CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
2.6. Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện Cẩm Xuyên
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Xuyên vẫn còn một số tồn tại sau:
Việc xác định nhu cầu đào tạo và đối tượng đào tạo chủ yếu mới chỉ căn cứ vào các quy định của Nhà nước mà ít căn cứ vào năng lực thực tế của cán bộ, công chức.
Phương pháp đào tạo còn ít và sử dụng chưa phổ biến. Việc đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo chỉ thông qua đánh giá nội dung, chương trình đào tạo, công tác tổ chức thực hiện.
Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC còn ít.
Về ứng dụng đội ngũ cán bộ, công chức: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là thế, nhưng sự ứng dụng đội ngũ cán bộ, công chức sau mỗi chương trình đào tạo là chưa hiệu quả. Trong tất cả những người được đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo, bồi dưỡng thì chỉ ít trong số họ là được sắp xếp một công việc cao hơn, một số người được thuyên chuyển, luân chuyển làm công việc khác, còn đa số thì vần giữ nguyên vị trí, công việc của mình. Chính điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như
trách nhiệm của người cán bộ, công chức.
Cách phối kết hợp: Sự phối kết hợp giữa người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC với những người làm công tác khác về tổ chức ở phòng Nội Vụ, cũng như sự kết hợp với các phòng ban khác liên quan là chưa chặt chẽ.
Trưởng, phó phòng Nội Vụ thì rất quan tâm đến công tác, nhiệm vụ và cách làm việc của các nhân viên, tuy nhiên có một hạn chế ở phòng Nội Vụ là các nhân viên trong phòng khi được giao làm các nhiệm vụ của mình thì họ thường không quan tâm đến nhiệm vụ và công việc của những người khác trong phòng, vì vậy mà trong quá trình làm việc, sự phối kết hợp giữa những người trong phòng là hạn chế.
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống các văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa chặt chẽ và đồng bộ hoàn chỉnh, còn nhiều văn bản chồng chéo, chưa quy định cụ thể, rừ ràng. Vẫn cũn thiếu cỏc văn bản Quy phạm phỏp luật quy định, hướng dẫn cụ thể về một số nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong hoạt động quản lý nhà nước điều này gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
Nội dung chương trình của các lớp bồi dưỡng về quản lý nhà nước còn khá nặng về phần lý thuyết, vẫn bị trùng lặp giữa các chương trình đào tạo.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cần phải có thời gian thực hiện mới mang lại được những kết quả nhất định.
Nguyên nhân chủ quan:
Một bộ phận CBCC tồn tại suy nghĩ học để có bằng cấp, chứng chỉ để đạt tiêu chuẩn theo quy định hoặc thi chuyển nâng ngạch lương, công tác quản lý một số lớp học theo hình thức đào tạo không chính quy chưa chặt chẽ, hiệu quả sau đào tạo chưa cao, là một trong những nguyên nhân làm ảnh
hưởng đến tiến trình cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, chưa có sự điều tra cơ bản để nắm bắt chính xác tình hình thực tế về trình độ khả năng, điều kiện và triển vọng của từng đối tượng CBCC. Vì vậy, chưa xác định được những điều kiện phải có trong đào tạo, bồi dưỡng.
Do cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo còn thiếu hoặc một số chương trình, giáo trình trung ương chưa tổ chức tập huấn chuyển giao cho giảng viên của tỉnh cho nên chưa đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức như:
lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, các lớp bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn, giao tiếp hành chính.
Việc phân cấp chưa cao cho việc mở các lớp chuyên môn, nghiệp vụ cho cấp huyện ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo cũng như nhu cầu học của CBCC.
Công tác quy hoạch đào tạo CBCC chưa thể giải quyết hết được những hạn chế trước đây.
Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng còn hạn chế.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG