4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức tiêm an toàn của điều dưỡng
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nhóm tuổi; thâm niên công tác và việc được đào tạo/tập huấn về TAT trong 1 năm qua với kiến thức về TAT của điều dưỡng. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức về TAT đạt trong nhóm từ 30 tuổi trở xuống là 93,2% cao hơn 3,3 lần so với nhóm trên 30 tuổi (75,4%). Trong nhóm thâm niên công tác từ 10 năm trở lên, tỷ lệ có kiến thức TAT không đạt (27,8%) cao hơn 4,9 lần so với nhóm có thâm niên công tác dưới 10 năm (7,3%). Tỷ lệ có kiến thức TAT đạt trong nhóm được đào tạo, tập huấn trong 1 năm qua (86,1%) cao hơn gấp 10,3 lần nhóm không được đào tạo (37,5%). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Yan YW tại Trung Quốc phân tích hồi quy cho thấy tuổi, trình độ văn hóa và khu vực dân cư là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến kiến thức của hộ về tiêm an toàn[29]. Nghiên cứu của Phạm Tuấn Anh năm 2009 cũng kết luận nhóm tuổi, thâm niên công tác và được tập huấn có liên quan đến kiến thức TAT (có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Tỷ lệ tiêm an toàn ở nhóm tuổi 20-29 cao nhất 35%, trên 40 chỉ có 12,2%. Tỷ lệ tiêm an toàn của nhóm thâm niên dưới 5 năm đạt 36,05%, trên 10 năm đạt 16,67%, được tập huấn đạt TAT 95,83%, chưa được tập huấn chỉ có 0,62%, nghiên cứu không đưa ra tỷ xuất chênh giữa các nhóm. Giải thích về các mối liên quan này, kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy các điều dưỡng trẻ (từ 30 tuổi trở xuống, thâm niên dưới 10 năm) đã được trang bị kiến thức TAT ngay từ khi học tại trường đào tạo chuyên nghiệp và được bổ sung qua các lớp tập huấn sẽ có kiến thức tốt hơn các anh chị lớn tuổi chỉ có kiến thức TAT qua một số lớp tập huấn với thời gian tham gia rất hạn chế.
Tỷ lệ bị chấn thương do vật sắc nhọn khi tiêm trong nhóm không có kiến thức về TAT là 63,2% cao gấp 3,6 lần so với nhóm có kiến thức đạt về TAT (32,2%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này cho thấy có thể giảm tỷ lệ chấn thương do vật sắc nhọn khi tăng cường kiến thức về TAT, các nguy cơ và các biện pháp phòng chống lây nhiễm đặc biệt các lây nhiễm qua đường máu cho điều dưỡng, việc đào đạo, tập huấn cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức phải thường xuyên thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 07/2011/TT-BYT, đồng thời tại BVĐK Hà Đông phải chú trọng tới chất lượng đào tạo và đối tượng điều dưỡng lớn tuổi hơn nữa.
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa nhóm tuổi và thâm niên công tác với thực hành về TAT của điều dưỡng. Tỷ lệ thực hành TAT không đúng trong nhóm điều dưỡng có tuổi trên 30 cao gấp 3,1 lần nhóm từ 30 tuổi trở xuống. Tỷ lệ thực hành đúng trong nhóm điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 10 năm cao gấp 2,5 lần nhóm có thâm niên từ 10 năm trở lên. Khi tìm hiểu mối liên quan với kiến thức TAT cũng như với thực hành TAT, tại BVĐK Hà Đông các điều dưỡng trẻ (từ 30 tuổi trở xuống, thâm niên dưới 10 năm) không những có kiến thức cao hơn mà còn có thực hành đúng hơn nhóm các điều dưỡng lớn tuổi (trên 30 tuổi, thâm niên từ 10 trở lên). Đây cũng là điểm mốc thời gian của chương
trình “Tiêm an toàn” của Hội Điều dưỡng triển khai tại Việt Nam, một lực lượng điều dưỡng trẻ được đào tạo cơ bản từ trong các trường chuyên nghiệp. Họ đã được có nền kiến thức TAT, kỹ năng thực hành TAT tại trường đào tạo và được cập nhật thêm kiến thức qua các khóa tập huấn nên sẽ có kiến thức cao hơn và thực hành đúng hơn các điều dưỡng lớn tuổi, nhóm điều dưỡng lớn tuổi do thiếu kiến thức, kỹ năng cơ bản nên thay đổi thói quen và quan điểm đã có là điều rất khó khăn, nhất là trong điều kiện làm việc quá tải, thời gian dành cho việc học tập nâng cao kiến thức còn nhiều hạn chế.
Khi tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TAT, kết quả cho thấy tỷ lệ thực hành đúng trong nhóm có kiến thức đạt (26,7%) cao gấp 3 lần so tỷ lệ đúng trong nhóm có kiến thức không đạt (10,5%), nhưng trong phạm vi 14 khoa với 109 ĐD có sự tương đồng về chuyên môn, trình độ học vấn, nhóm tuổi… chưa thể tạo ra sự khỏc biệt cú ý nghĩa thống kờ. Để làm rừ sự khỏc biệt mối liờn quan này cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và trên địa bàn rộng hơn.
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của BVĐK Hà Đông
Khi xem xét tới một số các yếu tố có gắn liền với quá trình thực hiện tiêm, kết quả cho thấy một số mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05):
Thời điểm tiêm: có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm an toàn tại các thời điểm khác nhau, tỷ lệ tiêm an toàn cao nhất vào buổi trưa (88,9%), buổi chiều không có mũi tiêm nào đạt đủ tiêu chuẩn, buổi sáng có số lượng mũi tiêm nhiều nhất 62,6% nhưng trong số đó chỉ 22,0% đạt TAT. Mỗi thời điểm khác nhau sự bố trí nhân lực và cường độ làm việc cũng khác nhau, tại BVĐK Hà Đông đa số các khoa phòng chưa làm việc theo 3 ca, công việc điều trị, chăm sóc NB chủ yếu tập trung vào buổi sáng nên dù có đông NVYT đi làm hành chính cũng không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nghiờn cứu của Sean P và cộng sự cũng chỉ rừ biờn chế điều dưỡng và cụng tỏc tổ chức là yếu tố quyết định quan trọng trong tai nạn rủi ro và thực hiện an toàn.
Đường tiêm: các mũi tiêm dưới da đạt 57,1%, trong da đạt 33,3%, tiêm bắp sâu chỉ đạt 11,3%, các mũi tiêm tĩnh mạch chiếm tỷ lệ lớn 62,4%. Số lượng mũi tiêm theo đường tĩnh mạch nhiều như vậy nhưng lại có tới 80,9% mũi tiêm chưa các đạt tiêu chuẩn tiờm an toàn, xột tỷ lệ an toàn chung cũng cú tới 55% khụng đạt ớt nhất ẳ tiờu
chuẩn vô khuẩn trong tiêm, đây là cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm cao qua đường máu gây những biến chứng nặng nề và nguy hiểm cho người bệnh và cũng là vấn đề các nhà quản lý cần quan tâm để đảm an toàn người bệnh và chất lượng điều trị.
Thứ tự mũi tiêm: mũi tiêm đầu tiên có tỷ lệ TAT cao nhất 58,7%, mũi thứ 2 đạt 7,3%, mũi thứ 3 đạt 10%, mũi thứ 4 đạt 13%. Cũng như kết quả định tính cho thấy mũi tiêm đầu tiên điều dưỡng sẽ chú ý thực hiện các thao tác đúng tiêu chuẩn nhưng các mũi tiêm sau sẽ thực hiện theo thói quen, các thao tác hay vi phạm nhất là vệ sinh tay giữa các lần thực hiện mũi tiêm, giao tiếp tương tác với người bệnh.
Những nguyên nhân do quá tải, do thiếu kiến thức, do thói quen chỉ thực hiện xong công việc được giao mà chưa chú ý đến chất lượng công việc, do chưa nhận thức tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ mình mang đến cho người bệnh, đây cũng là điểm yếu của điều dưỡng BVĐK Hà Đông.