Nguy cơ tiêm không an toàn

Một phần của tài liệu Thực trạng tiêm an toàn (Trang 31 - 34)

Tiêm không an toàn gây ra các tác động mang tính toàn cầu bao gồm sức khỏe, kinh tế, gánh nặng tâm lý, xã hội và các lĩnh vực khác đối ở nhiều cấp độ (cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia) [23].

Những nguy cơ về mặt sức khỏe do tiêm không an toàn là nguy cơ bị áp xe tại vị trí tiêm, chứng liệt thần kinh, phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, và đặc biệt là những nguy cơ truyền các vi rút qua đường máu cho cả người bệnh, nhân viên y tế (NVYT) và cộng đồng [23], [24].

Theo ước tính của WHO, hằng năm, tiêm không an toàn gây nên 1,3 triệu ca chết sớm; 26 triệu năm sống bị mất đi. Số ca nhiễm khuẩn mới năm 2003, ước tính trên toàn cầu có khoảng 21 triệu ca nhiễm mới viêm gan B chiếm 32%, 2 triệu ca nhiễm mới viêm gan C chiếm 40% và 260.000 ca nhiễm mới HIV chiếm 5% so với tổng số ca nhiễm mới của từng loại vi rút đó. Trong 5 khu vực trên thế giới, tỷ lệ nhiễm khuẩn do tiêm không an toàn cao nhất ở khu vực khu vực Đông Nam Á với các tỷ lệ nhiễm mới HBV là 22,4%-53,6%, nhiễm mới HCV là 30,8%-59,5%,

nhiễm mới HIV là 7,0% -24,3%. Tiếp đến là Tây Thái Bình Dương với các tỷ lệ nhiễm mới HBV, HCV, HIV tương ứng là 33,6% , 37,6% và 2,5%. Thấp nhất là khu vực Châu Âu, tỷ lệ nhiễm mới HBV là 0,9%, nhiễm mới HCV là từ 0,9% đến 21,2% và nhiễm mới HIV chỉ có 0,6% [23], [28].

Đối với nhân viên Y tế, nếu mũi tiêm không an toàn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường mà chủ yếu là các bệnh lây qua đường máu như viêm gan B;

HIV... Một mắt xích quan trọng của quá trình lây bệnh từ người bệnh sang nhân viên y tế qua đường máu là các tai nạn do vật sắc nhọn. Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dưỡng (44 -72 %);

tiếp theo là bác sỹ (28%); kỹ thuật viên xét nghiệm là 15%; hộ lý là 3 – 16 % và nhân viên hành chính chiếm khoảng 1 – 6% [23].

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2009, cho thấy:

Tần suất phơi nhiễm với máu dịch của bệnh nhân của NVYT là 119,4/1000 người/4 tháng (trong đó tần suất phơi nhiễm do tổn thương xuyên da là 100,7/1000/người/4tháng). Nhân viên điều dưỡng có tần suất phơi nhiễm cao nhất (79,6/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da là 66,7/1000 người/4tháng); đứng thứ 2 là nhóm bác sĩ (26,9/1000 người/4tháng, trong đó tổn thương xuyên da 22,2/1000 người/4tháng). NVYT thường xuyên thực hiện các công việc tiêm, truyền có tần suất phơi nhiễm cao nhất và 100% các trường hợp là tổn thương xuyên da (43,3/1000 người/4tháng) [17].

Trong số rất nhiều bệnh lây truyền qua đường máu thì HIV, HCV và HBV được biết đến như là 3 trong số những bệnh liên quan nhiều đến tiêm không an toàn.

HBV được biết đến như là một bênh lây truyền cao, hiện đã ở mức tương đối phổ biến. HBV gây những hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Tiêm không an toàn được cho là gây nên khoảng 1/3 những trường hợp nhiễm mới tại các nước đang phát triển, tương đương khoảng 21 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm. Tiêm không an toàn cũng là nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp nhiễm HCV tại các nước đang phát triển, gây nên khoảng 2 triệu trường hợp nhiễm mới mỗi năm, chiếm trên 40%

những trường hợp nhiễm HCV. Tại một số nước (ví dụ Ai cập và Pakistan) có những bằng chứng để kết luận rằng HCV đã đạt tới mức cao nhất do tiêm không an

toàn gây nên [23]. Theo WHO ước tính, tiêm không an toàn gây nên khoảng 250 nghìn trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm, chiếm khoảng 5% các trường hợp nhiễm HIV mới, nghiên cứu chỉ ra rằng những trường hợp nhiễm HIV do tiêm không an toàn xẩy ra chủ yếu ở nam Á và châu phi [28]. Tại Hoa Kỳ, theo An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) mỗi năm có 600.000 đến 1.000.000 chấn thương do vật sắc nhọn, khoảng 2% trong số này có khả năng ô nhiễm với HIV. Hiện nay hơn 54 trường hợp nghề nghiệp nhiễm HIV đã được ghi nhận.

Nghiên cứu của Nguyễn Bích Diệp và Nguyễn Thị Hồng Tú trên toàn quốc năm 2004 - 2006 cho thấy có 57,3% NVYT trong hệ điều trị bị tổn thương do vật sắc nhọn trong vòng 1 năm trước khi điều tra. Dụng cụ gây tổn thương nhiều nhất là kim tiêm dưới da (31,7%), thao tác đóng nắp kim và tiêm truyền gây tổn thương nhiều nhất (20,9% – 26%). Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn làm tăng nguy cơ lây nhiễm VGB ở NVYT cao gấp 4,17 lần so với các NVYT không bị tổn thương (p<0,05) [10].

Nếu nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với tai nạn do kim đâm vào tay thì điều dưỡng là đối tượng nhân viên y tế đáng được quan tâm nhất khi đề cập tới chủ đề tiêm an toàn bởi vì đây là đối tượng có ảnh hưởng lớn tới bản thân họ và các đối tượng còn lại là người được tiêm và cộng đồng [29]. Một số nghiên cứu trước đây về chấn thương do kim đâm cho thấy khoảng 10% đến 25% chấn thương xẩy ra do lắp lại nắp đậy kim tiêm sau khi sử dụng. Theo nghiên cứu tại Anh năm 2004 của Mehta trong vòng 1 năm, tỷ lệ NVYT bị kim đâm là 4-5% trong đó điều dưỡng bị kim đâm thì 23% điều dưỡng bị nhiễm viêm gan B, bác sĩ 15% và kỹ thuật viên 11% nhiễm viêm gan B [10].

Một hoạt động không an toàn khác là việc thu gom, xử lý không đúng dụng cụ tiêm truyền nhiễm bẩn, dẫn đến NVYT và cộng đồng có thể phơi nhiễm với nguy cơ bị thương tích do kim đâm [12].

Sử dụng lại bơm kim tiêm không được tiệt trùng có thể dẫn đến nguy cơ cho hàng triệu người bị nhiễm khuẩn. Đánh giá việc thực hiện ở nhiều quốc gia cho thấy rằng bơm kim tiêm chỉ được rửa qua trong các nồi nước ấm giữa các lần tiêm. Trên thế giới, có đến 40% số lần tiêm truyền sử dụng lại bơm kim tiêm không được tiệt

trùng và một số quốc gia tỷ lệ này có thể đến 70% [12].

Tiêm không an toàn gây ra tâm lý lo lắng cả người được tiêm, người thực hành tiêm và cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu/ dịch, nguy cơ bị tổn thương do vật sắc nhọn,…. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng không tốt và xử lý rác thải y tế không an toàn là nguyên nhân khiến tiêm không an toàn gây tổn hại đến cộng đồng. Theo báo cáo của WHO, năm 2001, khoảng 50% các nước đang phát triển vẫn thiêu đốt bơm kim tiêm ngoài trời; một số nước, bơm kim tiêm được bán ngoài chợ đen.

Mặc dù tỷ lệ thương tổn cho cộng đồng hiện nay chưa được thống kê một cách đầy đủ hệ thống như những tổn thương cho người bệnh và cán bộ y tế nhưng những bằng chứng của sự tác động đó đã được chứng minh trên thực tế. Những nguy hại cho cộng đồng thường xẩy ra khi những dụng cụ sau tiêm không được sử lý an toàn và khi cộng đồng nhặt và sử dụng lại bơm kim tiêm đã sử dụng, những tổn thương có thể xẩy ra, hoặc khi thiêu đốt không an toàn có thể gây ra những nguy hại cho môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng tiêm an toàn (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w