Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHểNG MẶT BẰNG ĐẾN NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI TRÊN ĐỊA BÀN
3.4.1. Quan điểm của người dân về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng Thành phố Nha Trang trong những năm gần đây đang được ví như là một công
3.4.1. Quan điểm của người dân về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng Thành phố Nha Trang trong những năm gần đây đang được ví như là một công trường thi công cơ sở hạ tầng, các khu đô thị và khách sạn, dịch vụ, các khu du lịch khổng lồ. Số lượng dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính và du lịch rất lớn. Vì vây, vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình đang là vấn đề nóng bỏng được bàn đến, nói đến ở khắp mọi nơi ở thành phố Nha Trang.
Các khu đô thị mọc lên, đồng nghĩa với người lao động sản xuất nông nghiệp,
tiểu thu công nghiệp, kinh doanh nhỏ lẽ sẽ mất nơi sinh sống và sản xuất. Họ được di dời đến các khu tái định cư theo quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang. Dù muốn hay không thì những người bị thu hồi đất vẫn phải chấp hành các chủ trương thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương là phù hợp với quy hoạch của thành phố Nha Trang và của tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, nhằm trả lại mặt bằng để xây dựng các dự án góp phần giải quyết việc làm cho người dân và phát triển kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế thấy rằng việc thu hồi đất đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống người dân, nhất là đối với những người phải di chuyển đến nơi ở mới.
Nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại 3 dự án nghiên cứu, mỗi dự án 30 phiếu điều tra; với việc lựa chọn ngẫu nhiên các hộ được cấp đất tái định cư tại các dự án, ở các khu vực tái định cư khác nhau để tăng tính khách quan trong công tác điều tra khi thực hiện nghiên cứu.
* Quan điểm của người dân về chủ trương thu hồi đất.
Kết quả điều tra tại 3 dự án, nghiên cứu quan điểm của người dân về chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án thể hiện ở hình 3.4.
Qua hình 3.4 cho thấy, ở dự án 1 và dự án 2 quan điểm của người dân chưa hoàn toàn đồng ý về chủ trương thu hồi đất, nhưng ở dự án 3 thì người dân hoàn toàn đồng ý về chủ trương thu hồi đất. Một nguyên nhân khá dễ hiểu là bởi vì ở dự án 3, người dân bị thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông với mục tiêu phát triển kinh tế khu vực phía Nam thành phố Nha Trang và thị trấn Diên Khánh. Mặt khác, sau khi giải tỏa thì các hộ dân được tái định cư tại các Khu tái định cư do dự án đầu tư xây dựng tại gần khu vực giải tỏa, sát bên trục đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng.
Ở dự án 1, thì người dân đồng ý với chủ trương thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư cũng tương đối cao (93,3%) vì có một số hộ bị thu hồi diện tích đất lớn nên lo sợ sẽ mất điều kiện sản xuất và thu nhập; ở dự án này người dân chủ yếu được xem xét giải quyết cấp đất tái định cư tại chỗ. Riêng ở dự án 3, thì mức độ đồng tình của người dân đối với chủ trương thu hồi đất thấp, chỉ đạt 73% vì dự án không có khu tái định cư tại chỗ. Theo các hộ dân lý giải là cuộc sống của họ gắn bó với đời sống sông nước, nghề đi biển là chủ đạo, nếu bị thu hồi đất và chuyển đi nơi giác thì họ không biết phải làm gì để sinh sống; một số hộ khác lại cho rằng họ đang sống ngay trung tâm thành phố (Trung tâm thương mại Chợ Đầm), chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh mua bán nhỏ lẽ, nay thu hồi đất chuyển ra ở vùng ven thành phố thì họ nhất quyết không đồng ý.
Hình 3.4. Quan điểm của người dân về chủ trương thu hồi đất
(Nguồn: Điều tra thực tế) Như vậy, có thể thấy người dân rất quan tâm đến các chủ chương xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư và khu tái định cư của thành phố. Vấn đề quy hoạch tại các khu vực giải tỏa và giải quyết về điều kiện sống của người dân ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đồng tình của người dân trong việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Quan điểm của người dân về việc bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất.
Hầu hết các hộ cho rằng giá bồi thường về đất còn thấp hơn quá nhiều so với giá thị trường nên họ chưa nhất trí về việc bồi thường đất. Tuy nhiên, giá bồi thường về tài sản trên đất thì được đa số người dân đồng tình và chấp nhận vì hàng năm UBND tỉnh đều ban hành quy định giá bồi thường công trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi,... để áp dụng tính bồi thường cho các trường hợp bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Quan điểm của người dân về bồi thường đất và tài sản gắn liền với đất Dự án Số hộ
điều tra
Bồi thường về đất Bồi thường về tài sản Phù hợp Chưa phù
hợp Phù hợp Chưa phù hợp
Dự án 1 30 18 12 25 5
Dự án 2 30 15 15 26 4
Dự án 3 30 17 13 28 2
(Nguồn: Điều tra thực tế)
* Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm và thu nhập của người dân bị thu hồi đất.
Đời sống luôn gắn liền với việc làm, có việc làm mới tạo ra nguồn thu nhập nhằm bảo đảm cuộc sống của người bị thu hồi đất, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Như vậy, sự biến động về việc làm ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình, cá nhân. Qua điều tra tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người bị thu hồi đất tại 3 dự án nghiên cứu kết quả được thể hiện ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người bị thu hồi đất
(Nguồn: Điều tra thực tế) Theo kết quả điều tra, số lượng người trong độ tuổi lao động của các hộ gia đình trên cả 3 dự án là khá lớn 198 người, nhưng số người trong độ tuổi lao động có việc làm mới thì chiếm chưa được phân nữa số người trong độ tuổi lao động (88 người chiếm 44% trong tổng số người trong tuổi lao động). Tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định, tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình là 149 người (chiếm 75% tổng số lao động). Còn lại là những người làm việc mang tính thời vụ (49 người, chiếm 25% tổng số lao động), những người có việc làm thời vụ chủ yếu là phụ hồ cho các công trình, phục vụ các quán nhậu và quán cà phê vĩa hè, lái xe thuê,... nguồn thu nhập của họ rất bấp bênh, không ổn định. Do vậy, đời sống của những người này cũng rất thiếu thốn.
Theo số liệu tổng hợp từ quá trình điều tra thì số người trong độ tuổi lao động trên 35 tuổi là 68 người chiếm tới 34% trong tổng số lao động nhưng hầu hết những người này đều không không có việc làm ổn định, đây là lực lượng tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình; đối với họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không phải là vấn đề dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Không chỉ có thành phần trung niên khó
Dự án Số hộ điều
tra
Số người trong
độ tuổi lao động Số lao động trong hộ Thu nhập của hộ Dưới
35 tuổi
Trên 35
tuổi Có việc làm mới
Giữ nguyên nghề cũ
Ít việc hay thất nghiệp
Cao hơn
Như cũ
Thấp hơn
Dự án 1 30 35 16 25 17 9 5 12 13
Dự án 2 30 53 31 30 22 32 4 10 16
Dự án 3 30 42 21 33 22 8 7 13 10
tìm việc làm mà thành phần thanh thiếu niên cũng khó tìm kiếm được một việc làm có nguồn thu nhập như ý muốn vì không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua đó thấy được vấn đề lao động, việc làm và thu nhập đang trở thành vấn đề nóng bỏng và bức xúc cần được giải quyết ngay cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Hình 3.5. Tình hình lao động, việc làm của người bị thu hồi đất tại 3 dự án nghiên cứu
Các chủ đầu tư khi thu hồi đất chủ yếu là để xây dựng các khu đô thị, xây dựng các khu nhà ở để bán hoặc cho thuê nên hầu như các công ty không có nhu cầu tuyển dụng lao động. Mặc dù, cam kết sẽ giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nhưng thực tế số người được giải quyết tiếp nhận việc làm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặt khác, bản thân người lao động có nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực công tác nên không đáp ứng được yêu cầu công việc nên lại thất nghiệp. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân lại chông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, ỷ lại vào tiền đền bù mà không tự tìm kiếm việc làm.
Sau khi bị thu hồi đất thì hầu hết người dân đều phải chuyển đổi việc làm, do bị thay đổi chỗ ở và điều kiện sản xuất. Theo kết quả điều tra thực tế đã cho thấy thu nhập của người dân bị thu hồi đất đa số đều thấp hơn so với trước khi bị thu hồi đất.
Thu nhập giảm làm cho cuộc sống của những hộ này chủ yếu sống dựa vào số tiền đền bù và tiền tiết kiệm của gia đình dành dụm trước kia. Các hộ này đang đối mặt với cảnh “cười ra nước mắt”, khi tiền đền bù như “gió vào nhà trống”.
Về cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư và cuộc sống hiện tại thì đa phần người dân được tái định cư đều cho biết là hầu hết các công trình đầu tư hạ tầng như điện nước, công trình giao thông đều tốt hơn trước riêng chỉ có thu nhập là thấp hơn trước rất
nhiều. Nếu chính quyền địa phương không có những chính sách kịp thời thì sớm muộn những hộ này cũng sẽ trở thành hộ nghèo và trở thành gánh nặng cho xã hội.
* Vấn đề sử dụng tiền bồi thường đối với đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh của người bị thu hồi đất.
Theo kết quả điều tra thì đa số các hộ sau khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ thì sử dụng để xây dựng nhà tại khu tái định cư chiếm tới 53,3% số hộ được điều tra.
Có thể lý giải cho hành động trên của người dân là do đa số các dự án là thu hồi giải tỏa đất sạch giao cho chủ đầu tư, diện tích đất thu hồi lớn nên hầu hết các hộ dân đều thuộc diện tái định cư, nên phải sử dụng tiền để xây dựng lại nhà tại nơi tái định cư là tất yếu. Hơn nửa tâm lý của người dân lo sợ nếu xài hết tiền thì không còn đủ tiền để xây nhà mới để có “nơi ăn chốn ở”.
Đa số các gia đình đều có khá đông con nên các hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để chia cho con cái và người thân trong gia đình như là chia lại một phần tài sản của gia đình. Số hộ gia đình sử dụng phần lớn tiền bồi thường vào việc này chiếm tới 22,2% trong tổng số hộ điều tra. Họ nghĩ rằng nếu còn đất đai thì sau này có thể chia cho con cái và người thân trong gia đình nhưng khi đất bị thu hồi thì việc chia lại tiền cho con cái trong gia đình là việc phải làm để giữ cho gia đình êm ấm.
Nhiều hộ chưa định hướng được việc sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền chủ yếu vào các mục đích mua sắm tài sản, chi tiêu sinh hoạt và các khoảng chi phí khác. Số hộ đã sử dụng phần lớn tiền bồi thường vào mục đích này chiếm đến 8,9% tổng số hộ điều tra. Lý do họ đưa ra là không còn đất sản xuất và không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định nên những hộ này không có nguồn thu, vì vậy số tiền đền bù được dành một phần lớn cho việc tiêu xài. Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng 3.6 ta dễ dàng thấy được việc sử dụng tiền đến bù cho việc tiêu xài lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng tiền đền bù chi cho đầu tư giáo dục.
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình trên cả 3 dự án nghiên cứu (tổng số hộ điều tra là 90 hộ)
STT Mục đích sử dụng
Số hộ sử dụng phần lớn tiền bồi thường
vào các mục đích
Tỷ lệ (%)
1 Xây dựng mới nhà cửa 48 53,3
2 Mua sắm tài sản 3 3,3
3 Chia cho con cái, người thân 20 22,2
4 Gửi tiết kiệm 5 5,6
5 Đầu tư giáo dục 1 1,1
6 Mua lại đất và đầu tư sản xuất 8 8,9
7 Chi tiêu sinh hoạt 3 3,3
8 Chi phí khác 2 2,2
Tổng cộng 90 100
(Nguồn: Điều tra thực tế)
Hình 3.6. Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình trên cả 3 dự án nghiên cứu
Đối với những người đã lớn tuổi, gửi tiết kiệm nhằm đảm bảo đời sống cho bản thân vì không còn khả năng lao động khi về già, nên các hộ này đã sử dụng phần lớn tiền bồi thường, hỗ trợ để gửi tiết kiệm cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn 5,6% trong tổng số hộ điều tra.
Như vậy, đa số các hộ bị thu hồi đất khi nhận số tiền bồi thường, hỗ trợ chỉ có thể sử dụng vào các mục đích phục vụ nhu cầu trước mắt, ít có hộ tính đến hiệu quả lâu dài, duy trì hoạt động sản xuất, việc làm và thu nhập. Nên số hộ mua lại đất và đầu tư sản xuất chỉ chiếm 8,9% trên tổng số hộ điều tra. Điều này cũng cho thấy tầm nhìn trong ngắn hạn của người dân do bị giới hạn về trình độ văn hóa, khi có tiền bồi thường, hỗ trợ thì sử dụng một cách vô tội vạ, hoang phí dẫn đến không đảm bảo cuộc sống trong tương lai.
Tóm lại, Quan điểm của người dân về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng là đồng ý với chủ trương thu hồi đất và vấn đề đặt ra là khi thực hiện thu hồi đất cần phải quan tâm đến đời sống của người dân, hỗ trợ đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho người dân để có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống. Các cấp các ngành cần có giải pháp tuyên truyền và định hướng cho người dân trong việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nghèo đi của một bộ phận nhân dân như hiện nay.
3.4.2. Nguyện vọng của người dân liên quan đến chính sách thu hồi đất, giải