Tồn tại và nguyên nhân 1. Tồn tại

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại AGRIBANK AN DƯƠNG hải PHÒNG (Trang 76 - 80)

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH AN DƯƠNG - HẢI PHềNG

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 1. Tồn tại

Thứ nhất, quy mô huy động vốn của Agribank Chi nhánh An Dương – Hải Phòng vẫn còn khiêm tốn so với ưu thế và tiềm lực tài chính sẵn có của ngân hàng.

Tốc độ phát triển của nguồn vốn tuy có tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế, có đơn vị có nhu cầu vay vốn lớn mà quy mô của chi nhánh còn nhỏ chưa đáp ứng được nên đã bỏ mất khách hàng chạy sang NH lớn khác, đặc biệt trong thời gian sắp tới khi Việt Nam gia nhập mạnh mẽ vào thị trường quốc tế thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn huy động thể hiện sự mất cân bằng về kỳ hạn. Kỳ hạn vốn huy động tập trung chủ yếu vào nguồn vốn ngắn hạn.

Thứ ba, huy động vốn bằng ngoại tệ không phải là thế mạnh của ngân hàng dẫn đến việc tổng vốn huy động bằng ngoại tệ còn khiêm tốn.

Thứ tư, Nền tảng nguồn vốn chưa thực sự vững chắc do vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các khách hàng là tổ chức, nguồn vốn của TCKT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn, chỉ cần họ thay đổi nhu cầu gửi tiền là sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của cả ngân hàng, dễ gây áp lực trong thanh khoản. Nguồn vốn

chủ yếu là vốn ngắn hạn, trong nguồn vốn ngắn hạn lại chủ yếu là loại KKH, kỳ hạn từ 1-3 tháng, trong khi đó cho vay ngắn hạn chủ yếu là thời hạn 12 tháng, dẫn đến việc đôi lúc ngân hàng thiếu chủ động trong việc cân đối nguồn vốn.

Thứ năm, chất lượng dịch vụ của ngân hàng còn có những mặt thua kém các NHTM khác trên địa bàn. Sản phẩm huy động vốn tuy đã được triển khai nhiều loại hình song vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu của người gửi tiền.

Thứ sáu, chất lượng hiệu quả vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động ngân hàng cũng như phát triển kinh tế địa phương.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, chính sách lãi suất của ngân hàng chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt để có thể cạnh tranh.

Năm 2011-2015 lãi suất huy động vốn của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng đang ở mức thấp so với các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là các NHTMCP. Với mức lãi suất như vậy ngân hàng khó có thể cạnh tranh trong việc thu hút vốn với các ngân hàng bạn. Trên thực tế đã có nhiều khách hàng của ngân hàng rút tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng sang ngân hàng khác gửi để hưởng mức lãi suất cao hơn. Do đó Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lý để thu hút vốn, nâng cao nguồn vốn huy động.

Hai là, các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn mang tính truyền thống, kém đa dạng, đơn điệu, chưa tạo ra được nhiều hình thức huy động vốn mới hấp dẫn khách hàng gửi tiền, chưa đưa ra được hình thức huy động vốn ưu việt trên thị trường. Thời gian qua ngân hàng cũng áp dụng một số hình thức huy động vốn mới nhưng hiệu quả đem lại chưa cao do một số ngân hàng khác trên địa bàn cũng đưa ra các sản phẩm tương tự với mức lãi suất cạnh tranh hơn.

Ba là, Một số nhân viên ngân hàng tuy có kinh nghiệm, trình độ nhưng tư duy chưa thực sự được đổi mới, chưa thực sự coi khách hàng là thượng đế nên tác phong phục vụ còn máy móc, thụ động. Phong cách giao dịch đôi lúc còn hạn chế, có hiện tượng khách hàng phàn nàn về thái độ của giao dịch viên, về thời gian giao dịch.

Bốn là, cán bộ chuyên trách của ngân hàng về dịch vụ còn mỏng, chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, việc phát hành thẻ còn chậm, giải quyết các vấn đề phát sinh thẻ còn nhiều bất cập, hệ thống ATM hay bị lỗi nhất là vào các ngày nghỉ gây chậm trễ, bức xúc đối với khách hàng.

Năm là, so với mặt bằng chung thì hệ thống công nghệ của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng còn lạc hậu, hệ thống công nghệ thông tin chưa phát triển đồng bộ, chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý, chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Máy ATM đôi lúc vẫn còn bị lỗi làm ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng, làm giảm một phần đáng kể hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Sáu là, thời gian giao dịch của ngân hàng còn bó hẹp trong giờ hành chính nên việc huy động vốn từ dân cư còn gặp nhiều khó khăn.

* Nguyên nhân khách quan:

Một là, tình trạng lạm phát gia tăng trong những năm gần đây đã gây ra tâm lý lo sợ đồng tiền trượt giá nên người dân thích cất trữ tài sản dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh hay bất động sản hơn là gửi tiền vào ngân hàng, họ lo ngại lãi suất ngân hàng không đủ bù đắp sự trượt giá do lạm phát.

Hai là, tâm lý người Việt Nam chưa quen sử dụng các công cụ thanh toán thay cho tiền mặt, nên việc ưa chuộng tiền mặt, thích thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt vẫn chiếm số đông trong dân chúng. Bên cạnh đó, các thủ tục, chứng từ thanh toán qua ngân hàng vẫn tương đối phức tạp gây cho người dân tâm lý e ngại khi đến giao dịch với ngân hàng.

Ba là, áp lực cạnh tranh trong việc huy động vốn của các ngân hàng ngày càng gay gắt với việc xuất hiện của hàng chục NHTMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty bảo hiểm... Điều này càng trở lên khốc liệt hơn khi hiện nay NHNN đã cho phép các ngân hàng nước ngoài huy động vốn tiền gửi bằng VNĐ và khối các NHTMCP đang ngày càng tạo nhiều ấn tượng mạnh trên thị trường. Bên cạnh đó, cạnh tranh về lãi suất đang là hình thức cạnh

tranh nổi bật nhất giữa các ngân hàng hiện nay. Khối các NHTMCP thường có các mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn khối các NHTM nhà nước.

Bốn là, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua cũng gây khó khăn trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vì nó đã thu hút một số lượng vốn trung và dài hạn của công chúng và các tổ chức kinh tế thay vì gửi tiền vào ngân hàng.

Năm là, hệ thống công nghệ của NHNN quá lạc hậu, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng chưa đồng bộ, mức độ tự động hóa các dịch vụ còn thấp, các chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định.

Điều này cũng tác động làm giảm một phần hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ thực trạng hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng. Mặc dù những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, song với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám đốc cũng như sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cơ quan hoạt động huy động vốn của ngân hàng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng nhanh và vững chắc qua các năm, các sản phẩm huy động vốn ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Phong cách phục vụ khách hàng có bước chuyển biến đáng kể làm khách hàng hài lòng, tạo ấn tượng, sự tin yêu của khách hàng với ngân hàng. Vì vậy khách hàng đến giao dịch ngày càng đông, ngân hàng huy động vốn tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoàn thành khá toàn diện mục tiêu kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn hệ thống, đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn còn những hạn chế nhất định. Cơ cấu nguồn vốn huy động mất cân bằng về kỳ hạn, quy mô huy động vốn so với tiềm lực còn khiêm tốn, chính sách lãi suất chưa thực sự mềm dẻo… trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả huy động vốn hơn nữa thì Agribank Chi nhánh An Dương - Hải Phòng cần thực thi một số giải pháp.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG vốn tại AGRIBANK AN DƯƠNG hải PHÒNG (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w