Tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Khi xây dựng chương trình cho một khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC các tổ chức cần phải tính toán được những yếu tố cần thiết đảm bảo cho khóa học diễn ra một cách liên tục và đạt kết quả mong muốn theo mục tiêu hoạt động cũng như mục tiêu đào tạo mà tổ chức đề ra. Sau khi khóa học hoàn thành, tổ chức cần đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng theo những tiêu chí cụ thể, phát hiện những mặt tích cực đã làm được và chấn chỉnh khắc phục những tồn tại.

Đánh giá hiệu đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan, trung thực. Bao gồm các tiêu chí đánh giá sau:

1.5.1. Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình với yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu vị trí việc làm

- Mục tiêu đào tạo, việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo phải luôn gắn với mục tiêu đào tạo đã xác định vì xây dựng chương trình đào tạo cũng là một phần trong quá trình hoạt động hướng tới kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu đào tạo.

- Các quan điểm, định hướng, chính sách, chiến lược phát triển của Nhà nước cũng như của tổ chức.

- Trình độ khoa học - công nghệ trên thế giới và mức độ phát triển khoa học trong nước cũng như trình độ phát triển của tổ chức. Từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp với thực tế hiện tại vừa đảm bảo mục tiêu đuổi kịp trình độ phát triển của thế giới.

- Khả năng thực hiện các nội dung, chương trình của tổ chức như: cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, hệ thống tài liệu, kinh phí dành cho đào tạo...

Chương trình đào tạo gồm: thời gian đào tạo, các môn học cụ thể cần thiết để đảm bảo đủ các kiến thức và nội dung đào tạo đặt ra, giáo trình, tài liệu nào, trang thiết bị, dụng cụ nào cần thiết phục vụ cho quá trình đào tạo.

1.5.2. Năng lực của giảng viên và sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học

Đánh giá giảng viên là một công việc hoàn toàn không đơn giản, tuy nhiên để công việc này có ý nghĩa cho việc thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của mỗi giảng viên thì việc mỗi tổ chức căn cứ vào sứ mạng, nhiệm vụ cụ thể của tổ chức mình để thiết kế, xây dựng một hệ thống các tiêu chí liên quan đánh giá toàn diện các hoạt động của giảng viên là một vấn đề rất quan trọng.

Sự phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng với nội dung chương trình và người học. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, và chương trình đào tạo, từ đó xác định và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.

1.5.3. Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được đánh giá theo các phương diện sau:

- Các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện - Tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng

- Quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng

- Tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng - Quy trình giảng dạy

- Đánh giá học viên

- Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng CBCC

1.5.4. Mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của cán bộ, công chức và thực tế áp dụng vào việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Đánh giá kết quả học tập trong giai đoạn đầu tiên là không khó, nhưng đánh giá hiệu quả của toàn khóa học là một vấn đề phức tạp đòi hỏi rất nhiều thời gan. Có nhiều trường hợp học viên lĩnh hội kiến thức rất tốt nhưng khi vào làm việc thực tế thì không thể thực hành áp dụng vào được những thứ mình đã học. Để tránh sự lãng phí trong công tác đào tạo, sau một phần hoặc toàn bộ chương trình đào tạo cần thiết phải có một sự đánh giá về kết quả đào tạo của học viên, xem xét lại mục tiêu đưa ra và mức độ thỏa mãn các mục tiêu đào tào tạo đó. Sau đó đưa ra các điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả cho các chương trình đào tạo.

Kết quả mà tổ chức đạt được là thông qua việc nhân viên ứng dụng những kết quả thực hiện công việc của người được đào tạo, và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế như thế nào.

1.5.5. Lượng hóa những chi phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Khi thực hiện một khóa đào tạo bồi dưỡng cho CBCC, tổ chức cần tính được những khoản chi phí đầu tư cho khóa đào tạo bồi dưỡng đó đem lại cho

cá nhân người được cử đi đào tạo bồi dưỡng và bản thân tổ chức. Nếu không tính toán những chi phí đó thì dẫn đến tình trạng tổ chức sẽ đầu tư chi phí cho khóa đào tạo bồi dưỡng có thể thiếu hoặc thừa mà lợi ích thu được sau khi khóa đào tạo bồi dưỡng kết thúc người được tham gia vào hoạt động của tổ chức chưa chắc đã bù đắp được những chi phí đó, thậm chí chất lượng đào tạo bồi dưỡng vẫn chưa được nâng cao thực sự.

Vì vậy, việc tính toán chi phí đào tạo bồi dưỡng và lợi ích thu được từ việc đào tạo bồi dưỡng là một việc cần thiết.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO,

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w