Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như Khoa Văn thư lưu trữ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp văn thư lưu trữ tại BỘ tư PHÁP (Trang 58 - 63)

Chương 3: Báo cáo kết quả thực tập tại Bộ Tư pháp và đề xuất khuyến nghị

3.3 Một số khuyến nghị .1 Đối với Bộ Tư pháp

3.3.2 Đối với bộ môn lưu trữ, khoa, trường

3.2.2.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như Khoa Văn thư lưu trữ

* Đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội:

Ngày nay, đất nước chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức của thời kỳ hội nhập quốc tế, thật khó khăn khi đoán định diện mạo của công tác lưu trữ tương lai vì ngày nay cùng với công nghệ thông tin đang phát triển, nhiều loại hình tài liệu đang xuất hiện, nhiều cách thức lưu trữ mới được ra đời. Học những gì để ra đời có thể thành công? Trang bị những gì để sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động của các kho thông tin khổng lồ, đối với mỗi nhà trường đào tạo chuyên ngành này thực sự khó có lời giải đúng đắn. Bởi vậy với tư cách một sinh viên được học và tiếp cận tất cả những kiến thức từ nội dung đào tạo của nhà trường, em nhận thấy rằng nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo của nhà trường cần có một số những thay đổi sau:

Để giúp sinh viên có được kỳ thực tập tốt nghiệp thành công, trước tiên nhà trường cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thực tập tốt nghiệp. Bởi thực tập tốt nghiệp không chỉ hữu ích cho sinh viên hay doanh nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu ra cho “sản phẩm đào tạo”

của nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, tìm được việc làm sau khi ra trường có nghĩa là chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào kết quả thực tập của sinh viên, nhà trường có cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo cho thích hợp. Chỉ khi chương

trình thực tập được coi trọng thì nhà trường mới có thể phối hợp cùng các đơn vị sử dụng lao động và sinh viên để tổ chức các kỳ thực tập thành công.

Có thể nói, để sinh viên thực tập thành công, điều căn bản nhất là chương trình đào tạo trong nhà trường cần được xây dựng có chất lượng, gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp. Song thực tế hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động phần lớn đều phải tái đào tạo nhân viên là sinh viên mới ra trường. Kiến thức sinh viên được học trên giảng đường đa phần nặng tính lý thuyết, ít được thực hành, ít được rèn luyện kĩ năng, ít được cập nhật các tri thức mới đi liền với sự phát triển của ngành nghề.

Điều này khiến sinh viên gặp không ít khó khăn, lúng túng khi tiếp cận với công việc, nhất là trong thời gian thực tập. Để biết được những hạn chế của chương trình đào tạo, Nhà trường nên tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp. Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp Nhà trường hiểu được nhu cầu của xã hội nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên. Có thể lấy ý kiến phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, tổng hợp thông tin qua bảng hỏi...

Nhà trường cần tăng cường việc đào tạo các kỹ năng thực hành cho sinh viên. Để sinh viên chuyên ngành Lưu trữ học có thể làm việc tốt sau khi ra trường, một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là cần phải tăng cường kĩ năng thực hành cho sinh viên. Theo em, nhà trường cần có những giáo trình thực hành và tăng thời lượng thực tế cho sinh viên để chúng em có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với công việc ở các cơ quan, doanh nghiệp. Thực tế cho thấy thì sinh viên thiếu các kỹ năng thực hành tốt, cũng như cách xử lý các phần mềm, quản trị mạng...Bởi vậy mà sinh viên lưu trữ sẽ khó có thể cạnh tranh được với sinh viên các chuyên ngành khác trong thời kì đổi mới để tìm việc làm và phát triển trong tương lai.

Thứ 2, nhà trường cần quan tâm đến sự liên kết trong lĩnh vực đào tạo.

Không chỉ đơn thuần là cùng hợp tác giảng dạy giữa nhà trường này với nhà trường khác mà cần có sự liên kết giữa nhà trường với các cơ quan có khả năng sử dụng sản phẩm được đào tạo để khi ra trường sinh viên có được những địa chỉ sẵn sàng chờ đón mình. Bởi thực tế hiện nay có hàng ngàn cơ quan, doanh nghiệp đang hoạt động mà sinh viên ngành lưu trữ có thể đến đó làm việc.

Thứ 3, nhà trường cần tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo, đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với đại diện HSSV. Các buổi hội thảo này là cơ hội để HSSV bày tỏ nguyện vọng, tham gia góp ý kiến, trao đổi, đối thoại trực tiếp với nhà trường; đồng thời giúp thầy và trò cùng đồng thuận, gắn bó nhau hơn, cùng phấn đấu xây dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy của nhà trường, kết quả học tập của HSSV sẽ tốt hơn.

Thứ 4, em nhận thấy rằng việc phân bổ thời gian giảng dạy của nhà trường quá ngắn, có những nội dung quan trọng cần phân tích, giảng dạy cho sinh viên nắm vững song do việc phân bổ thời gian giảng dạy chưa hợp lí cho nên gây khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên. Bởi lẽ người dạy thì không dạy hết bài, và người học sẽ không thể tiếp cận sâu sắc nội dung kiến thức cần nắm được, từ đó sẽ tạo ra sự mệt mỏi, nhàm chán đối với cả người dạy và người học. Như vậy, em kính mong từ phía nhà trường cần chỉ đạo các Khoa tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm thống nhất nội dung cơ bản, cốt lừi cần giảng dạy trờn lớp, cũn cỏc mục khỏc chỉ phân bổ thời gian cho sinh viên về tự học, tự nghiên cứu.

Cùng với đó, để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cũng cần quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy, học tập của thầy và trò.

Về phía Khoa Văn thư lưu trữ:

Thực tiễn đã chứng minh rằng, muốn nâng cao chất lượng đào tạo phải gắn kết hữu cơ giữa giảng dạy với nghiên cứu khoa học. Sản phẩm chính về nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên là bài báo cáo, báo cáo khoa học, sách chuyên khảo, giáo trình... Nhưng thực tế, tỷ lệ loại sản phẩm này ở ngành văn thư lưu trữ chiếm rất ít so với các ngành đào tạo khác. Phần lớn các giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao cũng chỉ dừng lại ở việc cập nhật bài giảng chứ ít đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, xuất bản giáo trình, sách chuyên khảo, chính vì vậy, việc giảng dạy khó lòng đạt chất lượng cao được.

Em nhận thấy số lượng sách chuyên khảo và giáo trình do cán bộ trong Khoa biên soạn chưa nhiều, các bài viết chủ yếu mới chỉ đăng trên tạp chí của

ngành mà chưa mở rộng sang một số tạp chí khác có liên quan. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc quảng bá hình ảnh và uy tín của ngành và Khoa ra ngoài xã hội. Hơn nữa, thời lượng giờ lên lớp về lý thuyết không nhiều, trong khi lượng kiến thức lại rất lớn, vì thế sinh viên phải đọc và tích lũy nhiều kiến thức qua việc đọc thêm giáo trình, bài giảng và sách chuyên khảo. Chính vì vậy mà giáo trình cũng nên thường xuyên được sửa đổi và bổ sung để cập nhật những kiến thức mới để sinh viên mở mang kiến thức. Đây cũng là những hạn chế kính mong các quí thầy cô quan tâm khắc phục trong thời gian tới.

Về phương pháp đào tạo: phương pháp đào tạo mà các giảng viên thường áp dụng trong công tác giảng dạy là phương pháp thuyết trình, sinh viên lắng nghe, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành. Tuy nhiên, do tính đặc thù môn học cũng như hạn chế về số giờ lên lớp, không phải môn học nào cũng có giờ học thực hành.

Chính vì vậy, các môn học hầu như là được giảng dạy theo phương pháp truyền thống đó là giảng viên truyền đạt còn sinh viên ở dưới nghe và ghi chép. Trong những năm học vừa qua em nhận thấy phương pháp giảng dạy này có nhiều ưu điểm và vẫn còn hạn chế như sau: Về mặt ưu điểm, sinh viên sẽ được tiếp thu các bài giảng, các kiến thức một cách có hệ thống từ giáo trình, tài liệu tham khảo, cũng như cách truyền đạt dễ hiểu của các giảng viên. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra sự bất cập đó là việc sinh viên sẽ thụ động, ỷ lại hơn vào các bài giảng trên lớp. Theo em, trong thời gian tới, Khoa Văn thư lưu trữ nên tăng cường áp dụng hình thức bắt buộc sinh viên làm bài tập, tự sưu tầm tài liệu...Điều này sẽ giúp sinh viên tự chủ trong việc học tập và tìm hiểu kiến thức của mình, có cách suy nghĩ độc lập trước một vấn đề trước khi có đáp án hay bài giảng chính thức của các thầy cô trên lớp.

Cuối cùng, em kính mong Khoa trao đổi với phòng đào tạo, để trong những năm sắp tới, Khoa có thể mở nhiều buổi tập huấn hơn nữa để trước khi thực tập sinh viờn cú cỏi nhỡn cụ thể, rừ ràng hơn về cụng việc mà mỡnh đang theo đuổi, để sinh viên có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn trước khi đi thực tập, tránh được sự vênh nhau giữa lý thuyết và thực hành. Chúng em cũng rất mong khoa cũng như nhà

trương có thể sắp xếp kéo dài thời gian thực tập để tạo điều kiện tốt hơn cho sinh viên được công tác có hiệu quả trong thời gian dài.

Trên đây là một số đóng góp của cá nhân em, với tư cách là một sinh viên đang hoàn thành chương trình học tập tại Khoa. Có thể thấy rằng những kết quả mà sinh viên chúng em có được ngày hôm nay chính là nhờ có sự giảng dạy nhiệt tình cũng như tình cảm mà các thầy cô giáo trong Khoa Văn thư lưu trữ đã dành cho chúng em. Việc xây dựng được một nền hành chính vững mạnh trong đó có công tác lưu trữ đóng vai trò nòng cốt không chỉ là mong muốn của Nhà nước nói chung mà còn là mong muốn của các giảng viên, sinh viên Khoa Văn thư lưu trữ nói riêng. Và trong suốt những năm qua các thầy cô cũng đang cố gắng để góp phần hoàn thiện hơn công tác này tại nước ta bằng cách đào tạo nên những cử nhân giỏi, những cán bộ tương lai của ngành. Cùng với những mong muốn đó, em xin mạnh dạn đưa ra một số đóng góp với hy vọng tương lai gần nội dung đào tạo cũng như phương pháp giảng dạy của Khoa cũng như của trường sẽ có nhiều đổi mới nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế và nhu cầu của xã hôi trong công cuộc hội nhập quốc tế của cả nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp văn thư lưu trữ tại BỘ tư PHÁP (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w