Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại .1 Khái niệm hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 24 - 28)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3 Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại .1 Khái niệm hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm

Để làm rừ hơn khỏi niệm hiệu quả huy động TGTK của NHTM ta sẽ xem xột dưới 2 góc độ:

- Về phía xã hội: Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa_hiện đại hóa đất nước cần một lượng vốn lớn làm tiền đề vật chất, trong đó nguồn vốn TGTK chiếm tỷ trọng khá lớn.

- Về phía ngân hàng: vốn TGTK cần thiết để tiến hành kinh doanh hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn TGTK nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận Ngân hàng đặc biệt là nguồn vốn TGTK huy động trong nước.

Để đạt được điều đó Ngân hàng phải có công tác huy động vốn TGTK phù hợp và có hiệu quả. Việc huy động phải được đánh giá qua các khía cạnh sau:

*) Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng, vốn này phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng để thỏa mãn nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động phải được ổn định về mặt thời gian, nếu không việc sử dụng không hiệu quả mà ngân hàng còn phải đối mặt với vấn đề thanh khoản.

*)Bên cạnh đo việc huy động vốn còn phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của ngân hàng, huy động được ít lại không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không đa dạng hóa các dịch vụ, mức cạnh tranh trên thị trường kém từ đó giảm uy tín đối với các khách hàng tiềm năng, ngược lại huy động vốn quá nhiều mà không sử dụng hết vốn sẽ bị đóng băng khiến lợi nhuận giảm sút do vẫn phải trả lãi các chi phí kèm theo như khi bảo quản, kế toán, kho quỹ… mà không có khoản nào bù đắp lại.

*)Việc huy động vốn còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế từng thời kỳ của xã hội.

Như vậy có thể kết luận: Hiệu quả huy động TGTK là việc thực hiện tốt công tác huy động góp phần vào công cuộc huy động vốn của ngân hàng để có thể tạo cho Ngân hàng một lượng vốn đầy đủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm 1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính

a)Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng

Độ an toàn của khoản tiền gửi: Mục đích chủ yếu của khách hàng gửi tiền tiết kiệm là đảm bảo độ an toàn và sinh lợi. Chính vì vậy ngân hàng phải tạo cho khách hàng có lòng tin về độ an toàn về khoản tiền mà họ gửi thông qua vốn tự có, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, hoạt động kinh doanh, sự phát triển cũng như uy tín của khách hàng.

Thái độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng được khách hàng rất chú ý.

Qua khảo sát cho thấy thái độ của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng tới 68% quyết định của khách hàng về việc khách hàng có quay lại làm việc với ngân hàng hay không.

Khi khách hàng tới giao dịch, họ chưa nắm bắt được quy trình làm việc như thế nào,

mà được nhân viên ngân hàng chỉ bảo tận tình và tạo uy tín ngay lần đầu giao dịch của khách hàng thì khách hàng sẽ có ấn tượng tốt với ngân hàng. Đặc biệt là TGTK dân cư, khách hàng ở vùng nông thôn, có trình độ văn hóa và khả năng nhận thức chưa cao… Chính vì vậy thái độ ứng xử của nhân viên ngân hàng phải hết sức khéo léo và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Thủ tục gửi và rút tiền đơn giản, thuận tiện, kỳ hạn phù hợp với khách hàng.

Cần phải đa dạng các kỳ hạn gửi để thu hút hết các nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó thủ tục gửi vào thì dễ nhưng khi rút ra thì làm khó khách hàng. Như vậy sẽ làm mất uy tín của ngân hàng.

b) Uy tín của ngân hàng:

Vốn TGTK là nguồn vốn mà khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn và sinh lời. Chính vì vậy họ thường lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng có uy tín.

Uy tín của ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu như sau: số năm hoạt động trên thị trường, vốn điều lệ của ngân hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại hay không, số lượng chi nhánh của ngân hàng trên thị trường…

Những ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới rộng khắp tiếp cận sát với cuộc sống của người dân, hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định, tạo nên một danh tiếng, lòng tin đối với dân chúng thì rất dễ dàng thu hút vốn tiền gửi tiết kiệm.

Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, giàu kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ cao, thái độ phục vụ chuyên nghiệp sẽ tạo nên uy tín cho ngân hàng trong lòng khách hàng khi họ giao dịch với ngân hàng. Điều này tạo thêm uy tín cho ngân hàng trong việc thu hút vốn TGTK.

1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng

a. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động

Cơ cấu vốn TGTK = Số dư từng khoản Tổng vốn TGTK

Mỗi loại TGTK có yêu cầu khác nhau về chi phí thanh khoản, thời hạn… Do đú việc xỏc định rừ cơ cấu huy động sẽ giỳp ngõn hàng hạn chế rủi ro cú thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào.

Ngân hàng có nguồn tiền có kỳ hạn càng lớn tạo nên sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng có TGTK trung và dài hạn càng lớn tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng như hoạt động đầu tư của ngân hàng.

b. Chi phí huy động của nguồn

- Lãi suất huy động bình quân: lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế: Đặc biệt với loại TGTK là khoản tiền rất nhạy cảm về lãi suất. Người gửi tiền tiết kiệm ngoài mục đích an toàn họ còn có mục tiêu sinh lợi nên họ luôn muốn có một mức lãi suất cao. Nhưng các chủ thể đi vay của ngân hàng lại luôn muốn mức lãi suất thấp. Công việc của ngân hàng là điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý đối với các bên mà vẫn đảm bảo lợi ích của mình. Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mực lãi suất cạnh tranh cho hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thường tính lãi suất huy động bình quân.

Lãi suất huy động bình quân = Chi phí trả lãi bình quân Tổng vốn huy động bình quân

Lãi suất huy động bình quân càng thấp trong điều kiện vẫn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sử dụng vốn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Việc tính chi phí bình quân cho từng nguồn (nhóm nguồn) cụ thể cho phép nhà quản lý trả lời câu hỏi:

“Nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất như thể nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn (nhóm nguồn) tăng thêm hay không?” Để từ đó ngân hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra giải pháp huy động vốn thích hợp.

Trong điều kiện ngân hàng bị khống chế về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của khoản mục chi phí trã lãi trong kỳ thì ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất danh nghĩa cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất của các ngân hàng khác.

Hoặc cũng có thể tạo ra lãi suất cạnh tranh bằng các phương pháp như trả lãi làm nhiều lần trong kỳ hoặc trả lãi trước.

- Chi phí khác: bên cạnh chi phí trả lãi, trong quy trình huy động vốn còn có các chi phí khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn, chi phí giao dịch quảng cáo… Tuy các loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng sẽ góp phần giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

c. Sự tăng trưởng nguồn TGTK qua các năm

Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng được doanh số cho vay. Điều này liên quan tới nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay nhỏ.

Trong nguồn vốn huy động thì vốn huy động TGTK chiểm tỷ trọng lớn.

Đánh giá mức độ tăng giảm nguồn vốn kinh doanh:

Chỉ tiêu đánh giá: NVTGTK năm sau – năm trước

Nếu NVTGTK năm sau – năm trước > 0 => có tăng trưởng trong huy động TGTK.

Nguồn vốn có sự gia tăng.

Nếu NVTGTK năm sau – năm trước 0 => không có tăng trưởng trong huy động TGTK.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w