2.1. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH AN DƯƠNG - HẢI PHềNG
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Để nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, ta cần đi sâu vào nghiên cứu các hình thức huy động vốn theo từng loại hình huy động qua các năm.
2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Việc phân các nguồn vốn huy động theo kỳ hạn đóng vai trò to lớn trong việc xác định sự cần thiết đối với việc chuyển dịch cơ cấu vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng của nền kinh tế.
* Vốn huy động không kỳ hạn: bao gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng tính ổn định không cao.
* Vốn huy động ngắn hạn: bao gồm các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các kỳ hạn phổ biến là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng, thậm chí cả loại kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.
Nguồn vốn này có chi phí tương đối cao nhưng tính ổn định cao hơn so với nguồn vốn huy động không kỳ hạn, có thể giúp ngân hàng chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình.
* Vốn huy động trung và dài hạn: đây là nguồn vốn quan trọng, tạo sự ổn định cho hoạt động kinh doanh của NH. Những năm qua nhìn chung vốn huy động không kỳ hạn và huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của NH. Vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng 3,4 – 16,56%. Về mặt tài chính, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn thấp là điều tốt bởi lãi suất huy động vốn bình quân sẽ thấp. Tuy nhiên về mặt kinh doanh lâu dài thì đây là một hạn chế lớn của NH trong việc cho vay các khoản cho vay trung và dài hạn do giới hạn an toàn vốn quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-NHNN như sau: “Các NHTM không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn”.
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2. 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng Tổng nguồn vốn Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%) Phân theo kỳ hạn 195.935 100 300.569 100 367.657 100 - Không kỳ hạn 47.177 24,01 70.150 23,34 68.665 18,68 - Kỳ hạn <12 tháng 116.320 59,43 211.631 70,41 286.484 77,92 - Kỳ hạn từ 12 tháng
trở lên 32.438 16,56 18.788 6,25 12.508 3,40
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2015) Những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ổn định, điều này được phản ánh thông qua lãi suất huy động kỳ hạn càng ngắn lãi suất càng cao và ngược lại, do đó dẫn đến khả năng đáp ứng các dự án vay vốn trung và dài hạn ngày càng khó khăn. Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng không nằm ngoài tình hình chung đó, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, các kỳ hạn mà khách hàng ưa thích nhất trong những năm qua chủ yếu là từ 1-3 tháng.
Qua bảng 2.4 ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng thì nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất và vẫn giữ được sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Nguồn vốn này có chi phí huy động thấp hơn tuy nhiên ngân hàng phải dành ra một khoản thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN cao hơn so với nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng thường được dùng để cho vay ngắn hạn. Năm 2011 nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng của ngân hàng là 116.320 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59,43% tổng nguồn vốn huy động, năm 2013 nguồn vốn này đạt 211.631 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70,41% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2015 nguồn vốn huy động có kỳ hạn lại tiếp tục tăng và đạt 286.484 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,92% tổng nguồn vốn huy động. Xét về mặt tài chính thì đây là một lợi thế đối với ngân hàng do lãi suất huy động bình quân thấp, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra cho ngân hàng một
thách thức khi nhu cầu đầu tư trung và dài hạn tăng, ngân hàng không đủ vốn dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Một nhiệm vụ khó khăn đặt ra là làm thế nào ngân hàng có thể mở rộng các hình thức huy động vốn dài hạn trong các năm tiếp theo.
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng giảm dần qua các năm. Ta thấy năm 2011 đạt 32.438 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16,56% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013 nguồn vốn này giảm xuống còn 18.788 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,25% tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2015 nguồn vốn này giảm xuống còn 12.508 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 3,4% tổng nguồn vốn.
Đây là nguồn vốn rất quan trọng, tạo sự ổn định trong quá trình hoạt động kinh doanh cho bất kỳ ngân hàng nào. Nguồn vốn này tuy chi phí huy động cao nhưng lại có lợi thế ổn định tương đối về kỳ hạn, ngân hàng có thể cân đối được nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn, hạn chế một phần rủi ro thanh khoản do sự không phù hợp về kỳ hạn đem lại. Nguồn vốn có kỳ hạn dài sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong đầu tư tín dụng, giảm thiểu rủi ro thanh khoản, đặc biệt là tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN đối với nguồn vốn này thấp hơn nhiều so với nguồn vốn huy động có kỳ hạn ngắn. Chính vì vậy điều đặt ra là phải đưa ra giải pháp để tăng nguồn vốn này sao cho có hiệu quả cao nhất.
Tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng ngày càng giảm. Nguồn vốn này có ưu thế là lãi suất huy động rất thấp, thường chỉ vào khoảng trên 2%/năm nhưng tính ổn định kém, dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
Năm 2011 nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng đạt 47.177 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 24,01% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2013 nguồn vốn này tăng lên đạt 70.150 triệu đồng ( tăng lên 22.973 triệu đồng so với năm 2011), mặc dù vậy tỷ trọng giảm chỉ còn chiếm 23,34% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đến năm 2015 nguồn này giảm xuống còn 68.655 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,68% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân của hiện tượng này là do có sự dịch chuyển một phần tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi ngắn hạn xuất phát từ sự biến động lãi suất huy động ngắn hạn và việc điều chỉnh các kỳ hạn gửi tiền cho
khách hàng trong thời gian qua.
Như vậy nguồn vốn không kỳ hạn có ưu thế về chi phí huy động vốn và tỷ lệ trích dự trữ bắt buộc thấp nhưng không có tính ổn định. Trong khi đó, nguồn vốn huy động có kỳ hạn tuy chi phí huy động và tỷ lệ trích dự trữ bắt buộc cao hơn nhưng tính ổn định cao nên lại là nguồn vốn rất quan trọng đối với các ngân hàng.
Nhờ đó ngân hàng có thể chủ động nguồn vốn để kịp thời chi trả cho khách hàng, tránh để xảy ra rủi ro thanh khoản.
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2011 - 2015 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2015) 2.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Trong tổng nguồn vốn huy động của bất kỳ NHTM nào vốn huy động bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng trong thời gian tới thì xu hướng chuyển đổi sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của người dân có thể làm tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ trong tổng vốn huy động giảm đi. Nguyên nhân là do sự tăng giá mạnh của vàng và đồng đôla Mỹ đã gây ra tâm lý lo ngại về sự mất giá của đồng tiền Việt Nam trong dân chúng. Hiện ngân hàng đang triển khai các hoạt động để thu hút khách hàng như tăng cường quảng bá về lợi ích của việc gửi ngoại tệ, có thể đến tận nhà nhận tiền và trao sổ tiết kiệm cho khách hàng,...
Tr.đ
Năm
Để xem xét, đánh giá được tình hình HĐV theo loại tiền của NHNo&PTNT huyện An Dương Hải Phòng thời gian qua ta có thể nghiên cứu bảng sau:
Bảng 2. 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: Triệu đồng Tổng nguồn
vốn huy động
Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng (%) Phân theo loại
tiền
195.93
5 100 300.569 100 367.65
7 100
- Nội tệ 177.58
1 90,6 278.130 92,5 345.03
7 93,8
- Ngoại tệ
(quy đổi VNĐ) 18.354 9,4 22.439 7,5 22.620 6,2
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011- 2015)
* Vốn huy động bằng nội tệ:
Tăng tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ trong tổng nguồn vốn là chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng, tăng cường sử dụng vốn đầu tư trong nước.
Vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền. Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng hoạt động trên địa bàn có nhu cầu vốn nội tệ rất lớn, do đó ngân hàng đã coi việc huy động vốn tại chỗ là nhiệm vụ có tính chất quyết định trong hoạt động phát triển kinh doanh.
Qua bảng 2.5 ta thấy: Năm 2015 vốn huy động bằng nội tệ đạt 345.037 triệu đồng, tăng 66.907 triệu đồng so với năm 2013, chiếm 93,8% tổng nguồn vốn huy động. Từ năm 2013-2015 nguồn vốn huy động nội tệ đều có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Có được kết quả trên là do Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn truyền thống và mở rộng thêm nhiều hình thức huy động mới có hiệu quả cao. Bên cạnh các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngân hàng
còn tìm mọi biện pháp giữ vững và tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội.
Tăng trưởng vốn nội tệ mạnh là kết quả của sự chuyển biến tích cực của NHNo&PTNT khi thực hiện chương trình tái cơ cấu, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Đa dạng hóa sản phẩm, tận dụng ưu thế về công nghệ, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn qua hình thức tài khoản cá nhân.
- Các phòng ban của ngân hàng có sự phối hợp tích cực để đưa ra giải pháp tổng thể cho khách hàng là các tổ chức kinh tế - xã hội lớn.
- Mở rộng mạng lưới nhất là hệ thống phòng giao dịch, ATM.
- Sự đổi mới toàn diện trong công tác quản trị vốn, điều hành lãi suất linh hoạt.
* Vốn huy động bằng ngoại tệ:
Trong môi trường cạnh tranh như ngày nay thì NH nào có thế mạnh về vốn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh nguồn vốn huy động bằng nội tệ thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng.
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng luôn giữ tốc độ tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với nguồn vốn huy động bằng nội tệ. Năm 2013 vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 22.439 triệu đồng, tăng 4.085 triệu đồng so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 7,5% tổng nguồn vốn huy động (giảm tỷ trọng so với năm 2011 là 1,9%). Năm 2015 tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ đạt 22.620 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 181 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,2% tổng nguồn vốn huy động ( giảm tỷ trọng so với năm 2013 là 1,3%)
Ngoài ra Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng đã triển khai tất cả các nghiệp vụ về ngoại tệ thanh toán trực tiếp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị để thu hút khách hàng có ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn ngoại tệ trong thanh toán, mở rộng thị phần tăng thu dịch vụ, góp phần nâng cao thương hiệu Agribank.
Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2011 - 2015 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011- 2015) 2.2.2.3. Hình thức huy động vốn
Tư tưởng của người dân ở các nước đang phát triển như Việt Nam là không thích gửi tiền vào ngân hàng. Vì họ lo ngại rằng việc gửi tiền vào ngân hàng thì dễ nhưng rút ra thì khó và lãi suất tiền gửi có khi thấp hơn tốc độ trượt giá của hàng hóa nếu lạm phát cao. Mọi người bắt đầu mua vàng hoặc đôla để cất giữ. Tầng lớp dân có trí thức ngày càng cao, mang tiền tới ngân hàng giờ không phải chỉ đơn thuần là gửi tiền mà họ yêu cầu cả sự phục vụ chu đáo, nhiệt tình của cán bộ ngân hàng.
Nhận thức được xu hướng trên các NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng nói riêng đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trên địa bàn.
Vốn tiền gửi của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, phát hành GTCG, tiền gửi của các TCKT. Trong đó, hình thức huy động tiền gửi qua tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tiền gửi. Nền kinh tế càng ổn định và phát triển thì thu nhập của người dân trong xã hội càng cao,đặc biệt người dân trên địa bàn quận hầu hết là thuần nông, rất cần kiêm, chăm chỉ lao đông tạo ra những khoản thu nhập dư thừa chưa sử dụng hết, tiền dân được đền bù.... với mong muốn gia tăng thêm lợi nhuận cho những khoản
Tr.đ
Năm
tiền nhàn rỗi của mình, họ sẽ tìm đến ngân hàng để thỏa mãn mục đích đó. Chính vì vậy ngân hàng càng cần phải thu hút được nguồn tiền này. Nguồn vốn huy động từ những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư luôn mang lại lợi ích lớn cho ngân hàng.
Đây là thị trường truyền thống mà Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng vẫn đang khai thác tốt.
Hình thức huy động vốn của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2. 6: Hình thức huy động vốn giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
+/-% Số tiền
Tỷ trọng (%)
+/-%
Vốn huy động
195.93
5 100 300.56
9 100 53,40 367.65
7 100 22,32
1. Tiền gửi
dân cư 146.757 74,9 207.43
2 69,0 41,34 286.30
7 77,9 38,02
Tiền gửi TK
146.05
5 74,5 204.91
8 68,2 40,30 285.30
3 77,6 39,23
Phát hành
GTCG 702 0,4 2.514 0,8 258,12 1.004 0,3 -
60,06 2. Tiền gửi
của TCKT 49.178 25,1 93.137 31,0 89,39 81.350 22,1 - 12,66 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011 - 2015)
* Tiền gửi dân cư:
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng và có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Có thể nói Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng là một trong những ngân hàng có thế mạnh về nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ dân cư.
Trong thời gian qua, ngân hàng đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác vốn theo hướng ổn định và có lợi trong kinh doanh. Qua đó đã đạt được những kết quả rất
đáng khích lệ. Năm 2011 lượng tiền gửi của dân cư đạt 146.757 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74,9% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2013 nguồn vốn này đạt 207.432 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 69,0% tổng nguồn vốn huy động, tăng 41,34 % so với năm 2011 . Đến năm 2015 tổng tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng và đạt 286.307 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,9% tổng nguồn vốn, tăng so với năm 2013 là 38,02%. Nguồn vốn này không ngừng gia tăng trong các năm gần đây do ngân hàng đã có nhiều thay đổi trong chính sách lãi suất, tạo thêm nhiều kỳ hạn để cho dân cư có thể lựa chọn.
Với những thành tựu đạt được, Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, khiến cho khách hàng thực sự tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng. Đó là lý do khiến cho nguồn vốn huy động theo hình thức này không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng các năm qua.
Tiền gửi dân cư của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng bao gồm tiền gửi tiết kiệm và phát hành GTCG.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là hình thức huy động vốn cổ điển và mang tính đặc thù riêng có của NHTM, đây cũng là điểm khác biệt giữa NHTM và các TCTD phi ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là một công cụ huy động vốn hữu ích của ngân hàng vì nó được dân cư tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh tiền đơn giản, dễ hiểu, dễ phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Với môi trường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng như hiện nay thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng đang dần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.
Qua bảng 2.6 ta thấy tiền gửi tiết kiệm của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2011 lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng là 146.055 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 74,5% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2013 đạt 204.918 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,2%
tổng nguồn vốn huy động và đến năm 2015 thì lượng tiền gửi tiết kiệm đạt 285.303 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,6% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.