Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHểNG MẶT BẰNG TRấN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NHA TRANG
3.3.4. Đánh giá chung việc thực hiện chính sách thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Nha Trang
3.3.4.1. Về quy trình thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Nha Trang
Luật Đất đai 2013, quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Các dự án mà nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng; không có phân biệt dự án đó là của thành phần kinh tế nào. Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hiện nay trên địa bàn TP. Nha Trang được thực hiện theo 14 bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận dự án thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án cho Tổ chức thực hiện công tác bồi thường; hồ sơ bao gồm: Chủ trương đầu tư, GCN đầu tư, văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ địa chính, trích đo địa chính cho khu đất bị thu hồi.
Chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan Tài nguyên và Môi trường có chức năng thực hiện trích lục hoặc trích đo địa chính khu đất bị thu hồi và hồ sơ địa chính có liên quan.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư.
Bước 3: Thông báo về việc thu hồi đất.
Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư. Trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện việc thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); tại địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi bị thu hồi đất.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm:
+ Lý do thu hồi đất và dự kiến kế hoạch di chuyển, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt.
+ Giao nhiệm vụ cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 4: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ công tác giúp việc cho Hội đồng bồi thường.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (gọi tắt là Hội đồng bồi thường) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Trường hợp đã thành lập tổ chức Phát triển Quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể giao nhiệm vụ cho tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện và trình Hội đồng bồi thường xem xét, thông qua trước khi trình thẩm định.
Hội đồng Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành lập tổ công tác giúp việc cho Hội đồng. Tổ công tác có trách nhiệm giúp Hội đồng bồi thường trong việc kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cụ thể như: Giám sát việc kiểm kê khối lượng bồi thường giải tỏa;kiểm tra việc xác minh
nguồn gốc, quá trình sử dụng đất; kiểm tra phương án bồi thường trước khi trình Hội đồng bồi thường họp xét; kiểm tra, xác minh các nội dung theo yêu cầu của Hội đồng bồi thường và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng bồi thường giao.
Bước 5: Thông báo kiểm kê và hướng dẫn kê khai.
Sau khi có Thông báo về việc thu hồi đất, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm ban hành Thông báo kiểm kê đất đai, tài sản gắn với đất và xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã tổ chức họp công khai Thông báo kiểm kê đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản trên đất thuộc phạm vi thực hiện dự án; đồng thời, hướng dẫn chủ sử dụng đất, tài sản trên đất kê khai. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm kê khai và nộp hồ sơ tại UBND cấp xã và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai của mình.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm tại thực địa và lập biên bản kiểm kê chi tiết khối lượng bồi thường từng trường hợp bị ảnh hưởng.
Bước 6: Xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (hoặc cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất, hồ sơ địa chính để xác định nguồn gốc đất đối với từng thửa đất bị thu hồi; xác định chủ sử dụng đất hợp pháp thửa đất; xác định người đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ; xác định về nghĩa vụ tài chính liên quan đến thửa đất bị thu hồi; xác định quá trình sử dụng đất để làm cơ sở lập và hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
Bước 7: Lập, niêm yết, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ chính sách bồi thường và kết quả kiểm kê, xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất tiến hành lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Hội đồng bồi thường thông qua.
Niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi bị thu hồi đất để người bị thu hồi đất và những người liên quan tham gia ý kiến.
Việc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã và đại diện những người bị thu hồi đất.
Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết.
Bước 8: Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Hết thời hạn niêm yết và tiếp nhận ý kiến, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phúng mặt bằng cú trỏch nhiệm tổng hợp ý kiến đúng gúp bằng văn bản, ghi rừ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trên cơ sở đó, hoàn chỉnh phương án và gửi kèm theo văn bản tổng hợp ý kiến đóng góp đến cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền để thẩm định.
Bước 9: Thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ký quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Cơ quan tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan thẩm định và trình UBND cùng cấp phê duyệt trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc.
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND cùng cấp xem xét, quyết định phê duyệt phương án và ký quyết định thu hồi đất.
Bước 10: Công bố phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyết định thu hồi đất.
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
Quyết định thu hồi được gửi đến người có đất bị thu hồi và được niêm yết công khai tại UBND xó nơi cú đất bị thu hồi. Trong đú nờu rừ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao mặt bằng cho Tổ chức Phát triển Quỹ đất.
Bước 11: Thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kế hoạch chi trả bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo thời gian quy định.
Bước 12: Bàn giao đất đã bị thu hồi
Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận tiền bồi, hỗ trợ thì người bị thu hồi đất phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trong trường hợp được tái định cư thì bàn giao mặt bằng sau khi nhận đất tái định cư 10 ngày.
Bước 13: Cưỡng chế thu hồi đất
Sau thời hạn bàn giao mặt bằng mà người bị thu hồi đất vẫn chưa thực hiện bàn giao mặt bằng thì Hội đồng BT, HT và TĐC lập thủ tục cưỡng chế thu hồi đất.
Bước 14: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất
Tổ chức thực hiện bồi thường tiếp nhận ý kiến đóng góp, giải đáp thắc mắc, những khiếu nại về quyết định thu hồi, đề nghị UBND thành phố điều chỉnh quyết định thu hồi.
Nếu tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất có đơn thư kiến nghị, khiếu nại về quyết định thu hồi đất thì thực hiện theo trình tự quy định của luật khiếu nại, tố cáo.
Nhìn chung, với quy trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thu hồi đất trên địa bàn của thành phố Nha Trang được thực hiện đồng bộ so với các quy định của Luật Đất đai 2013. Điều này rất thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, người dân có thể tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị và cán bộ thực hiện.