Đánh giá thực trạng chính sách Marketing – Mix trong xuất khẩu tại công ty cổ phần Dệt – May Huế

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MAKETING – MIX NHẰM đẩy MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

3. Phân theo trình độ chuyên môn

2.2 Thực trạng hoạt động Marketing – Mix trong xuất khẩu tại công ty cổ phần Dệt – May Huế

2.2.3 Chính sách Marketing – Mix trong xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần

2.2.3.3 Đánh giá thực trạng chính sách Marketing – Mix trong xuất khẩu tại công ty cổ phần Dệt – May Huế

Với thực tế hoạt động Marketing – Mix của công ty áp dụng đối với các sản phẩm là hàng dệt may xuất khẩu so với những kiến thức về Marketing quốc tế được học, người viết có một vài nhân xét sau:

2.2.3.3.1 Ưu điểm

Mặc dù chưa chính thức song công ty cổ phần Dệt – May Huế đã có những hoạt động mang tính chất Marketing và nó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh

doanh rừ rệt. Thể hiện thụng qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2012 là hơn 24 triệu USD, năm 2013 đạt 29 triệu USD và tăng lên hơn 30 triệu USD. Dù tăng trưởng nhanh hay chậm cũng không thể phủ nhận vai trò, vị trí của các chính sách này đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty.

Tuy các hoạt động Marketing ở đây là tạm thời, chưa đồng bộ nhưng ta có thể thấy một điều là công ty đã phối hợp khéo léo các hoạt động của mình để mang lại sự thành công trên thương trường. Điều này là nhờ sự lãnh đạo tài tình, nỗ lực của mọi thành viên trong công ty, sự nhạy bén phát huy các thế mạnh trong kinh doanh.

2.2.3.3.2 Nhược điểm

Tuy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sau nhiều năm là khả quan nhưng nếu xét theo góc độ Marketing để nhận xét thì công ty vẫn còn một số vấn đề tồn tại sau đây:

- Hoạt động Marketing còn chưa quy củ, hệ thống; chưa có bộ phận chịu trách nhiệm Marketing nói chung và Marketing xuất khẩu hàng dệt may nói riêng một cách hoàn chỉnh; chưa có chiến lược Marketing trong bất cứ thời kì nào.

- Công ty chưa mạnh dạn đầu tư vào các hoạt động xúc tiến thương mại. Các hoạt động xúc tiến cũng chỉ mang tính tình thế, ngẫu nhiên, không được nghiên cứu và xây dựng kĩ lưỡng nên nó chưa đạt hiệu quả tối đa có thể có được.

- Các hoạt động xúc tiến thương mại còn rời rạc, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng nên dường như không phát huy tác dụng cho việc xúc tiến xuất khẩu và vẫn chưa định vị được sản phẩm cũng như danh tiếng của công ty trên thị trường quốc tế.

- Công tác nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu, bộ phận nghiên cứu thị trường chưa được tỏch riờng rừ ràng, nhõn viờn nghiờn cứu chưa cú chuyờn mụn cao, vẫn còn tồn tại ngồi chờ đơn đặt hàng đến với công ty.

- Thương hiệu của công ty chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, mặc dù hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đã nhiều năm.

2.2.3.3.3 Nguyên nhân

- Vốn và nhân lực đầu tư cho hoạt động Marketing quốc tế còn thiếu và còn yếu, gây ảnh hưởng chung đến việc thực hiện các chính sách Marketing quốc tế.

- Công ty chưa có bộ phận Marketing chuyên trách nên hoạt động Marketing quốc tế còn yếu kém và không được quy củ, mang tính ngẫu nhiên, kém hiệu quả.

- Công ty không có đủ kinh phí để xây dựng đồng thời các chương trình xúc tiến hỗn hợp. Hơn nữa, công ty cũng chưa thực sự coi trọng vấn đề này.

- Bộ phận nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm chưa được tách riêng độc lập, hoạt động kém hiệu quả. Nhân viên chưa được đào tạo bài bảng, chưa có kiến thức am hiểu sâu về công tác nghiên cứu thị trường.

- Việc chú trọng gia công mặt hàng xuất khẩu làm cho các sản phẩm khi đến được với người tiêu dùng Mỹ không được mang thương hiệu của Việt Nam mà mang thương hiệu của hãng thuê gia công, đồng thời khi qua trung gian, mức giá bị đẩy lên cao làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

Tuy đã cố gắng nhiều trong lĩnh vực Marketing nhưng đây vẫn còn là điểm yếu của doanh nghiệp. Do thiếu vốn trong quảng cáo và giới thiệu sản phẩm còn yếu, nghiên cứu thiết kế mẫu sơ sài, tìm kiếm khách hàng còn mang tính thụ động, chủ yếu vẫn do khách hàng tìm đến công ty và mẫu mã do khách hàng yêu cầu. Hệ thống thu thập thông tin chứ được kịp thời đồng bộ, thiếu thông tin giá cả, cung cầu trên thị trường…

diều này gây khó khăn trong quá trình đàm phán và xây dựng giá cả.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MAKETING – MIX NHẰM đẩy MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w