CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH
2.5. Thực trạng quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của UBND huyện Cẩm Xuyên
2.5.4. Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp đào tạo và lựa chọn giảng viên
Các nội dung đào tạo cho cán bộ các phòng ban nghiệp vụ như phòng Nội Vụ, phòng Tài chính, Kế hoạch, phòng Lao động thương binh xã hội còn ít, chủ yếu tố chức đào tạo khi có những quy định mới của Nhà Nước về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của họ trong công việc.
* Về nội dung chương trình đào tạo:
Hệ thống nội dung chương trình đào tạo gồm các môn học, các bài học, kết cấu các môn học, thời lượng mỗi môn, giáo trình tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo do chính giảng viên giảng dạy biên soạn. Nội dung đào tạo, giáo án, đề thi sau khi được biên soạn phải được gửi về Hội đồng đào tạo kiểm tra và phê duyệt để tiến hành chỉnh sửa và duyệt.
Tiến hành phỏng vấn 15 CBCC của UBND huyện Cẩm Xuyên (xem phụ lục 5), tổng hợp được kết quả về mức độ hài lòng của CBCC về nội dung đào tạo như sau:
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của CBCC về nội dung đào tạo, bồi dưỡng Mức độ hài lòng về các nội dung đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu điểm cần khắc phục. Cụ thể
với nội dung học lớp quản lý nhà nước mức độ rất hài lòng và hài lòng lần lượt chiếm 20%, 40%; mức độ cảm thấy bình thường chiếm 30%; tỉ lệ CBCC cảm thấy không hài lòng chiếm tỉ lệ khá lớn 10%. Như vậy cho thấy, tỉ lệ
không hài lòng và cảm thấy bình thường chiếm 50% bằng với tỉ lệ rất hài lòng và hài lòng. UBND cần có các biện pháp khắc phục để gia tăng tỉ lệ hài lòng hoặc rất hài lòng. Đối với nội dung học bồi dưỡng lý luận chính trị dựa vào biểu đồ có thể thấy tỉ lệ rất ít CBCC rất hài lòng 12%; tỉ lệ hài lòng chiếm 30%; tỉ lệ không hài lòng cao nhất 46%. UBND cần xây dựng kế hoạch, định hướng phương pháp giảng dạy để nội dung đào tạo lý luận chính trị hấp dẫn, hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, nội dung tập huấn hội thảo tỉ lệ rất hài lòng chiếm 10%; tỉ lệ không hài lòng chiếm 20%.
Qua đó ta có thể thấy, tỉ lệ không hài lòng vẫn chiếm tỉ lệ khá lớn với
các nội dung đào tạo. Tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng chưa chiếm hơn 50%, UBND huyện Cẩm Xuyên cần xem xét lại quá trình đào tạo về các nội dung để đạt được mục đích đề ra.
* Về lựa chọn phương pháp đào tạo:
Ủy ban áp dụng các phương pháp đào tạo là:
- Phương pháp kèm cặp, chỉ bảo: hàng năm, có một số cán bộ, công chức mới hay là cán bộ công chức của các cơ quan khác chuyển đến về là việc tại Ủy ban. Đối với những cán bộ công chức cơ quan khác chuyển đến thì thường họ đã có chuyên môn, nghiệp vụ; còn đối với những người vừa mới ra trường, thì khi sắp xếp họ vào một phòng ban nào đó làm việc, bước đầu cần phải phân công người hướng dẫn, chỉ bảo công việc cho họ, giúp họ làm quen với công việc của mình.
- Phương pháp luân chuyển, thuyên chuyển công việc: Hàng năm, Ủy ban có chính sách thuyên chuyển, luân chuyển cán bộ từ phòng ban này sang phòng ban khác nhằm giúp họ có cơ hội học tập, mở mang, và có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên sự luân chuyển, thuyên chuyển này là rất hạn chế, và trong khoảng thời gian thường là 1 - 2 năm, nhằm tránh tình trạng người cán bộ làm một công việc chuyên môn trong thời gian quá ngắn.
- Phương pháp gửi đi học tại các trường chính quy và cá nhân có nhu cầu học tại chức: đối với các cá nhân được cử đi học tại các trường thì thường là các cán bộ chủ chốt được cử đi, việc họ học ở trường nào là do Ủy ban quyết định và Ủy ban thanh toán toàn bộ kinh phí liên quan đến việc học tập của người này. Còn đối với những ngừơi xin tự đi học, thì cơ quan cũng tạo điều kiện và cấp một phần kinh phí cho họ.
- Phương pháp hội nghị hội thảo: Đây là phương pháp áp dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý trong Ủy ban, đặc biệt là các trưởng phòng, phó phòng.
Đối với phương pháp này thì Ủy ban sẽ tổ chức những buổi hội thảo với sự có
mặt của các cán bộ cấp cao, những người có kinh nghiệm. Mặt khác, Ủy ban nên mời thêm những chuyên gia về lĩnh vực mà Ủy ban đang đào tạo tham dự vào hội thảo. Trong những buổi hội thảo như thế này thì các chuyên viên sẽ trao đổi những thông tin và kiến thức với những người tham dự. Để thực hiện được phương pháp này có hiệu qủa thì Ủy ban cần đầu tư cho cơ sở vật chất như máy chiếu, hệ thống mô phỏng...
Bảng 2.11. Số lượng cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng năm 2014
Đơn vị tính: lượt người
STT Nội dung đào tạo Kế
hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
1 Học lớp quản lý nhà nước 11 11 100
2 Tập huấn, hội thảo 33 27 81,81
3 Học bồi dưỡng chính trị 17 13 76,47
4 Học ở trường chính quy 9 7 77,77
5 Học thạc sĩ 4 3 75
6 Học lớp chuyên môn, nghiệp vụ 21 15 71,42
(Nguồn: Phòng Nôi Vụ - UBND huyện Cẩm Xuyên) Qua bảng số liệu 2.11 trên ta thấy rằng trong năm 2014 công tác đào tạo của UBND đã thu được kết quả đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu đào tạo của UBND. Mặc dù vẫn có một số khóa ở một số nội dung chưa hoàn thành so với nhu cầu đào tạo mà đầu năm Ủy ban đã đề ra, nhưng tỷ lệ hoàn thành là khá cao. Đồng thời, số lượt người được đào tạo thực tế giữa các nội dung đào tạo là khác nhau và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cũng có sự biến động giữa các nội dung. Cụ thể, ở nội dung đào tạo quản lý nhà nước đạt 100%, tức là hoàn thành kế hoạch đặt ra, và tiếp đến là đạt 77,77% ở nội dung đào tạo cán bộ nhân viên học ở trường chính quy, và bồi dưỡng chính trị đạt 76.47%
kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên ở nội dung cho cán bộ, công chức học các lớp chuyên môn nghiệp vụ thì tỷ lệ hoàn thành là thấp nhất đạt 71,42%. Lý do là vì cán bộ, công chức ở ủy ban còn thấp, số lượng cán bộ, công chức cần đào
tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ là tương đối nhiều, nhưng nếu những người đó đều đi học hết thì lượng cán bộ, công chức tại ủy ban sẽ ít đi trong khi đó khối lượng công việc thì lại rất nhiều, vì vậy mà tuy là kế hoạch đặt ra là nhiều nhưng tỷ lệ thực hiện được lại không cao.
Biểu đồ 2.3. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng dưỡng cán bộ công chức năm 2014
Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta thấy tỷ lệ CBCC tham gia các lớp học đào tạo, bồi dưỡng tuy có sự bến động nhưng tương đối đồng đều. Số lượng CBCC tham gia các lớp tập huấn hội thảo chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 35,53% trong tổng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng năm 2014. Tiếp đến là học lớp chuyên môn nghiệp vụ, đạt 19,7%. Học thạc sĩ chiếm tỷ lệ thấp nhất, đạt 4%
thấp hơn rất nhiều so với các lớp học đào tạo bồi dưỡng khác.
Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCC mà UBND huyện đã sử dụng được CBCC đánh giá mức độ phù hợp như sau: rất phù hợp có tỷ lệ 5%, phù hợp có tỷ lệ 82,5%, bình thường có tỷ lệ 12,5%, không hợp có tỷ lệ là 0%
(xem phụ lục 4). Như vậy, phương pháp đào tạo nhân viên mà Ủy ban sử dụng là phù hợp với tình hình thực tế của UBND huyện, không có ý kiến nào cho rằng phương pháp đào tạo,bồi dưỡng CBCC là không phù hợp. Chứng tỏ
các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCC mà Ủy ban đang sử dụng là khá tốt. Cần tiếp tục phát huy và cố gắng bổ sung thêm kỹ năng, phương pháp đào tạo hợp lý, phù hợp với CBCC của Ủy ban.
Biểu đồ 2.4. Ý kiến về mức độ phù hợp của phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCC của UBND huyện Cẩm Xuyên
Tóm lại, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBCC mà UBND huyện áp dụng đều phù hợp với tình hình thực tế của Ủy ban. Vấn đề quan trọng là Ủy ban cần kết hợp hình thức và phương pháp đào tạo hợp lý nhằm tạo hứng thú cho học viên.
* Lựa chọn giáo viên.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở Ủy ban tùy thuộc và chương trình đào tạo vào loại hình đào tạo, có thể là các cán bộ của Ủy ban trực tiếp giảng dạy, các chuyên gia đến từ các trung tâm hay viện nghiên cứu; các giảng viên từ các trường đại học.
Theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC của Ủy ban, việc lựa chọn giáo viên tham gia giảng dạy phải dựa trên những tiêu chuẩn sau đây:
- Có năng lực chuyên môn sâu rộng
- Truyến đạt kiến thức dễ hiểu, soạn thảo tài liệu giảng dạy có hệ thống.
- Được các cán bộ công chức trong Ủy ban tín nhiệm.
- Đối với các giảng viên là các cán bộ Ủy ban thì có yêu cầu thêm là am hiểu kỹ lưỡng về công việc thực tế, có uy tín với đồng nghiệp.
Trong quá trình mời giảng viên về dạy cho học viên ở Ủy ban, cán bộ phụ trách đào tạo sẽ thỏa thuận với các giảng viên về nội dung, thời gian, địa điểm và các yêu cầu của Ủy ban. Còn đối với các giáo viên là các cán bộ trong Ủy ban thì trước mỗi khóa học, các giảng viên sẽ được phổ biến về chương trình, nội dung và mục tiêu của khóa học để họ có sự chuẩn bị kỹ lượng về nội dung giảng dạy.
* Đánh giá mặt hạn chế trong chương trình, nội dung đào tạo:
- Nội dung giảng dạy chưa nắm bắt được những kiến thức mới, thông tin mới, nội dung đào tạo còn ít và nội dung đào tạo chưa đồng bộ.
* Nguyên nhân tồn tại trong chương trình và nội dung đào tạo:
- Hạn chế về trình độ của những người làm công tác đào tạo, trong việc thiết lập chương trình đào tạo.
- Nguồn chi cho công tác đào tạo nhân lực còn thấp do ngân sách nhà nước cấp xuống và tiền của các dự án.