PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.2 Khái quát thị trường Mỹ và tình hình xuất khẩu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
1.2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
1.1.2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam
Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra cho giai đoạn 2011-2015 là giữ vững tăng trưởng kinh tế. Những năm qua, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều điểm sáng tăng trưởng, trong đó có xuất nhập khẩu. Dù phải đối mặt với những tác động xấu từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong các năm từ 2011-1013, nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế giữ mức tăng trưởng trên 5% mỗi năm. Mức tăng trưởng trên có phần quan trọng từ những thành tựu của hoạt động xuất khẩu.
Trong đó, dệt may được coi là ngành công nghiệp xương sống của nước ta, khi hàng năm hoạt động xuất khẩu của ngành công nghiệp này thu về hàng tỷ đô. Hàng dệt may đang là mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta và dẫn đầu giá trị xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu khác như thủy sản, giày da…
Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái (HS 6204 và HS 6104), bộ com - lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho nam giới và trẻ em trai (HS6203); các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê (HS6110); áo phông, áo may ô và loại áo lót khác (HS6109)... Hàng dệt may nước ta được xuất sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, ASEAN… Những năm trở lại đây, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam và giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Tính đến tháng 12/2014, Mỹ đang dẫn đầu trong 20 thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Viêt Nam. Đây là thị trường lớn, chủ yếu và quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam cần giữ vững.
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ của Việt Nam 2012-2014
Chỉ tiêu Năm
2012 Năm 2013 Nă
m 2014
2013/2012 2014/2013 +/- (%) +/- (%) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may cả nước (Tỷ USD)
15,1 17,94 20,9 2,84 15.83 2,96 14.16 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường Mỹ (Tỷ
USD) 7,46 8,61 9,82 1,16 13.5 1,21 12.32
Tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước (%)
49,4 48 46,9 - - - -
(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng, qua 3 năm 2012 – 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta tăng đều đặn qua các năm và tốc độ tăng trưởng rất tốt, luôn lớn hơn 14%. Trong đó xuất khẩu sang Mỹ lại chiếm gần 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cụ thể là năm 2013, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 8,61 tỷ USD, tăng 1,16 tỷ USD tương ứng tăng 13.5% so với năm 2012. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 9,82 tỷ USD tăng 1,21 tỷ USD tương ứng 12,32% so với năm 2013.
Với mức tăng trưởng này đã khiến Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2014, Việt Nam đã vượt qua hai nước xuất khẩu lớn trong ASEAN vào Mỹ là Thái Lan, Malaysia để trở thành nước xuất khẩu số 1 vào thị trường này. Hiện, dệt may đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Mỹ với giá trị kim ngạch luôn chiếm gần 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước.
Ta cũng thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các năm luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước, tuy chênh lệch không đáng kể. Điều này cho thấy rằng, ngành dệt may Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành đã chủ động tìm kiếm, phát triển thị trường mới nhằm giảm bớt rủi ro và phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Các thị trường xuất khẩu truyền thống đều tăng trưởng tốt trong năm 2014, như xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ tiếp tục đạt sức tăng trưởng khá. Nếu so sánh với các quốc gia cạnh tranh khác trên thị trường sẽ thấy, Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dẫn đầu với hai con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Dự báo xuất khẩu dệt may nâm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 13% so với năm 2014, đạt trên 11 tỉ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tăng trưởng tốt đó phải kể đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu này khi mà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu.
Theo điều tra và nghiờn cứu của hai tỏc giả Vừ Thanh Thu và Nguyễn Đụng Phong (Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh), kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may trong năm 2013 đạt gần 18 tỷ USD nhưng nhập khẩu đã trên 14 tỷ USD và 50%
trong số này đến từ Trung Quốc. Những con số đáng chú ý khác: trong năm 2012, ngành dệt may có nhu cầu sử dụng 6,8 tỷ mét vải trong khi tổng sản lượng vải trong nước chỉ đảm bảo được ở con số lẻ, nghĩa là phải nhập khẩu 6 tỷ mét, tương đương 88%. Tại Quy hoạch phát triển ngành dệt may đến 2015 và định hướng 2020 được xây dựng từ năm 2008, tỷ lệ nội địa hoá được đặt ra là việc cung ứng nguyên phụ liệu bông, sợi, vải sản xuất trong nước phải đạt 50% (2010) lên 60% (2015) và 70% năm 2020. Thế nhưng cũng trong năm 2012, Việt Nam vẫn phải nhập 415.000 tấn bông, chiếm 99%. Năm 2014, ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm nay, hàng xuất khẩu của nhóm chủ lực, trong đó có dệt may tăng từ 14,4% đến 25% nhưng nhập khẩu phụ liệu cũng đã ở mức trên dưới 20%. Toàn ngành mới chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu ở trong nước, còn lại phải nhập khẩu. Có gần 5.000 doanh nghiệp (DN) và thu hút hơn 2,5 triệu lao động, đứng thứ hai về xuất khẩu với 15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, dệt may đang trở thành một trong những ngành công nghiệp xương sống của cả nước. Tuy nhiên, dù được xếp vào top 5 trong số 153 nước xuất khẩu may thế giới, ngoài lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, giá trị gia tăng của dệt may cũng chưa phải là nhiều nhất.
1.2.2.2.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp trên điạ bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Dệt may là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua, đóng góp lớn nhất vào giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là Mỹ, chiếm hơn 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh.
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của tỉnh Thừa Thiên Huế ĐVT: Triệu USD Chỉ tiêu Năm
2012 Năm
2013 Năm
2014 2013/2012 2014/2013
+/- (%) +/- (%)
KNXK hàng dệt
may của tỉnh 338,12 422,54 480 84,42 19,88 57,46 13,01 KNXK dệt may
sang thị trường Mỹ 257,49 326,51 378,17 69,02 26,80 51,66 15,82
Tỉ trọng (%) 76,15 77,27 78,78 - - - -
(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2014, ta thấy tổng KNXK hàng dệt may của tỉnh và KNXK dệt may sang thị trường Mỹ tăng đều đặn qua các năm. Tỉ trọng KNXK dệt may sang Mỹ năm 2012 (76,15%) và tăng đều đặn qua năm 2013 (77,27%) và 2014 (78,78%).
Tốc độ tăng của KNXK sang thị trường Mỹ luôn cao hơn so với tốc độ tăng KNXK chung của tỉnh. Điều này cho thấy rằng, thị trường Mỹ là mục tiêu mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh hướng tới và tình hình xuất khẩu sang thị trường này rất ổn định, và trong những năm tới nếu có những chính sách phát triển hợp lý thì KNKK sang thị trường này sẽ còn tăng lên rất đáng kể.
Tuy xuất khẩu hàng dệt may chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng giá trị mà nó mang lại còn thấp. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của dệt may là 422,54 triệu USD và 315,56 triệu USD là kim ngạch nhập khẩu. Giữa hai con số này là các khoản chi phi khác và phần được thụ hưởng của hơn 2 vạn lao động trên địa bàn. Do dệt may chủ yếu gia công cho nước ngoài, nhập khẩu từ nhãn mác, sợi chỉ, hạt nút đến vải. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng nguồn cung ở trong nước
rất thấp, chiếm chưa đến 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm này. Thị trường nhập khẩu chính của doanh nghiệp tập trung vào Trung Quốc là chính (chiếm 50,91%
tổng kim ngạch nhập khẩu). Mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường này gồm vải may mặc, phụ liệu hàng may mặc, xơ, sợi dệt, máy móc thiết bị…
Điểm mới trong năm 2014 là các doanh nghiệp bước đầu đã chuyển nhập khẩu nguyên liệu sang một số thị trường mới như Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản, các nước châu Phi, đặc biệt là cộng đồng Asean. Đồng thời mở rộng thêm một số thị trường xuất khẩu mới như Hồng Kông, Srilanka, Apganixtan…thị trường có ký FTA với Việt Nam.
Đặc biệt, trong năm qua có khá nhiều doanh nghiệp đầu tư mới, tham gia vào hoạt động xuất khẩu của tỉnh như Cty cổ phần sợi Phú Hưng, Thiên An Phú, Thiên An thịnh, Phú An, Công ty may Vinatex, Công ty cổ phần CP Phong Điền…cho thấy môi trường đầu tư cũng như hướng thị trường xuất khẩu ngày càng khả quan hơn. Đặc biệt các doanh nghiệp chú trọng phát triển tăng tỉ lệ phần trăm đơn hàng FOB; đồng thời tìm giải pháp để chủ động nội địa hóa nguyên liệu, phụ kiện trong kết cấu sản phẩm xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo tiến độ giao hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG