PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.3 Những nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chính sách Marketing quốc tế của doanh nghiệp
1.1.3.2 Môi trường bên ngoài
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài trong Marketing quốc tế bao gồm các yếu tố môi trường quốc gia và các yếu tố môi trường quốc tế doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát.
1.1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu. Các yếu tố chủ chốt trong môi trường kinh tế của một quốc gia mà doanh nghiệp thường quan tâm đó là mức độ tăng trưởng kinh tế, mức sống, cơ cấu dân cư và sự phân chia giai tầng xã hội…
Tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia: phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hoá của thị trường. Khi một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường tăng lên, nhu cầu nhập khẩu và khả năng trao đổi hàng hoá cũng lớn hơn. Khi một thị trường có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, lạm phát gia tăng, người tiêu dùng trên thị trường đó sẽ hạn chế mua sắm các sản phẩm xa xỉ, thắt chặt chi tiêu, tăng cường tiết kiệm. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng người tiêu dùng trên thị trường tăng cường tích luỹ, gia tăng mua hàng hoá có giá rẻm. Yếu tố này tác động làm cho thị trường biến động bất ổn, giảm khả năng an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mức sống của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia cũng tác động mạnh đến nền kinh tế và khả năng tham gia vào thương mại quốc tế của quốc gia đó. Nó ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Tổng sức mua của thị trường phụ thuộc vào các nhân tố như mức sống, thu nhập hiện tại, giá cả hàng hoá dịch vụ, các khoản tiết kiệm và tín dụng…. Cơ cấu chi tiêu còn chịu tác động của các yếu tố về điều kiện, giai đoạn phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh.
1.1.3.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị - luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia. Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Môi trường chính trị lý tưởng cho doanh nghiệp là một chính phủ ổn định và thân thiện. Những thay đổi về quan điểm và mục đích của chính phủ có thể biến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp thành hiểm hoạ như sự thay đổi thể chế chính trị, đảng phái cầm quyền. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của các doanh nghiệp vẫn là tính liên tục của các quy định, nguyên tắc ứng xử cho dù bất kỳ đảng phái nào đang nắm quyền. Một thay đổi trong chính phủ, cho dù là do bầu cử hay đảo chính không phải lúc nào cũng có nghĩa là thay đổi mức độ rủi ro chính trị. Trái lại những thay đổi cơ bản trong chính sách có thể tạo ra những bất ổn lớn.
Nếu một quốc gia có hệ thống luật pháp không ổn định và thiếu đồng bộ, sẽ gây ra tâm lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có tính chất tạm thời, không có dự án đầu tư dài hạn và quy mô lớn. Bên cạnh đó, số lượng các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào các quốc gia này rất hạn chế.
1.1.3.2.3 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến nguồn lực đầu vào của nhiều ngành công nghiệp. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cũng
lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối giữa quốc gia này với quốc gia kia. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên khí hậu ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa tiêu dùng trên mỗi khu vực thị trường. Khí hậu 4 mùa, cơ cấu hàng hóa theo tính mùa vụ tăng cao hơn so với khu vực có khí hậu phân chia 2 mùa. Mặt khác, vòng đời của các sản phẩm mùa vụ lại ngắn hơn.
Sự đa dạng về môi trường tự nhiên giữa các quốc gia cũng ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Những rào cản môi trường tự nhiên cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing, thông tin liên lạc và phân phối sản phẩm.
1.1.3.2.4 Môi trường nhân khẩu học
Môi trường nhân khẩu học mô tả những đặc trưng cơ bản nhất liên quan đến con người ở mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu môi trường nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa, chủng loại, khối lượng hàng hóa được đóng gói, tiêu thụ trên mỗi khu vực thị trường. Các nghiên cứu nhân khẩu học bao gồm:
- Nghiên cứu về hình dáng, tầm vóc của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Tầm vóc và hình dáng của con người trên thị trường quyết định đến khối lượng, kích cỡ hàng hóa tiêu dùng. Việc quyết định số lượng quần áo, giày dép sản xuất theo các kích cỡ khác nhau được dựa hoàn toàn trên nghiên cứu nhân khẩu học.
- Xu hướng kết hôn và ly hôn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa tiêu dùng trên một thị trường. Tỷ lệ kết hôn tăng có thể dẫn đến tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu gia đình tăng. Tỷ lệ kết hôn giảm, ly hôn tăng làm cho giảm số lượng hàng hóa tiêu dùng gia đình, gia tăng dịch vụ tiêu dùng phục vụ nhu cầu giải trí.
- Tỷ lệ phân chia theo độ tuổi, giới tính cũng là yếu tố cần được xem xét nghiên cứu trước khi quyết định cung cấp sản phẩm vào thị trường.
Nghiên cứu nhân khẩu học ở các quốc gia cũng cần phải chú ý đến vấn đề di dân giữa các quốc gia. Hiện tượng di dân không những làm tăng/giảm dân số mà còn kéo theo cơ cấu nhân khẩu học trên mỗi quốc gia thay đổi. Các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu học quyết định trực tiếp đến hàng hóa tiêu dùng, vì vậy cần được nghiên cứu thận trọng và tỉ mỉ mới đảm bảo hàng hóa cung ứng phù hợp nhu cầu thị trường.
1.1.3.2.5 Môi trường văn hóa – xã hội
Trong thương mại quốc tế, khó khăn, thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp là vượt qua được sự khác biệt về văn hóa ở mỗi quốc gia. Các quốc gia khác nhau có nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên giữa các nền văn hóa trên thế giới đều tồn tại những nét tương đồng và những nét khác biệt. Ví dụ con người dù ở nước nào, nền văn hóa nào cũng đều có lòng tự trọng, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước… Tuyệt đại bộ phận các quốc gia trên thế giới đều yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý.
Những nét đặc trưng chung tạo nên nhu cầu chung về một chủng loại hàng hóa.
Đây là yếu tố thuận lợi với các doanh nghiệp. Các sản phẩm phục vụ nhu cầu chung này sẽ không cần những thay đổi đáng kể nào vẫn có thể tiêu thụ trên thị trường nhiều quốc gia.
1.1.3.2.6 Môi trường công nghệ
Trình độ công nghệ quốc gia phản ánh năng lực cạnh tranh giữa quốc gia này với quốc gia khác. Trình độ công nghệ quốc gia có thể xem xét trên các yếu tố:
trình độ công nghệ chung của quốc gia thông qua những thành tựu công nghệ mà nó có được so với các quốc gia khác trên thế giới; Ngân sách giành cho nghiên cứu và phát triển công nghệ; Chiến lược phát triển công nghệ quốc gia và phát triển công nghệ ngành; Số lượng bằng phát minh và bằng sáng chế; Mức độ độc quyền công nghệ của mỗi quốc gia…
Trong kinh doanh, vấn đề công nghệ được đánh giá trong mối quan hệ với trình độ tiêu dùng trên mỗi khu vực thị trường tiêu thụ. Việc đánh giá trong mối tương quan này tạo ra sự phù hợp giữa công nghệ sản xuất sản phẩm với trình độ công nghệ tiêu dùng. Vấn đề theo kịp trình độ công nghệ của các nước phát triển đang là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp của các quốc gia đang và kém phát triển. Các nước phát triển thường sử dụng công nghệ như một công cụ chiến lược nhằm điều tiết sự phụ thuộc của các quốc gia tiếp nhận công nghệ.
1.1.3.2.7 Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh luôn đi cùng với cơ chế thị trường. Ngày nay, số lượng các quốc gia theo cơ chế thị trường ngày càng gia tăng và họat động cạnh tranh từ đó ngày càng
thị trường riêng. Từ đó, môi trường cạnh tranh của các quốc gia khác nhau cũng khác nhau.
Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm vững các qui định trên thị trường liên quan đến cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh, các áp lực cạnh tranh, từ đó đề xuất các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp và có hiệu quả. Trong kinh doanh quốc tế, đối thủ cạnh tranh của một doanh nghiệp cần phải được xỏc định rừ ràng. Đối thủ cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp là cỏc doanh nghiệp không cùng quốc gia. Ví dụ như, đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam là các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc mà không phải là doanh nghiệp may Việt Nam.