Tại Bệnh viện Hà Đông số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình một ngày 664, công xuất sử dụng giường bệnh 117%, số bệnh nhân có chỉ định tiêm 420 chiếm tỷ lệ 64% tổng số người bệnh toàn bệnh viện, tỷ lệ này cũng cao tương đương trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú tại Bình định năm 2005 là 67,4%.
Trung bình mỗi người bệnh mỗi ngày nhận 3,1 mũi tiêm. So với thế giới, tỷ lệ này thấp hơn, trong nghiên cứu của HAURI trên toàn cầu năm 2000, tỷ lệ mũi tiêm hàng năm cho mỗi người dao động từ 1,7 đến 11,3, trung bình mỗi người nhận 3,4 mũi tiêm [28]. Tại Việt Nam kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú là 1,8 mũi tiêm/NB/ngày, nghiên cứu của Đào Thành năm 2005 là 2,2 mũi tiêm/NB/ngày, nghiên cứu của Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 2010 là 2,28. Vậy tỷ lệ người bệnh có chỉ định tiêm tại bệnh viện cũng nằm trong nhóm cao và mũi tiêm trung bình của người bệnh tại BVĐK Hà Đông có xu hướng cao hơn trong toàn quốc. BVĐK hà Đông là bệnh viện Hạng I của Thành phố Hà Nội, có rất nhiều chuyên khoa sâu và bệnh nhân nặng từ các tuyến dưới chuyên lên, có thể đó cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ tiêm trung bình của người bệnh cao hơn, tại Bệnh viện cũng thường xuyên có các buổi bình bệnh án, đơn điều trị để đảm bảo an toàn hợp lý khi sử dụng thuốc cho người bệnh, chưa có nghiên cứu đánh giá, tìm hiểu về lạm dụng chỉ định thuốc tiêm để giải thích nguyên nhân vấn đề này.
Số lượng mũi tiêm trung bình mỗi ngày còn thay đổi theo nhóm tuổi người bệnh khác nhau, nhóm trẻ em dưới 1 tuổi 1,5 mũi tiêm/ngày, cao nhất là nhóm 46- 60 tuổi 3,5 mũi tiêm/ngày. Tỷ lệ của nghiên cứu này thấp hơn ở nhóm trẻ em (2,5), nhưng lại cao hơn ở nhóm 46-60 tuổi (2,2) trong nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2005 [15].
Trong tình trạng quá tải của bệnh viện nói chung, điều dưỡng của BVĐK Hà
Đông phải thực hiện công việc tiêm truyền với tần suất cao hơn hẳn các BV khác, trung bình mỗi điều dưỡng mỗi ngày thực hiện 19,5 mũi tiêm, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Yan Y năm 2004 tại Trung quốc 10,9 mũi tiêm/bệnh nhân [28].
Tại Việt Nam, điều dưỡng tại bệnh viện Trung ương Huế, trung bình mỗi ngày thực hiện 16,8 mũi tiêm, tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2010 là 16,2, trong nghiên cứu của VNA năm 2010 là 13,6/mũi tiêm/ĐD/ngày và cũng cao hơn chính nghiên cứu tại bệnh viện Hà Đông năm 2009 là 6,9 mũi tiêm/ĐD/ngày và cao hơn hẳn so với điều dưỡng bệnh viện Tim Hà Nội năm 2011 là 3 mũi tiêm/ĐD/ngày. Điều này cũng do số lượng mũi tiêm trung bình của người bệnh cao, tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tiêm chỉ chiếm 68% số ĐD đi làm, và có thể do cách chọn chỉ số đánh giá khác nhau, tại nghiên cứu này tác giả so sánh số mũi tiêm trung bình trong ngày của người bệnh nội trú với số điều dưỡng trực tiếp làm công việc tiêm truyền, không phải trên số lượng điều dưỡng chung của các khoa hay toàn bệnh viện [8, 20, 25].
Lý giải này cũng phù hợp với khảo sát tại bệnh viện K cho thấy 2 điều dưỡng pha thuốc và truyền hóa chất cho 70 người bệnh/ngày [10].
Số lượng mũi tiêm, số lượng ĐD cũng như số lượng mũi tiêm trung bình của NB và số lượng mũi tiêm trung bình của ĐD thực hiện mỗi ngày tại các khoa phòng rất khác nhau, tại khoa Răng hàm mặt 53,1 mũi tiêm/ĐD/ngày, tại khoa Hô hấp tim mạch chỉ có 12,0 mũi tiêm/ĐD/ngày. Như vậy, chúng ta thấy rằng sự bố trí, phân công nhân lực ĐD trong công việc tại mỗi khoa và trong toàn bệnh viện cũng là một yếu tố làm tăng cường độ làm việc của điều dưỡng.
Đa số các mũi tiêm theo đường tĩnh mạch 85,1%, trong đó chủ yếu là tiêm tĩnh mạch trực tiếp 59,9%, tiêm qua chạc ba 25,2%. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Đào Thành năm 2005 tĩnh mạch 43,5%, truyền tĩnh mạch 10,5%, cao hơn nghiên cứu tại BV Thanh Nhàn năm 2010 có 30,5% tiêm tĩnh mạch, 18% truyền dịch, nhưng lại thấp hơn nghiên cứu tại BV Tim có tới 94,7% mũi tiêm qua đường tĩnh mạch trong đó tiêm tĩnh mạch trực tiếp 36,1%, qua chạc ba 44,8%, tiêm tĩnh mạch bằng kim cánh én là 13,6% [19, 25], với đặc thù của bệnh viện chuyên khoa sâu, tỷ lệ NB nặng, cần thực hiện thuốc qua đường tĩnh mạch nhiều nên chắc chắn tỷ lệ tiêm qua đường tĩnh mạch của BV Tim cao hơn các bệnh viện khác cũng là
điều dễ hiểu. Đối với các mũi tiêm theo đường tĩnh mạch có rất nhiều nguy cơ không an toàn xẩy như sốc phản vệ, không khí vào đường tĩnh mạch, choáng do tiêm quá nhanh, nhiễm khuẩn đường máu do mũi tiêm không vô khuẩn…chính vì vậy, vấn đề an toàn trong tiêm tĩnh mạch càng phải được chú trọng.
4.1.2. Tình hình chấn thương do vật sắc nhọn tại BVĐK Hà Đông
Tỷ lệ chấn thương do vật sắc nhọn tại BV Hà Đông năm 2012 là 37,6% cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2005 trên 8 tỉnh là 26,3%
[15] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú năm 2005 tại Bình Định là 28% [21], cũng cao hơn nghiên cứu của Derersk tại Hàn Quốc 32%, trung bình 1,31/sự kiện/ĐD/năm [15] nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Vong S và CS tại Campuchia, năm 2002 là 53% [34]. Xét về các nguyên nhân gây tai nạn thương tích thì cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Tú, cao nhất là nhóm nguyên nhân sơ xuất trong quá trình thực hiện các kỹ thuật tiêm chiếm 75,6%, tuy nhiên nhóm nguyên nhân thứ hai là do người bệnh giẫy giụa 17,1%, thấp hơn so với nghiên cứu trước là 35% [21]. Tại BVĐK Hà Đông việc cung cấp hộp kháng thủng dùng cô lập vật sắc nhọn ngay sau khi tiêm đầy đủ trên các xe tiêm, 100% bơm kim tiêm dùng 1 lần nhưng tỷ lệ tai nạn rủi ro vẫn cao và nguyên nhân chính lại do sơ xuất của điều dưỡng. Qua nghiên cứu định tính cũng cho thấy về nguyên nhân khách quan do cường độ làm việc quá cao, về chủ quan do các điều dưỡng chưa nhận thức đúng các nguy cơ lây nhiễm, vẫn thực hành theo thói quen mà không tuân thủ đúng các qui định trong qui trình tiên an toàn.
Các chấn thương do vật sắc nhọn trong khi tiêm phần lớn ở vị trí ngón tay chiếm 97,6%, bàn tay 2,4%. Thời điểm bị tai nạn chủ yếu vào buổi sáng chiếm 71,3%, chiều 9,8%. Tỷ lệ này tương đương nghiên cứu tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2009, thời điểm tổn thương thường vào buổi sáng 54% [16]. Và cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2005, tỷ lệ rủi ro vào ngón tay là 74,42%, bàn tay 18,60%, thời điểm buổi sáng 45,60%, buổi chiều 19,17% [15]. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với thực tiễn, các thao tác tiêm luôn gắn liền với kim tiêm, thủy tinh (từ thao tác bẻ ống thuốc) và thực hiện bởi bàn tay người điều dưỡng, bất cứ vào thời điểm nào từ khi bắt đầu đến sau khi kết thúc qui trình tiêm đều có nguy cơ
tai nạn rủi ro và phần lớn tại các ngón tay. Tần xuất tiêm càng nhiều, cường độ càng cao thì tần xuất tai nạn rủi ro càng lớn, BVĐK Hà Đông cũng như các bệnh viện khác công việc khám, điều trị chăm sóc thực hiện y lệnh tiêm truyền bệnh tập trung vào buổi sáng là chính, cường độ làm việc cao, áp lực lớn điều đó lý giải tỷ lệ TNTT vào buổi sáng cao hơn hẳn các thời điểm khác trong ngày.
Chỉ có 39% trả lời là có báo cáo khi bị tại nạn thương tích, tỷ lệ không báo cáo khi bị tai nạn thương tích rất cao 61%. Trong khi đó có gần 90% biết chắc chắn cú sổ theo dừi tai nạn thương tớch tại cỏc khoa phũng. Tại Hoa Kỳ, theo An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) mỗi năm có 600.000 đến 1.000.000 chấn thương do vật sắc nhọn, và nghi ngờ khoảng 70% thương tích do vật sắc nhọn không được ghi nhõn.Tại BVĐK Hà Đụng cú hệ thống quản lý theo dừi cỏc TNTT từ cỏc khoa phòng đến bệnh viện, nhưng việc ghi nhận báo cáo TNTT chưa được đầy đủ chính là vì sự nhận thức chưa đầy đủ của ĐD về quyền lợi và trách nghiệm của việc báo cáo này.
4.2. Kiến thức và thực hành tiên an toàn của điều dưỡng tại BVĐK Hà Đông