Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 41 - 45)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế

2.2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Huế

Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các ngân hàng sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Huế trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thì ngân hàng cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng mà ngân hàng sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước tiên ta sẽ xem xét cơ cấu của nguồn vốn tại Ngân hàng Sacombank- chi nhánh Huế trong thời gian qua đã có những biến động như thế nào.

Bảng 2.4 Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Sacomban-chi nhánh Huế 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm

2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1.Vay từ NHNN

và TCTD 10,127 12,987 24,331 2,860 28.24 11,344 87.35

2.Vốn huy động 1,188,14 2

1,352,10

6 1,603,489 163,964 13.8 251,383 18.59 3.Tài sản nợ khác 14,014 14,309 30,374 295 2.11 16,065 112.27 4.Thanh toán vốn 117,883 120,829 115,171 2,946 2.5 -5,658 -4.68 5.Vốn và các quỹ 17,450 18,923 31,501 1,473 8.44 12,578 66.47 Tổng nguồn vốn 1,347,616 1,519,15

4 1,804,866 171,538 12.73 285,712 18.81 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán Sacombank_CN Huế năm 2012-2014) Qua bảng 2.4 có thể thấy nguồn vốn của chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác…

Trong 3 năm qua bên cạnh sự gia tăng tín dụng mở rộng đầu tư thì ngân hàng đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Từ kết quả cho thấy hoạt vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế 2012-2014

Trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 tỷ trọng vốn huy động tương ứng ở mức 88.17%, 89.00% và 88.84% . Ta có thể đánh giá được công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên với tỷ trọng vốn huy động chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn thì độ an toàn về tài chính khó được đảm bảo. Nhất là khi hoạt động cho vay của ngân hàng hiện nay gặp khó khăn về mất cân đối kỳ hạn vốn. Dẫn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng giảm đi, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài các khoản vốn huy động, nguồn vốn của ngân hàng còn bao gồm các khoản vay. Đó là vay của NHNN, vay của các tổ chức tín dụng khác.

Khoản vay này chiếm tỷ trọng nhỏ không quá 5%. Năm 2014 các khoản vay chỉ còn chiếm tỷ trọng là 1.35%. Một phần vốn khác tuy chiếm tỷ trọng không quá cao trong nguồn vốn của chi nhánh nhưng cân phải lưu ý đến. Đó là khoản vốn được điều chuyển từ ngân hàng mẹ. Qua 3 năm từ 2012- 2014, khoản này giảm từ 8.75%

xuống còn 6.38% trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Như vậy có thể thấy được khả năng tự chủ vốn của chi nhánh là tăng lên. Hoạt động huy động vốn có hiệu quả, tuy nhiên vẫn cần có những nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình.

Bảng 2.5 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank–

chi nhánh Huế 2012-2014

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm

2012 Năm

2013 Năm

2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Tiền gửi tiết kiệm 834,313 975,544 1210634 141,231 16.93 235090 24.1 Tiền gửi thanh toán 313,194 322,072 338336 8,877 2.83 16265 5.05

Tiền ký quỹ 14,733 14,873 17959 140 0.95 3086 20.75

Huy động khác 25,901 39,617 36560 13,715 52.95 -3057 -7.72

Tổng 1,188,14

2 1,352,106 1603489 163,96

4 13.8 25138

3 18.59 (Nguồn: Tình hình huy động vốn Sacombank_CN Huế năm 2012-2014) Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng. Như đã biết vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.Từ Bảng 2.5 ta có thể thấy vốn huy động bao gồm có tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ và các loại hình huy động khác.

Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng % các loại vốn huy động tại Ngân hàng Sacombank–chi nhánh Huế năm 2012 - 2014

Từ số liệu 3 năm trên cho thấy tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Từ năm 2012 vốn TGTK đạt 834,313 chiếm 70.22% vốn

huy động thì qua 2 năm sau đã lên đến 1,210,634 triệu tương ứng với 75.50% vốn huy động.

Khi TGTK tăng tỷ trọng từ 70.22% trong năm 2012 lên 75.50% trong năm 2014 thì tiền gửi thanh toán lại tăng giảm tỷ trọng từ 25.36% xuống còn 21.10 %, tiền ký quỹ ít biến động, và các hình thức huy động khác chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 2%-3% từ năm 2012 đến năm 2014. Có thể thấy được sự nhanh nhạy của chi nhánh trước biến động của tình hình kinh tế. Khi Nhà nước siết chặt lạm phát, lãi suất huy động vốn bình quân liên tục giảm, các hoạt động đầu tư kinh doanh gặp nhiều khó khăn, người dân lo lắng khi đầu tư cũng như gửi tiền dẫn đến hoạt động huy động TGTK gặp không ít khó khăn, chi nhánh đã thực hiện nhiều hoạt động huy động khác nhằm bổ sung nhu cầu vốn huy động của ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu cho vay. Ngân hàng tăng cường mở rộng các sản phẩm TGTT với nhiều tính chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng, từng nhu cầu sử dụng với nhiều thuận lợi về hạn mức, về lãi suất, về dịch vụ…Tăng cường nhận các khoản tiền ký quỹ của các doanh nghiệp mặc dù nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.

Ngoài việc tăng cường thực hiện các hình thức huy động vốn khác, chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện thu hút nguồn vốn TGTK. Chi nhánh đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiệu tiện ích, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi… Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn. Vì vậy mà số tiền huy động TGTK vẫn tăng qua từng năm.

2.2.2 Hình thức huy động tiết kiệm tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w