Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ, quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động lưu trữ của Bộ Tư pháp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp văn thư lưu trữ tại BỘ tư PHÁP (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA BỘ TƯ PHÁP 2.1 Hoạt động quản lý

2.1.4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ, quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động lưu trữ của Bộ Tư pháp

Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ Tư pháp luôn được quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn. Ngoài việc tuyển chọn, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với nhiệm vụ còn bao gồm cả việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác lưu trữ. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức của Bộ đủ về số lượng và trình độ về chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng quản lý Nhà nước từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cũng trong những năm qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ, công chức nhằm góp phần nâng cao trình độ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Bộ Tư pháp đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan

và đơn vị trực thuộc; đồng thời cử công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn do Chi cục Văn thư – Lưu trữ tổ chức. Qua đó đã góp phần nầng cao nhận thức, kỹ năng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, từng bước giúp cho các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt các hoạt động văn thư, lưu trữ cơ quan.

Ngày 21/7/2015 Bộ Tư pháp đã phối hợp với Cục công nghệ thông tin tổ chức buổi tập huấn về công tác văn thư lưu trữ cho 130 cán bộ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (phụ lục 10). Tại buổi tập huấn, Bộ Tư pháp đã phổ biến, hướng dẫn những văn bản quan trọng về công tác lưu trữ như: Luật lưu trữ 2011, Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan;

Thông tư số 16/2014/TT-BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn giao, nhận tài liệu lưu trữ vào lưu trữ lịch sử các cấp; Thông tư số 17/2014/TT- BNV ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp; cùng với các chuyên để Tổng quan về quản lý nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ. Cũng tại buổi tập huấn này, Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng có bài tham luận về thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại Bộ Tư pháp và những giải pháp. Lớp tập huấn được diễn ra trong 01 ngày với sự có mặt của đông đảo các học viên và Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Văn phòng. Qua đó có thể thấy, công tác văn thư lưu trữ tại Bộ đang được các đơn vị cũng như lãnh đạo Bộ Tư pháp rất quan tâm.

Việc phổ biến tuyên truyền những nội dung của Luật Lưu trữ trong các buổi tập huấn có ý nghĩa hết sức thiết thực, giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc tuân thủ các quy định về công tác văn thư, lưu trữ cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức BộTư pháp; đẩy mạnh công tác hiện đại hóa, tăng cường các hoạt động thu thập, sưu tầm, chỉnh lý, bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ đổi mới.

Buổi tập huấn cũng là dịp để cán bộ công chức làm công tác văn thư lưu trữ hỏi và trao đổi những vấn để còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình và tất cả những vướng mắc đều được giải đáp thỏa đáng.

Tập huấn công tác lưu trữ là một trong những công việc quan trọng đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt. Qua đây, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ công chức về vai trò tầm quan trọng của công tác lưu trữ và giá trị tài liệu lưu trữ; đưa công tác lưu trữ đi vào nề nếp, hoạt động đảm bảo đúng quy định. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác lưu trữ.

Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ, Bộ Tư pháp còn quan tâm đến việc thi đua khen thưởng cho những tấm gương tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công việc. Việc tôn vinh, khen thưởng kịp thời đã cổ vũ tinh thần thi đua sôi nổi trong các cán bộ, công chức, viên chức và có tác động tích cực đến công tác lưu trữ.

Về chế độ bồi dưỡng cho cán bộ lưu trữ:

Căn cứ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức; Công văn số 2939/BNV-TL ngày 04 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc quy định chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Lưu trữ; Thông tư liên tịch số 13/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 30/5/2012 của Bộ Lao động thương binh xã hội và Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Công văn số 758/VTLTNN-TCCB, ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với ngành lưu trữ. Thực tế, tại Bộ Tư pháp việc chi trả mức trợ cấp Mức 2, hệ số 0,2 tính theo mức lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ (hệ số 0,2 x mức lương tối thiểu hiện hành) đã được thực hiện, được hưởng sự hỗ trợ này. Nhưng sự hỗ trợ này so với sự vất vả, độc hại mà công tác này mang lại thì quá nhỏ nên đối với một số cán bộ lưu trữ đã tạo ra tâm lý thiếu nhiệt tình và xu hướng muốn chuyển vị trí trong công việc của một số cán bộ .

2.1.5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý vi phạm quy chế công tác

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp văn thư lưu trữ tại BỘ tư PHÁP (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w