả 5 phương tiện và dụng cụ đầy đủ. Các tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phan Cảnh Chương tại viện Trung ương Huế các tiêu chuẩn trong tiêu chí này đạt từ 96,9 đến 100% [8]. Nhưng tỷ lệ cao hơn trong nghiên cứu của Đào Thành Năm 2010 khay sạch 57,2%, hộp chống sốc 63,6%, bơm kim tiêm vô khuẩn dùng 1 lần 96,4%, hộp đựng vật sắc nhọn 65,6% (tại mức 3 trên thang điểm 0; 1; 2; 3) [20].
Về thực hành vô khuẩn trong tiêm an toàn: Tỷ lệ mũi tiêm được thực hiện rửa tay sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm là 63,1%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Cảnh Chương là 91,7% tại bệnh viện Trung ương Huế, và nghiên cứu của Đoàn Hoàng Yến tại bệnh viện Tim Hà Nội là 100% [8, 25]. Và
thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung tại Bệnh viện năm 2010 là 78,2%.
Có đến 20% mũi tiêm không đảm bảo vô khuẩn khi lấy thuốc, cao hơn nghiên cứu của Trần Mỹ Hạnh năm 2010 tỷ lệ này là 32,8% [20] và cao hơn trong nghiên cứu của Phan Tuấn Anh tại BV Y học cổ truyền năm 2009 tỷ lệ không đảm bảo vô khuẩn khi lấy thuốc là 56%, nhưng thấp hơn trong nghiên cứu của Phan Cảnh Chương 92,6% đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn chỉ có 7,4% vi phạm tiêu chí này [1, 8].
Tỷ lệ mũi tiêm đảm bảo không lưu kim trên lọ thuốc sau khi lấy thuốc là 83%, có 80% đảm bảo vô khuẩn kim tiêm trước khi tiêm. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Dung khi khảo sát thực trang tiêm an toàn tại bệnh viện Việt Đức năm 2009 có 96,4% kim tiêm được đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn và nghiên cứu của Phan Cảnh Chương thì tỷ lệ này là 92,6% [11].
Chỉ có 45% tỷ lệ các mũi tiêm đảm bảo cả 4 nguyên tắc vô khuẩn khi tiêm -tỷ lệ này là quá thấp. Trong các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn là rất quan trọng, chỉ cần sai xót bất kỳ bước nào trong nguyên tắc vô khuẩn cũng có thể gây nguy hại cho người bệnh.
Về thực hành kỹ thuật tiêm: Có 97,9% các mũi tiêm được xác định đúng vị trí tiêm và 2,1% không xác định vị trí tiêm. Dù chỉ là 2,1% các mũi tiêm không được xác định đúng vị trí nhưng đây là một lỗi rất nặng trong quy trình tiêm truyền.
Việc xác định sai vị trí tiêm có thể gây nguy hiểm lớn cho người bệnh, tiêm sai vị trí có thể dẫn tới gẫy kim, cong kim, ảnh hướng đến tác dụng của thuốc, gây áp xe tại vị trí tiêm.... Tỷ lệ sát khuẩn nơi tiêm trước khi tiêm đúng quy định là 91,1%, thực hiện đúng kỹ thuật tiêm 83%, và 81,1% mũi tiêm được sát khuẩn da, nơi tiêm đúng quy định sau khi tiêm. Các tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Đào Thành: sát khuẩn da nơi tiêm đủ rộng, đủ sạch, để khô và bảo đảm vô khuẩn là 35,5, xác định đúng vị trí tiêm 62,7% [20], kết quả này cũng tương đương với nghiên cứu của Phan Tuấn Anh đúng kỹ thuật 88,75, sát khuẩn đúng 87,63% [1] , thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Hoàng Yến sát khuẩn đúng vị trí tiêm là 94.4% [25]. Thao tác sát khuẩn da sau khi tiêm (81%) thấp hơn trước khi tiêm thường là do các điều dưỡng vi phạm qui định, sử dụng lại bông sát khuẩn lúc trước hoặc chỉ dùng bông khô.
Những sai sót trong thưc hiện kỹ thuật là không đuổi khí, không rút pítton kiểm tra máu, tiêm thuốc nhanh, đây là những kỹ thuật quan trọng để đảm bảo không xẩy ra tai biến ngay khi tiêm. Có 85,1% mũi tiêm có kiểm tra chất lượng thuốc trước khi tiêm, 85,1% các mũi tiêm điều dưỡng giao tiếp và quan sát người bệnh, kết quả này có sự tương đồng với báo cáo của hội điều dưỡng Việt Nam năm 2010 trên 13 bệnh viện thì tỷ lệ này là 84% [20].
Về giao tiếp, tương tác với người bệnh: đây là một tiêu chí quan trọng để đảm bảo các thông tin về tiêm và những vấn đề liên quan người bệnh được cập nhập, giúp cho việc thực hiện tiêm được an toàn và tăng hiệu quả điều trị. Tại nghiên cứu này 100% các mũi tiêm thực hiện 5 đúng theo qui định, nhưng khi giao tiếp với người bệnh còn nhiều hạn chế, việc chuẩn bị tư thế, thăm hỏi, động viên người bệnh trước tiêm đạt 85,1%, tỷ lệ này thấp hơn trong khi tiêm 72% và thấp hơn nữa sau khi tiêm 67,7%, trên thực tế việc đặt lại tư thế, dặn dò động viên người bệnh chưa thực hiện tốt, đây cũng là một yếu điểm về kỹ năng giao tiếp ứng xử của điều dưỡng hiện nay, nguyên nhân không chỉ do tình trạng quá tải mà phần lớn do các điều dưỡng chưa có ý thức và thiếu kỹ năng về giao tiếp. Còn 6,7% không ghi chép kịp thời vào hồ sơ chăm sóc điều dưỡng và sổ thực hiện y lệnh, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân do tình trạng quá tải điều dưỡng không kịp ghi hồ sơ hơ, do chưa ý thức được tầm quan trọng của qui chế hồ sơ bệnh án.
Về thực hành đảm bảo phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho người tiêm và cộng đồng: Kết quả cho thấy 68,1% các mũi tiêm tĩnh mạch được điều dưỡng mang găng tay khi tiêm, cao hơn tỷ lệ điều dưỡng mang găng trong suốt quá trình tiêm trong nghiên cứu của Ashish Naik [27]. Tỷ lệ tuân thủ không dùng tay khi đậy và tháo lắp kim là 88,8%. Tỷ lệ này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú khi khảo sát tại tỉnh Bình Định năm 2000 với tỷ lệ là 88,7%
[21]. Nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Cảnh Chương (95,8%) [8].
Tỷ lệ các mũi tiêm bị cô lập ngay sau khi tiêm giữa bơm và kim là 93,3%, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú (88,8%) [21]. Tuy nhiên sau khi kết thúc quá trình tiêm truyền chỉ có 61,9% thực hiện sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung tại BV Việt Đức năm 2009
là 61,4% [11]. Đây là một bước quan trọng, bởi nếu không thực hiện tốt sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn chéo cho người bệnh được tiêm tiếp theo. Chiến dịch Vệ sinh tay đã được bệnh viện phát động và triển khai khắp các khoa phòng, về phương tiện được trang bị đủ tại các phòng bệnh và trên xe tiêm, bệnh viện cũng đã xây dựng qui trình thống nhất và phổ biến tới mọi NVYT, nhưng do ý thức kém nên tỷ lệ tuân thủ chưa đạt theo mong muốn.
Về tỷ lệ tiêm an toàn (đạt đủ 23 tiêu chí TAT): Trong toàn bộ quy trình tiêm, chỉ có 22,2% mũi tiêm được thực hành đúng. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Vincent E Omorogbe thì việc thực hành quy trình tiêm được đánh giá là tốt (48,4%) và xuất sắc (47,5) [35]. Tỷ lệ này tương đương kết quả nghiên cứu của Đào Thành năm 2005 là 22,6% [20], kết quả của Phạm Tuấn Anh năm 2009 22,38, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú năm 2005 là 6% [1, 21], nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung cũng tại BVĐK Hà Đông năm 2010 là 46%. Một số nghiên cứu gần đây không đưa ra tỷ lệ tiêm an toàn chung mà chỉ xét từng tiêu chuẩn, đây cũng là băn khoăn khi tiến hành nghiên cứu này, vì tỷ các mũi tiêm đạt tất cả các tiêu chuẩn tiêm an toàn đặt ra sẽ thấp hơn nhiều khi xét từng tiêu chuẩn hoặc nhóm tiêu chuẩn.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành tiêm an toàn của điều