Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.4.1. Các nhân tố bên trong tổ chức

* Nguồn nhân lực của tổ chức:

Khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo thì trước hết phải căn cứ vào đặc điểm lao động trong tổ chức mà có kế hoạch đào tạo bổ sung, đào tạo thay thế hay đào tạo nâng cao. Nếu trình độ lao động trong tổ chức càng thấp, khả năng thực hiện công việc càng kém thì nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ tay

nghề càng cần thiết, ngược lại với đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao thì nhu cầu đào tạo nâng cao lại là cần thiết. Đồng thời cũng tùy thuộc vào trình độ của đội ngũ những người làm công tác đào tạo trong tổ chức mà công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức được tiến hành có quy cũ và có hiệu quả hay không.

* Chiến lược phát triển của tổ chức:

Nhân lực chất lượng cao là một lợi thế vô cùng lớn trong cạnh tranh giữa các tổ chức với nhau, các tổ chức muốn đứng vững và phát triển trong thị trường cạnh tranh thì luôn phải xây dựng cho mình một chiến lược nhân lực phù hợp với chiến lược hoạt động của mình. Và khi chiến lược hoạt động thay đổi sẽ dấn đến sự thay đổi trong công việc, tức là nhu cầu phải thay đổi và nâng cao kỹ năng để phù hợp với công việc mới. Do vậy, đòi hỏi tổ chức phải tiến hành đào tạo để có lực lượng lao động phù hợp với chiến lược phát triển của mình.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài chính của tổ chức:

Cơ sở vật chất là bao gồm các máy móc thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ phục vụ cho công việc của người lao động trong quá trình làm việc.

Cơ sở vật chất ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo. Ví dụ: khi tổ chức thay mới những máy móc cũ bằng những máy móc hiện đại hơn, khi đó với những người lao động cũ sẽ không thể làm việc với loại máy móc mới này ngay được trừ khi tổ chức phải tổ chức đào tạo để người lao động có đủ khả năng khai thác chúng đảm bảo tính hiệu quả trong công việc hay sử dụng máy móc thiết bị.

Đối với nguồn tài chính: nguồn tài chính càng dồi dào thì mới tạo điều kiện cho việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng quy trình đào tạo cho tổ chức. Nếu như nguồn tài chính mà ít, sẽ hạn chế nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và

phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

* Quan điểm quản trị nhân sự

Quan điểm quản trị nhân sự của các nhà lãnh đạo tổ chức có tác động trực tiếp đến công tác đào tạo trong tổ chức đó. Nhiều chủ tổ chức cho rằng đào tạo nhân lực là không cần thiết vì họ nghĩ rằng sau khi đào tạo người lao động sẽ có trình độ cao hơn nên có thể rời tổ chức mà đi làm ở một nơi tốt hơn. Đối với những tổ chức này dù có đầy đủ các phương tiện vật chất hay điều kiện cho đào tạo thì công tác đào tạo vẫn không được tiến hành. Mặt khác đối với một số lãnh đạo nhận thức vai trò của công tác đào tạo và họ cho rằng khi người lao động được đào tạo đúng theo nguyện vọng, họ sẽ có hứng thú trong công việc và càng gắn bó hơn với tổ chức. Vì thế mà họ luôn coi trọng việc đầu tư cho công tác đào tạo.

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài tổ chức

* Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội

Hệ thống giáo dục xã hội là nơi cung cấp phần lớn nguồn nhân lực cho tổ chức. Do đó, nếu hệ thống giáo dục xã hội tốt thì sẽ cung cấp cho các tổ chức một đội ngũ lao động có chất lượng cao, có trình độ và kỹ năng thực hiện công việc thì tổ chức sẽ không phải đào tạo hoặc đào tạo rất ít. Ngược lại, khi hệ thống giáo dục - đào tạo xã hội không tốt thì lực lượng lao động khi tổ chức tuyển vào cũng khó có chất lượng cao, do đó tổ chức phải tổ chức các lớp đào tạo để cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người lao động để họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và sự phát triển của xã hội.

* Thị trường lao động:

Sự phát triển của kinh tế xã hôi đòi hỏi mỗi tổ chức cần phải đảm bảo một đội ngũ lao động có năng lực và trình độ để đáp ứng nhu cầu đó. Thị trường lao động là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các tổ chức, do đó số lượng và chất lượng cung càng lớn thì tổ chức càng có cơ hội tìm được nhiều

người lao động phù hợp với yêu cầu của công việc. Khi đó tổ chức sẽ không mất nhiều thời gian và công sức để đào tạo người lao động. Thị trường lao động với số lượng ít và chất lượng thấp thì tổ chức khi tuyển lao động và phải đào tạo trước khi họ vào làm việc, tức là tổ chức sẽ phải đào tạo nhiều hơn và tốn chi phí nhiều hơn. Không phải tổ chức nào cũng dễ dàng tìm được người lao động như mong muốn, khi đó tổ chức phải mất thời gian đào tạo họ nhiều hơn so với những người lao động có trình độ cao.

* Khoa học kỹ thuật:

Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo của một cơ quan hoặc tổ chức. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực con người của tổ chức vô cùng cần thiết. Mặt khác do sự phát triển của xã hội nên mỗi tổ chức phải thường xuyên đổi mới để theo kịp sự phát triển đó. Trong đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò chủ yếu, tức mỗi cơ quan tổ chức đều phải quan tâm, chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản trị nhân lực: Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức của ủy ban nhân dân huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w