Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MAKETING – MIX NHẰM đẩy MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

3. Phân theo trình độ chuyên môn

2.2 Thực trạng hoạt động Marketing – Mix trong xuất khẩu tại công ty cổ phần Dệt – May Huế

2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần Dệt – May Huế

2.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

2.2.2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu chung

Thông qua một số chỉ tiêu kinh doanh của công ty cũng như kim ngạch xuất

của công ty được xuất sang nước ngoài và gần 90% trong tổng lượng hàng xuất khẩu đú được xuất sang thị trường Mỹ. Ta cú thể thấy rừ tỡnh hỡnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại công ty cổ phần Dệt – May Huế qua Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các thị trường của công ty giai đoạn 2012-2014.

Có thể thấy trong năm 2012, với hơn 11 triệu sản phẩm xuất sang Mỹ, công ty thu về hơn 22,3 triệu USD, đóng góp hơn 90% vào tổng doanh thu chung của công ty. Năm 2013, công ty đã tăng lượng hàng xuất khẩu vào thị trường này lên đên gần 14 triệu sản phẩm, và giá trị thu về lên đến hơn 26 triệu USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vượt mốc 27 triệu USD với hơn 14,5 triệu sản phẩm trong tổng 16 triệu sản phẩm được xuất đi. Tuy so với năm 2013, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ thấp hơn, chỉ tăng 4,3% nhưng kết quả rất khả quan, giá trị xuất khẩu tăng thêm tương đối lớn. Trong những năm tới, Mỹ vẫ sẽ là một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với công ty.

2.2.2.1.2 Tình hình khách hàng Mỹ của công ty

Dựa theo 2 phương thức xuất khẩu chính của công ty là FOB và Gia công xuất khẩu, khách hàng nước ngoài của công ty được chia làm 2 loại: khách hàng FOB và khách hàng Gia công xuất khẩu (GCXK):

Bảng 2.10: Tình hình các khách hàng Mỹ của công ty giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Nghìn USD

Khách hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

SL

(1000sp) Trị giá Tỷ lệ (%) SL

(1000sp) Trị giá Tỷ lệ

(%) SL

(1000sp) Trị giá Tỷ lệ (%)

FOB 3635,5 16114,0 72,25 3767 18773,2 72,03 4264,0 19742,8 72,60

1. RS 3482,2 15518,1 69,57 3719,4 18178,5 69,76 3801,5 17355,1 63,82

2. Itochu 153,3 595,9 2,68 127,6 594,7 2,28 18,5 84,3 0,31

3. OSA - - - 445,0 2303,4 8,47

GCXK 7372,5 6190,3 27,75 10105,2 7289,1 27,97 10270,8 7451,1 27,40

1. Texment 3481,0 3046,3 13,66 3444,2 3158,8 12,12 641,9 519,4 1,93

2. HK style 105,3 174,0 0,78 44,5 49,5 0,19 - - -

3. Hansae 3786,2 2970,0 13,31 6508,3 4021,4 15,43 9538,7 6806,6 25,03

4. Unitex Apparel - - - 65,2 75,4 0,29 90,2 125,1 0,46

Tổng cộng 11.008 22304,3 100,00 13872,2 26062,3 100,00 14534,8 27193,9 100,00 (Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty cổ phần Dệt – May Huế)

Qua bảng ta thấy được các khách hàng trên đều là khách hàng Mỹ, là đối tác làm ăn quan trọng của công ty cổ phần Dệt – May Huế trong nhiều năm qua. RS (Resources), Texment, Hansae là những khách hàng lớn của công ty trong suốt những năm qua. Đối với khách hàng FOB thì RS là khách hàng lớn, quan trọng đối với công ty. Hàng năm, những đơn đặt hàng từ RS chiếm hơn 72% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty, đây là đối tác quan trọng mang lại lợi ích lớn nhất và cũng là khách hàng quan trọng nhất mà công ty cần giữ vững để hợp tác lâu dài. Đối với khách hàng Gia công xuất khẩu thì chiếm một tỉ lệ nhỏ hơn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các khách hàng gia công xuất khẩu đều là khách hàng truyền thống của công ty suốt những năm qua, như Texment, HK style, Hansae. Hằng năm, giá trị mà khách hàng gia công xuất khẩu mang lại chỉ chiếm khoảng hơn 27% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty và không thay đổi. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy một điều là, đối với khách hàng FOB, số lượng sản phẩm xuất đi chỉ chiếm thấp hơn 30% trong tổng số lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty, nhưng giá trị thu được lại chiếm đến hơn 70%, tỷ lệ này có thay đổi qua các năm nhưng vẫn dao động trong khoảng đó. Điều này cho thấy, nếu càng có nhiều khách hàng FOB và đơn đặt hàng FOB, thì hiệu quả hoạt động sẽ cao hơn, giá trị thu về lớn hơn so với gia công xuất khẩu.

2.2.2.1.3 Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Hơn 90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần Dệt – May Huế được xuất sang thị trường Mỹ. Lượng hàng này chiếm hầu hết công suất hoạt động của các nhà máy may. Số lượng và trị giá của lượng hàng xuất sang thị trường Mỹ này được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo cơ cấu mặt hàng

Mặt hàng Sản lượng

(1000sp) Doanh thu

(1000USD) Chênh lệch 2014/2013 Năm

2013

Năm 2014

Năm 2013

Năm 2014

Sản lượng

% Doanh

thu

% Jacket 1249,5 1387,7 3114,4 3376,2 138,2 11,06 261,8 8,4 Legging 4046,1 3946,4 2498,8 2244,7 -99,7 -2,46 -254,1 -10,17 Polo-Tshirt 6297,2 6318,5 12092,7 12267,8 121,3 1,93 175,1 1,45

Váy 309,2 527,7 3026,5 3922,3 218,5 70,67 895,8 29,60

Quần 1775,2 2183,3 4878,7 5238,2 408,1 22,99 359,5 7,37

Khác 195 170,6 451,2 144,7 -24,4 -12,51 -306,5 -67,93

Tổng 13872,2 14534,8 26062,3 27193,9 662,6 4,78 1131,6 4,34 (Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty cổ phần Dệt – May Huế)

ĐVT: Nghìn sản phẩm, Nghìn USD Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của

công ty giai đoạn 2013-2014

Qua bảng trên, ta thấy các mặt hàng dệt may chính của công ty đều được xuất sang thị trường Mỹ. Các mặt hàng này được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng Mỹ và phương thức xuất khẩu là theo yêu cầu của khách hàng. Trong năm 2014, tổng số lượng các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 14,5 triệu sản phẩm, tăng 662,6 nghìn sản phẩm so với năm 2013, kéo theo doanh thu thêm hơn 1,1 triệu USD.

Mặt hàng Jacket: năm 2014, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này tăng 138,2 nghìn sản phẩm, doanh thu tăng 261,8 nghìn USD. Tốc độ tăng trưởng của mặt hàng này khá cao. Tốc độ tăng sản lượng là 11,06% và tốc độ tăng doanh thu thấp hơn, chỉ 8,4%.

Mặt hàng Legging giảm 99,7 nghìn sản phẩm trong năm 2014, giảm 2,46%

sản lượng xuất khẩu so với năm 2013. Điều đáng nói là mặc dù doanh thu của mặt hàng Legging nhưng doanh thu của mặt hàng Legging xuất khẩu sang Mỹ lại giảm.

Điều này cho thấy công ty xuất hàg Legging sang thị trường Mỹ bằng phương thức gia công xuất khẩu. Lượng hàng giảm đi thì giá trị thu về cũng giảm đi. Một điều

nữa, nhìn vào bảng ta có thể nhận xét giá gia công của mặt hàng Legging là rất rẻ.

So với những mặt hàng khác, trị giá gia công cho mặt hàng Legging là thấp nhất.

Mặt hàng Polo-Tshirt là mặt hàng có khối lượng sản phẩm xuất khẩu cao nhất trong các mặt hàng được xuất khẩu sang Mỹ, mặt hàng này chiếm khoảng 45%

về sản lượng và khoảng 40% tổng giá trị KNXK sang Mỹ. Mặt hàng này có sự tăng nhẹ về sản lượng xuất khẩu và doanh thu trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng tuy thấp nhưng đồng đều với nhau về sản lượng và doanh thu.

Váy là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm 2014 trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, với tốc độ tăng sản lượng là 70,67% và tốc độ tăng doanh thu là 34,66%. Tuy vậy đây là mặt hàng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất về cả sản lượng trong số các mặt hàng xuất khẩu, nhưng giá trị nó mang về tương đối cao so với sản lượng xuất khẩu. Sản lượng năm 2014 của Váy chỉ 590,5 nghìn sản phẩm nhưng doanh thu thu về 4886 nghìn USD. Đây là mặt hàng điển hình xuất khẩu sang Mỹ bằng phương thức xuất khẩu FOB nên giá trị nó mang lại tương đối cao so với sản lượng xuất khẩu.

Mặt hàng Quần có tốc độ tăng trưởng khá cao, sản lượng xuất khẩu trong năm 2014 tăng thêm 408,1 nghìn sản phẩm, doanh thu tăng thêm 359,5 nghìn USD.

Đây là mặt hàng triển vọng, có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Các mặt hàng khác xuất khẩu vào thị trường Mỹ đều giảm, kéo theo doanh thu giảm, KNXK chỉ đạt 133,7 nghìn USD với sản lượng 170 nghìn sản phẩm.

Tóm lại, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ ngày càng đạt được giá trị cao.

Mỗi năm, khách hàng Mỹ tìm đến công ty nhiều hơn và sản lượng xuất khẩu vào thị trường này cũng lớn hơn. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm đều là gia công nên chưa thực sự đạt giá trị lớn, chỉ ở mức duy trì tăng trưởng trung bình. Sản lượng xuất khẩu ở một số mặt hàng tăng giảm bất ngờ do nhu cầu của thị trường biến động khiến công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

2.2.2.1.4 Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu

Nhìn vào Bảng 2.4: Tình hình các khách hàng Mỹ của công ty giai đoạn 2012-2014, ngoài những thông tin về khách hàng, tình hình xuất khẩu hàng dệt may trong những năm qua, ta cũn cú thể thấy rừ được kim ngạch xuất khẩu theo từng

phương thức xuất khẩu hàng hóa của công ty đối với từng khách hàng Mỹ. Cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ theo phương thức xuất khẩu giai đoạn 2012-2014

Phương thức

xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (Nghìn USD) Năm

2012 Tỷ trọng

(%) Năm

2013 Tỷ trọng

(%) Năm

2014 Tỷ trọng (%)

FOB 16114,0 72,25 18773,2 72,03 19742,8 72,60

Gia công XK 6190,3 27,75 7289,1 27,97 7451,1 27,40

Tổng 22304,3 100,00 26062,3 100,00 27193,9 100,00

(Nguồn: Phòng Kế hoạch công ty cổ phần Dệt – May Huế) Nhìn vào bảng ta thấy ngay rằng kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu FOB hằng năm đều lớn hơn rất nhiều so với Gia công xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu qua 3 năm cú sự tăng lờn rừ rệt. Từ hơn 22,3 triệu USD (năm 2012) tăng lên hơn 26 triệu USD (năm 2013) và đạt hơn 27 triệu USD (năm 2014). Qua 3 năm, kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu FOB cũng tăng đều theo và dao đông trong khoảng từ 68% đến 72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Và giá trị mà gia công xuất khẩu đem lại luôn nhỏ hơn xuất khẩu theo FOB, chỉ chiếm khoảng 28% đến 32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Điều này chứng tỏ rằng xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu FOB mang lại cho công ty nhiều giá trị hơn, hiệu quả xuất khẩu cao hơn.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MAKETING – MIX NHẰM đẩy MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w