Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.1.2. Vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi đội ngũ CBCC phải đáp ứng để phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, phải tạo ra được đội ngũ CBCC thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước và toàn dân đang thực hiện.

Công cuộc Cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền Hành chính trong sạch, vững mạnh, trong đó đội ngũ CBCC phải có đủ năng lực, phẩm chất để thực thi các nhiệm vụ được giao. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một đòi hỏi khách quan nhằm tạo ra được đội ngũ CBCC đáp ứng được yêu cầu.

Do nhu cầu của sự tồn tại và phát triển, tổ chức buộc phải tạo ra một đội ngũ CBCC có đủ các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao. Người lao động luôn có nhu cầu phát triển, nếu không đáp ứng nhu cầu đó, sự hài lòng đối với công việc sẽ giảm. Vì vậy đào tạo được coi như để đáp ứng nhu cầu phát triển của người lao động, đồng thời cũng là một biện pháp quan trọng dể tạo động lực làm việc cho nhân viên. Để tạo lập và nâng cao lợi thế của tổ chức buộc phải có đủ các nguồn lực cần thiết, trong đó nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định là nguồn nhân lực.

Công tác đào tạo - bồi dưỡng CBCC là một vấn đề quan trọng của công tác cán bộ. Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo - bồi dưỡng CBCC có những vai trò sau:

Công tác đào tạo - bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho công tác chuẩn hóa cán bộ. Đây có thể coi là vấn đề quan trọng khi mà đội ngũ CBCC hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, trình độ, năng lực, phẩm chất còn bộc lộ nhiều yếu kém. Điều này đã làm giảm sút chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Vì vậy, trong thời gian tới công tác đào tạo - bồi dưỡng CBCC cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CBCC.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đào tạo, bồi dưỡng CBCC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực phẩm chất sẽ góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Đào tạo bồi dưỡng CBCC để có được đội ngũ CBCC năng động, nhạy bén, linh hoạt có khả năng đáp ứng với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công việc nhanh chóng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cũng là đáp ứng được nguyện vọng của từng CBCC. Đồng thời tạo cho người CBCC có cách nhìn mới, tư duy mới trong công việc.

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm duy trì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Tạo ra một đội ngũ CBCC vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất, tinh thần và trách nhiệm, say mê với công việc tận tụy phục vụ nhân dân, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xây dựng một đội ngũ CBCC năng động, nhạy bén, linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công việc nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

Xuất phát từ vị trí, tính chất đặc biệt của hệ thống chính quyền cấp huyện trong hệ thống chính quyền địa phương của nước ta, đội ngũ CBCC cấp huyện lại càng đóng vai trò quan trọng. Đội ngũ CBCC cấp huyện là cầu nối của chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã; giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mỗi vị trí chức danh CBCC ở cấp chính quyền này đều được giao thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của nhân dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội, mức độ ổn định an ninh - chính trị ở địa phương. Chính quyền cấp huyện có chức năng chủ yếu là quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội, chăm lo phục vụ đời sống dân cư, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đội ngũ CBCC cấp huyện đóng vai trò là những người phổ biến, tổ chức và vận động quần chúng nhân dân địa phương thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đóng vai trò to lớn trong việc bảo đảm ổn định chính trị, chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước…

1.2. Hình thức và nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.2.1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong tổ chức

Tại Nghị định số 18/2010/NĐ - CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức quy định các hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBCC sau:

- Hình thức tập trung: Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo truyền thống, với các ưu điểm nổi bật là cho phép người học được trao đổi, thảo luận trực tiếp tại chỗ; cho phép tổ chức các mô phỏng, tiếp cận hệ thống công nghệ thong tin nội bộ của tổ chức và sử dụng các tiện ích khác của các trường đào tạo như Thư viện, các hệ thống phục vụ đời sống sinh - hoạt hàng ngày. Loại hình đào tạo này đặc biệt phù hợp với đào tạo kỹ năng, đào tạo thực hành,...

Cho tới nay, đào tạo tập trung vẫn được áp dụng đối với hầu hết các chương trình đào tạo.

- Hình thức bán tập tập trung: hình thức đào tạo bán tập trung là hình thức đào tạo theo kiểu cho học viên tham gia học tập trung một nửa thời gian ở trường lớp, còn một nữa thời gian còn lại là thời gian cho học viên tự học, có thể học ở nhà, học nhóm,…

- Hình thức vừa làm vừa học: Hình thức vừa làm vừa học là hình thức đào tạo không chính quy trong đó, các đơn vị đào tạo tổ chức thi tuyển để lấy học viên. Sau khi trúng tuyến, học viên sẽ tham gia học tập vào buổi tối và các ngày cuối tuần.

- Hình thức từ xa: Đào tạo từ xa là hình thức đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian. Đào tạo từ xa là hoạt động dạy học diễn ra một cách gián tiếp theo phương pháp dạy học từ xa. Đào tạo từ xa được hiểu bao hàm các yếu tố dưới đây:

+ Giảng viên và học viên ở một khoảng cách xa (tức là có sự ngăn cách về mặt không gian: khoảng cách này là tương đối, có thể là cùng trường học nhưng khác phòng học hoặc khác nhau về vị trí địa lý, có thể vài kilomet hoặc hàng ngàn kilomet).

+ Nội dung dạy học trong quá trình dạy học được truyền thụ, phân phối tới cho học viên chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn

bản in, âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu máy tính.

+ Sự liên hệ, tương tác giữa giảng viên và học viên (nếu có) trong quá trình dạy học có thể được thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian).

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w