Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại AGRIBANK AN DƯƠNG hải PHÒNG (Trang 99 - 106)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

NHNN có chức năng quản lý và điều hành hệ thống NHTM và là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN có tầm quan trọng rất lớn đối với chiến lược huy động vốn của ngân hàng, đồng thời cũng định hướng cho các NHTM hoạt động kinh doanh. NHNN với chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn sẽ là tiền đề tốt tác động tích cực đến công tác huy động vốn của NHTM.

Sau đây là một số kiến nghị đối với NHNN:

Thứ nhất, Trên cơ sở Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, NHNN cần xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật tạo thuận lợi cho các NHTM hoạt động trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng chính sách tiền tệ lành mạnh, ổn định, đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy, kết hợp với việc thực thi chính sách tài khóa, trong đó các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể can thiệp dễ dàng khi có biến động thị trường. Điều hành lãi suất cơ bản một cách thích hợp để các NHTM định ra lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay phù hợp không để xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn do chính sách. Điều chỉnh biên độ tỷ giá để hoạt động kinh doanh ngoại hối được thuận lợi hơn.

Thứ ba, NHNN cần đi trước thúc đẩy hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đảm bảo tính đồng bộ trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, chuyển tiền điện tử, điều chuyển vốn... NHNN cần ưu đãi hỗ trợ về mặt tài chính và thuế cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ ngân hàng. Cải tiến và đổi mới mô hình tổ chức, khả năng kinh doanh và điều hành của cả hệ thống ngân hàng, gắn chặt khả năng cung cấp vốn và nhu cầu sử dụng vốn trên từng địa bàn cũng như toàn quốc.

Thứ tư, NHNN cần có kế hoạch cải cách lại hệ thống các NHTM theo một trình tự nhất định. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn khi thực hiện cổ phần hóa các NHTM trong nước và hội nhập quốc tế. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa của các NHTM nhà nước.

Thứ năm, Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các NHTM khi huy động vốn phải thực hiện một khoản dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết, tăng giảm khối lượng tín dụng và từ đó điều tiết hoạt động của các NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này các NHTM không được sử dụng để cho vay, không được hưởng lợi từ NHNN, nhưng NHTM vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao làm NHTM bị thua thiệt, do vậy NHNN nên hạn chế sử dụng dự trữ bắt buộc như là công cụ

chính sách mà chỉ dùng trong những trường hợp bất khả kháng, tránh thiệt hại cho các NHTM.

Thứ sáu, NHNN nên cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính trung gian trong việc tạo dựng nguồn vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế quốc dân theo hướng:

- Đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn để phù hợp với tâm lý, thói quen, thu nhập và tiện ích của người gửi tiền.

- Hoàn thiện chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế thông qua các định chế tài chính trung gian đặc biệt là ngân hàng.

Thứ bẩy, phát triển đồng bộ thị trường tài chính theo hướng nâng cấp và hoàn thiện các thị trường bộ phận, đặc biệt phát triển và vận hành có hiệu quả thị trường liên ngân hàng để đáp ứng cung cầu từ nội bộ nền kinh tế cũng như thích ứng được với sự biến động của dòng lưu chuyển vốn, cần chú trọng phát triển ổn định thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản.

Thứ tám, NHNN duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hợp bằng cách tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các TCTD mới cũng như việc mở thêm chi nhánh và các phòng giao dịch của TCTD. Đồng thời phát triển hệ thống giám sát ngân hàng, phối hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm để giúp các NHTM phòng tránh rủi ro tín dụng.

Chủ động trong việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ sự dịch chuyển các luồng vốn vào, ra cũng như định hướng và tạo ra kênh dẫn vốn vào những khu vực kinh tế cần được ưu tiên trong từng thời kỳ.

Thứ chín, nâng cao hoạt động thị trường mở, đa dạng hóa các công cụ, các GTCG tham gia vào thị trường tạo điều kiện cho thị trường mở hoạt động sôi động hơn.

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng nhất là vốn trung và dài hạn. Ở Việt Nam hiện nay sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô gắn liền với ba mục tiêu là: ổn định chính trị, ổn định tiền tệ, có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

- Ổn định chính trị: Duy trì ổn định môi trường kinh tế chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy hoạt động huy động vốn có hiệu quả. Một nền chính trị được kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, tạo cơ sở ổn định cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, được đông đảo quần chúng nhân dân tin tưởng và ủng hộ thì hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách của Đảng, của Nhà nước làm họ e ngại không muốn đầu tư.

- Ổn định tiền tệ: Là điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả bởi chỉ trong điều kiện thị trường tiền tệ ổn định, lạm phát được duy trì ở mức vừa phải thì người dân mới tin tưởng và yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, nhất là đối với các kỳ hạn dài. Muốn vậy, Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của đồng nội tệ nhằm ổn định tiền tệ, giúp người dân mạnh dạn trong đầu tư và gửi tiền vào ngân hàng.

- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Bên cạnh đó Nhà nước cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu tư

dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật... làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế và chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và từng bước sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh và phát triển các dịch vụ ngân hàng đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các nghiệp vụ tài chính khác của hệ thống các NHTM, các định chế tài chính khác hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì các ngành kinh tế nói chung và ngành ngõn hàng núi riờng cần cú hành lang phỏp lý rừ ràng, phự hợp với thông lệ quốc tế để dễ dàng hoạt động, phát triển vững chắc, lành mạnh.

Hệ thống các văn bản pháp quy đó phải thống nhất, không chồng chéo, giúp cho các ngân hàng áp dụng dễ dàng. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam đang được sửa đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đó nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Các văn bản vẫn còn chồng chéo, có những hành vi được nhiều luật điều chỉnh nhưng cũng có những hành vi chưa được điều chỉnh. Mặt khác, các văn bản pháp quy của chúng ta còn thiếu do có những thay đổi thường xuyên trong quá trình hoạt động, phát sinh những tranh chấp, những vấn đề trước đây chưa có. Do đó, việc làm cần thiết hiện nay là Nhà nước cần xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất và đầy đủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các NHTM hoạt động một cách lành mạnh, có hiệu quả.

Chính phủ nên có các chính sách mang tính đồng bộ đối với các Bộ, ngành liên quan trong việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, khuyến khích thực hiện giao dịch, thanh toán qua ngân hàng như thanh toán lương, hóa đơn dịch vụ điện, nước, điện thoại... để người dân dần có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng qua đó nâng cao doanh số huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước.

Thứ ba, Nhà nước cần hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Trong điều kiện chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn.

Như ta đã biết, thị trường chứng khoán bao gồm hai bộ phận là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, hai thị trường này cùng thực hiện chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hệ thống NHTM hoạt động trên thị trường tiền tệ, việc thị trường chứng khoán chưa phát triển buộc gánh nặng cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế đè nặng lên vai hệ thống các NHTM, kết quả các NHTM phải đối đầu với nhiều rủi ro.

Thị trường chứng khoán được hoàn thiện và phát triển thực sự sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Mặt khác đây là nơi tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán thành tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thông qua thị trường chứng khoán sẽ tạo ra các kênh làm cho nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội chảy đến nơi có nhu cầu đầu tư và sử dụng có hiệu quả nhất với giá rẻ nhất, nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất cũng như các hoạt động dịch vụ khác, ngoài ra tạo ra một kênh tiềm năng để NHTM thu hút vốn trung và dài hạn có tính thanh khoản cao.

Thêm vào đó, khi thị trường chứng khoán phát triển ổn định thì lượng vốn huy động của ngân hàng cũng ổn định hơn, tránh được tình trạng lúc thì người dân đổ xô rút tiền mua chứng khoán, lúc thì bán tháo chứng khoán để gửi tiền vào ngân hàng.

Thứ tư, Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách thuế để vừa đem lại nguồn thu cho nhà nước vừa tạo nên sự công bằng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Sự tồn tại của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào sự hưng thịnh của nền kinh tế.

Khi các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả với chính sách thuế hợp lý sẽ làm tăng nguồn thu cho Chính phủ và từ đó sẽ có nhiều dự án được triển khai, các ngân hàng cũng gia tăng nguồn vốn do các dự án thường không sử dụng hết vốn một lần

mà thường chia nhỏ ra nhiều giai đoạn. Muốn vậy chính sách thuế cần được xây dựng dựa trên quan điểm thúc đẩy sản xuất trong nước, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, khuyến khích xuất khẩu tăng nguồn tích lũy.

Thứ năm, Nhà nước cần giải tỏa nguồn vốn bị đóng băng trong các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả để giảm bớt rủi ro cho các NHTM.

Thường xuyên kiểm tra giám sát để kịp thời rút vốn đầu tư ra khỏi các doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Đây là biện pháp tạo vốn quan trọng đối với nhà nước và cũng là một trong những điều kiện để hoạt động huy động vốn của ngân hàng mang lại hiệu quả cao hơn.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh An Dương. Để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, trước hết ngân hàng cần tăng vốn tự có, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng... Bên cạnh đó, nhà nước cần ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp luật đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng luật phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Có như vậy nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng mới đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại AGRIBANK AN DƯƠNG hải PHÒNG (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w