Giải pháp về các chính sách Marketing – Mix

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MAKETING – MIX NHẰM đẩy MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH MARKETING – MIX NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

3.2 Giải pháp cụ thể

3.2.4 Giải pháp về các chính sách Marketing – Mix

• Chính sách sản phẩm xuất khẩu:

Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu: Trong điều kiện thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt, thì việc xâm nhập vào thị trường Mỹ và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc tại đây là vô cùng khó khăn. Lúc này chính sách đa dạng hóa sản phẩm mà công ty nên nghĩ đến và nên đa dạng hóa theo hướng như: bên cạnh việc ổn định các mặt hàng dệt may truyền thống đã quen thuộc với bạn hàng quốc tế phải mở rộng thêm những mặt hàng mới có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, khác biệt hơn để tạo ra năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mới ngay từ đầu. Phải tiến hành nghiên cứu thị trường nào có nhu cầu về những sản phẩm mới này, có yêu cầu về mẫu mã chất lượng ra sao, rồi thiết kế sản phẩm, sau đó cho sản xuất thử và tiến hành giới thiệu đến khách hàng, xem xét phản hồi của họ để có những cải thiện hay thay đổi tích cực hơn cho sản phẩm. Ngoài ra, công ty cần phải tuyển dụng và đào tạo những nhà thiết kế của riêng mình, phát triển khâu thiết kế sản phẩm để từng bước đa dạng hóa sản phẩm.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: dù là người tiêu dùng hay người tiêu dùng bất cứ đâu, việc tiêu dùng một sản phẩm có chất lượng tốt là điều mà khách hàng nào cũng muốn. Cho nên ngoài cạnh tranh về giá cả, thì cạnh tranh về chất lượng cũng là một chiến lược giúp công ty cổ phần Dệt – May Huế tạo được uy tín với khách hàng, tăng độ tin cậy của người tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm của công ty.

Phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất có sẵn của đội ngũ công nhân lành nghề và của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Tăng cường trang bị thêm dây chuyền sản xuất các loại như dây chuyền sản xuất ren, chun cotton cho các sản phẩm quần, áo để giảm nhập khẩu hay mua từ bên ngoài. Việc công ty có thể tự sản xuất các phụ liệu này thì công ty có thể chủ động hơn trong khâu sản xuất, đồng thời có thể tăng thêm lợi nhuận cho công ty.

Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn. Đồng thời phải chú trọng công tác bảo quản nguyên liệu và thành phẩm đúng quy định, tránh hư hỏng do nguyên liệu vải hút ẩm.

Tuân thủ nguyên tắc kiểm tra đầy đủ các quy trình chất lượng trước khi xuất khẩu, đảm bảo chất lượng của hàng hóa trước khi xuất khẩu.

Trong tương lai cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động trong thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lượng sản phẩm.

Đây cũng là biện pháp để đảm để đảm bảo yêu cầu về thời hạn giao hàng của đối tác. Đặc biệt, khi mà các khách hàng Mỹ là những người có đòi hỏi rất cao về việc đảm thời gian giao hàng.

• Chính sách giá xuất khẩu:

Giá cả mà công ty đưa ra đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải có tính hoạt. Công ty phải linh động giá cả theo sự thay đổi của cung và cầu.

Do đú, để hỡnh thành một mức giỏ phự hợp, phải theo dừi, nghiờn cứu tỡnh hỡnh biến động của thị trường Mỹ theo mùa, theo thời điểm, theo nhu cầu và giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ chứ không chỉ dựa vào phương pháp chi phí như hiện nay.

Các khâu trong sản xuất sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, nâng cao ý thức của công nhân trong tiết kiệm, tận dụng nguyên vật liệu, thoạt động hiệu quả để có thể giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá xuất khẩu.

Trong cơ cấu sản phẩm của công ty thì nguyên liệu chiếm tỷ lệ chi phí cao nhất.

Là sản phẩm hao phí nhiều sức lao động nhưng do giá lao động rẻ nên tỷ lệ chi phí lao động trong giá bán còn thấp. Vì vậy, việc chủ động khai thác nguồn nguyên liệu có mức giá thấp sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm. Đối với mỗi loại hàng khác nhau thì cơ cấu giá cũng khác nhau. Vì vậy công ty nên phân hàng hóa thành hai loại hàng, loại hàng nguyên liệu nội địa và loại hàng nguyên liệu nhập ngoại.

Công ty tạo mối quan hệ với các bạn hàng cung ứng nguyên liệu đầu vào bằng các hợp đồng. Liên tục cập nhật các nguyên vật liệu mới để theo kịp với các nhu cầu luôn thay đổi của thị trường. Ngoài ra, công ty nên tăng cường tìm kiếm nguồn

phí cấu thành sản phầm (do nguyên trong nước rẻ hơn nhập từ nước ngoài) và có thể giảm giá bán, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá.

• Chính sách phân phối sản phẩm xuất khẩu:

Trong bối cảnh hầu hết ngành dệt may Việt Nam đều xuất khẩu dựa trên hình thức gia công để tiết kiệm chi phí và phù hợp với nguồn lực sẵn có, thì việc đưa một phương thức xuất khẩu mới là vô cùng ý nghĩa. Công ty có thể tiến hành mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm của các công ty tại Mỹ về tiếp tục sản xuất ở trong nước rồi tiến hành xuất khẩu lại thị trường Mỹ. Tuy mức lợi nhuận và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu có thể thấp hơn nhưng cũng cho thấy phần chủ động trong sản xuất của doanh nghiệp, và ưu thế hơn là các sản phẩm này có thể mang nhãn hiệu hàng hóa của chính công ty cổ phần Dệt – May Huế, góp phần không nhỏ vào nâng cao thương hiệu của HUGATEX tại thị trường Mỹ.

Công ty nên tập trung cố gắng rút gọn kênh phân phối, giảm số lượng các trung gian khi đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng Mỹ mà không cần thông qua nước thứ 3. Như vậy hệ thống kênh phân phối được rút ngắn lại và có thể đưa hàng hóa trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng. Bằng cách tăng cường tìm kiếm bạn hàng, đơn hàng xuất khẩu trực tiếp từ thị trường Mỹ, giảm xuất khẩu bằng phương thức gia công. Vì vậy vai trò của Phòng Kế hoạch – Xuất Nhập Khẩu, Marketing là rất quan trọng. Càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu trực tiếp thì giá trị kim ngạch càng cao. Xuất khẩu trực tiếp còn giúp công ty tiêu thụ được nguồn nguyên liệu sợi, vải mà công ty sản xuất ra, đem lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời sản phẩm xuất khẩu trực tiếp được mang nhãn hiệu của công ty, giúp quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường Mỹ.

• Chính sách xúc tiến thương mại

Tăng cường ngân sách dành cho xúc tiến thương mại là yếu tố đầu tiên cần thực hiện. Sau khi có ngân sách thì việc tiến hành quảng cáo trên báo, tạp chí của nước ngoài, tạp chí của hàng không, nhất là các tờ tạp chí kinh tế của Mỹ để tạo sự biết đến của công ty đối với khách hàng.

Công ty nên mở văn phòng đại diện hoặc cửa hàng trưng bày sản phẩm của mình tại Mỹ. Như vậy, công ty sẽ trực tiếp quảng bá sản phẩm của mình tại thị

trường lớn này. Thông qua đó, các khách hàng tiềm năng sẽ biết đến công ty và sản phẩm của công ty cổ phần Dệt – May Huế và liên hệ cũng dễ dàng hơn. Người tiêu dùng Mỹ sẽ biết đến thương hiệu và tiêu dùng sản phẩm của công ty nhiều hơn.

Công ty in các tờ rơi, tờ gấp và sách mỏng bằng tiến Anh: với các thông tin giới thiệu về công ty; logo và biểu tượng; địa chỉ và số điện thoại, fax cùng ảnh chụp giới thiệu công ty và một số sản phẩm kinh doanh. Các tờ rơi, tờ gấp được in theo định kì và được sử dụng để giới thiệu công ty với khách hàng, nhất là trong các cuộc hội chợ triễn lãm và khi giao dịch với khách hàng mục tiêu.

Thường xuyên gửi những catalogue mới nhất của công ty bao gồm thông tin về sản phẩm mới, mức chiết khấu trong tháng, mặt hàng giảm giá…đến khách hàng.

Trang Web của công ty cần được cập nhật và bổ sung thêm nhiều thông tin nhất là thông tin về danh mục sản phẩm, các mẫu thiết kế mới, các mặt hàng truyền thống của công ty. Bởi vì có quá ít thông tin về sản phẩm, khiến khách hàng không có cảm giác thích thú trong quá trình tìm hiểu khi có ý định hợp tác với công ty.

Tham gia hội chơ triễn lãm, hội thảo về may mặc một cách đều đặn, công việc này giúp cho công ty tìm kiếm các khách hàng mới, vừa tìm hiểu tình hình thị trường tại đây. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện củng cố mối quan hệ với khách hàng của công ty, củng cố hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng.

Thông qua những chuyến đi nước ngoài: cán bộ của công ty cũng có những chuyến đi công tác tại Mỹ, thường công ty đi cử đi hoặc đi theo lời mời của đối tác.

Tận dụng cơ hội này công ty tranh thủ tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàng dưới hình thức quà tặng, lưu niệm…

Hỗ trợ việc vận chuyển cho các khách hàng hoặc cùng khách hàng chia sẻ chi phí vận chuyển đối với những đơn hàng xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận trước mắt của công ty song nó thể hiện sự thiện chí của công ty, giành được thiện cảm của khách hàng.

Giảm giá hay chiết khấu để kích thích khách hàng mua khối lượng nhiều hơn hoặc khuyến khích khách hàng quay trở lại. Như vậy, công ty sẽ tận dụng được lợi thế theo quy mô và gia tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH MAKETING – MIX NHẰM đẩy MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG dệt MAY SANG THỊ TRƯỜNG mỹ (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w