PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.2 Khái quát thị trường Mỹ và tình hình xuất khẩu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
1.2.2.1 Khái quát thị trường Mỹ
1.2.2.1.1 Những đặc điểm của thị trường dệt may Mỹ
Thị trường có sức mua lớn: nền kinh tế Mỹ phát triển và tăng trưởng ổn định trong những năm qua đã giúp duy trì tiêu dùng ở mức cao. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2012 – 2013 nhưng mức chi tiêu cho sản phẩm may mặc thông thường giảm không đáng kể. Đến nay, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Đó là dấu hiệu không gây tâm lý lo sợ cho các nhà sản xuất hàng dệt may vào Mỹ và các nhà nhà xuất khẩu những sản phẩm này vào Mỹ.
Có nhu cầu đa dạng:
- Do đặc điểm về thành phần dân cư: Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo đến từ những quốc gia châu lục khác nhau. Một bộ phận người Mỹ gốc Âu có khuynh
trang, đồ thể thao. Người Mỹ gốc Á thì ưa chuộng quần âu, áo sơ mi vì nó đơn giản mà kín đáo. Những người gốc Phi thì lại ưa quần Jean áo thun vì nó thoải mái, tiện dụng. Vì thế tất cả các loại quần áo này đều có thể bán ở thị trường Mỹ.
- Do tính cách của người Mỹ: thị trường Mỹ là thị trường tương đối tự do, không bị gò bó bởi các thuần phong mỹ tục như châu Á. Vì thế không có khuôn mẫu hay định hướng nhất định cho việc ăn mặc. Vì thế mẫu hàng hóa trên thị trường đa dạng và luôn được cách tân để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Họ thích mình nổi bật và khác biệt với những người khác, phong cách cá nhân rất được coi trọng. Những điều này làm cho thị truờng may mặc càng trở nên phong phú đa dạng.
- Do sự phõn húa về thu nhập: sự phõn hoỏ giàu nghốo thấy rất rừ ở nước Mỹ, nờn thị trường có thể tiêu thụ các mặt hàng từ cao cấp đến bình dân. Cho nên đây là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành dệt may.
Thị trường có cạnh tranh cao: đây là thị trường có sức chi tiêu cho hàng may mặc lớn và hiện nay là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Tất cả các nước xuất khẩu dệt may trên thế giới đề coi đây là thị trường lớn, cần phải đẩy mạnh xuất khẩu nên cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bên cạnh đó, còn đối mặt với các chính sách, hệ thống rào cản thương mại do chính phủ Mỹ đặt ra để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Thuế suất nhập khẩu cao khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
1.1.2.2.2 Khả năng sản xuất hàng dệt may
Dệt may là ngành công nghiệp được thứ 10 ở Mỹ trong những năm 1970, thu hút tới 1,4 triệu người lao động. Tuy nhiên, mấy chục năm trở lại đây, do khoa học công nghệ phát triển đã góp phần giải phóng sức lao động con người nên số lượng lao động trong ngành giảm nhanh chóng. Hoạt động trong ngành công nghiệp dệt may Mỹ cũng giảm mạnh do đầu tư vào ngành này không thu được lợi nhuận cao cộng thêm sự cạnh tranh từ các nước nhập khẩu từ Châu Á. Chi phí cao, lợi nhuận giảm đã dẫn tới việc số công nhân giảm theo. Từ đây, ngành công nghiệp may không còn phát huy được thế mạnh trước kia nữa bởi chi phí nhân công và đầu vào cao dẫn tới việc phải nhập các sản phẩm dệt may từ các thị trường khác.
1.1.2.2.3 Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam
Từ năm 2007 đến nay Hoa Kỳ luôn là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 cho Việt Nam. Tuy nhiên, trị giá buôn bán hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam – Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chỉ chiếm 1%). Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa.
Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ
ĐVT: Tỷ USD Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
KNNK 7,46 8,61 9,82 1,15 1,21
Thị phần 7,6 % 8,38% 9,31% - -
(Nguồn: Văn phòng Dệt May Mỹ - OTEXA) Nhìn vào bảng ta có thể gía trị kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ thị trường Việt Nam tăng đều đặn trong giai đoạn 2012-2014. Năm 2012, mặc dù Mỹ nhập khẩu hàng dệt may từ tất cả các nước trên thế giới giảm nhẹ (0,4%) nhưng nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với năm trước, đạt 7,46 tỷ USD chiếm 7,6% thị phần dệt may Mỹ. Với tăng trưởng xuất khẩu dệt may liên tục trong những năm gần đây thì thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam cũng đã tăng lên. Hiện nay, dệt may Việt Nam chiếm khoảng 4% thị phần cung ứng hàng dệt may cho toàn cầu. Tại thị trường Mỹ, nơi Trung Quốc vốn giữ thị phần xuất khẩu số 1 tại đây với hơn 50% thị phần trước đây, nay đã giảm mạnh chỉ còn 37%. Dệt may Việt Nam hiện đã tăng thị phần tại Mỹ, hiện giữ vị trí thứ 2 với khoảng 8,38% và tăng lên 9,26% với kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 8,61 tỉ USD (năm 2013) và 9,82 tỉ USD (năm 2014).
Mỹ đang là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam và là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Chỉ tính riêng hàng dệt may đã chiếm gần 34,3% tổng kim ngạch sản lượng từ Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ và chiếm 46,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong năm 2014. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm 9,31% thị phần tại Mỹ, còn cách khá xa so với vị trí số 1 là Trung Quốc (37%). Những năm tới, triển vọng tăng trưởng của ngành dệt
may là rất lớn, khi nhiều hiệp định thương mại được ký kết, nhiều cơ hội mở ra. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt những cơ hội, phát huy tối đa nguồn lực doanh nghiệp để giữ vững, phát triển và mở rộng thị phần, tăng giá trị xuất khẩu về cả số lượng và chất lượng.
1.1.2.2.4 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
- Thị trường Mỹ là thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hóa của hầu hết các thị trường với tất cả các nhu cầu về mặt giá cả, mẫu mã, chất lượng… nhưng đây cũng là thị trường mà nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về nhóm hàng dệt may có độ nhạy cảm cao. Nói cách khác, sự biến động của nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng là khó khăn đối với việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, và đáp ứng nhu cầu của họ.
- Ở Mỹ, hai hệ thống luật thương mại của liên bang và của 50 bang được áp dụng đồng thời, đôi khi chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn với nhau nên doanh nghiệp Việt Nam thường gặp khó khăn. Hàng năm, nhiều lô hàng nhập khẩu của Việt Nam bị đối tác khởi kiện hoặc áp dụng lệnh buộc phải thu hồi khỏi thị trường Hoa Kỳ do chưa đảm bảo những yêu cầu. Trong quá khứ, chúng ta đã từng bị kiện chống bán phá giá cá da trơn, tôm, thép… Mới đây nhất là Mỹ đang xem xét khởi kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam.
- Tính bảo hộ cho sản xuất trong nước rất cao, những rào cản thương mại, kỹ thuật của Mỹ ngày càng khắt khe và hễ thấy dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nước do nhập khẩu quá nhiều, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để chống đối phó. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ bị kiện cáo.
- Việc bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may tạo ra sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ, đặc biệt khi Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết, trong khi năng lực canh tranh của các doanh nghiêp còn khá yếu. Việc tham gia xuất khẩu ồ ạt dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau để tranh giành đối tác, điều này sẽ dẫn đến các doanh nghiệp trong nước quay lại tự “đấm lưng” nhau bằng cách hạ giá để giành đối tác, cuối cùng trở lại hại chính kinh tế nước mình.
- Hệ thống pháp luật thương mại và quan hệ chính trị nhạy cảm, hàng rào kỹ thuật là rào cản lớn đối với các nước xuất khẩu.
- Cước phí vận tải cao, thời gian vận chuyển hàng hóa dài hơn, dễ găp rủi ro vận tải.