Khái quát hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế Trong tình hình nền kinh tế không ngừng phát triển, hoạt động sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 36 - 41)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ

2.1.5 Khái quát hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế Trong tình hình nền kinh tế không ngừng phát triển, hoạt động sản xuất kinh

doanh kinh doanh của các thành phần kinh tế ngày càng đạt được nhiều hiệu quả và mở rộng không ngừng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Huế đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh nhà, đồng thời không ngừng mở rộng phạm vi và đa dạng hóa các hình thức đầu tư để ngày càng nâng cao được hiệu quả kinh doanh của mình.

2.1.5.1 Tình hình thu nhập

Bảng 2.1. Tình hình thu nhập của Ngân hàng Sacombank – CN Huế 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm

2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1. Thu từ lãi cho vay 113,598 120,823 135,660 7,225 6.36 14,837 12.28 2. Thu từ HD dịch vụ 20,541 27,381 30,468 6,840 33.3 3,087 11.27 3. Thu nhập bất thường 962 1,014 721 52 5.41 -293 -28.9

4. Thu khác 2,795 2,811 3,604 16 0.57 793 28.21

Tổng thu nhập 137,896 152,029 170,453 14,133 10.25 18,424 12.12 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank_CN Huế từ 2012– 2014)

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng % thu nhập của Ngân hàng Sacombank – CN Huế 2012-2014 Thu nhập của toàn chi nhánh có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2013 so với năm 2012 thu nhập tăng 14,133 triệu đồng hay tăng 10.25%, năm 2014 so với năm 2013 thu nhập tăng 18,424 triệu đồng hay tăng 12.12%.

Thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm: năm 2012 là 113,589 triệu đồng chiếm 82.38% tổng thu nhập, năm 2013 là 120,823 triệu đồng chiếm 79.47% và năm 2014 là 135,660 triệu đồng chiếm 79.59% tổng thu nhập. Năm 2013 so với năm 2012 thu nhập từ lãi cho vay tăng 7,225 triệu đồng tương ứng tăng 6.36%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 14,837 triệu đồng tương ứng tăng 12.28%. Khoản mục này tăng lên là do những năm qua chi nhánh cho vay đầu tư các dự án có hiệu quả, khách hàng trả nợ đúng hạn nên thu được lãi mà không gặp bất cử trở ngại gì.

Trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng. đặc biệt là chính sách lãi suất để thu hút KH mới và giữ vững KH truyền thống; tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, các tiện ích NH để phục vụ KH một cách tốt nhất…

Bên cạnh đó chi nhánh cũng đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích vượt trội. Với dịch vụ này, khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, với nhiều tiện ích đảm bảo an toàn, bảo mật. Ngân hàng phát triển dịch vụ này có thể thu hút thêm khách hàng, góp phần tăng doanh thu. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử được sử dụng phổ biến như: thanh toán qua POS; dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking); dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet

Banking); dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking);v.v…Cụ thể năm 2012, khoản thu từ hoạt động dịch vụ là 20,541 triệu đồng; qua năm 2013 chỉ tiêu này là 27,381 triệu đồng tức tăng 6,840 triệu đồng hay 33.30% so với năm 2012; năm 2014 là 30,468 triệu đồng tức tăng 3,087 triệu đồng hay 11.27% so với năm 2013. Thu từ các hoạt động khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhưng vẫn rất quan trọng, góp phần tăng tổng doanh thu của ngân hàng.

2.1.5.2 Tình hình chi phí

Bảng 2.2. Tình hình chi phí của Ngân hàng Sacombank – CN Huế 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm

2012 Năm

2013 Năm

2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1.Chi phí HĐV 53,684 59,822 67,790 6,138 11.43 7,968 13.32

2.Chi phí NV 11,579 11,840 12,835 261 2.25 995 8.4

3.Chi phí KQ và TT 2,475 2,915 4,558 440 17.78 1,643 56.36 4.Chi về nộp, lệ phí 351 474 1,031 123 35.04 557 117.51 5.Chi phí HĐ QLCC 3,785 4,018 6,919 233 6.16 2,901 72.2 6.Chi phí TS 2,589 2,706 8,254 117 4.52 5,548 205.03 7.Chi phí DP BHTG 19,875 20,149 29,963 274 1.38 9,814 48.71 8.Chi phí khác 5,843 7,083 4,339 1,240 21.22 -2,744 -38.74 Tổng Chi phí 100,181 109,007 135,689 8,826 8.81 26,682 24.48 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank_CN Huế từ 2012–2014)

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng % chi phí của Ngân hàng Sacombank – CN Huế 2012-2014

Nhìn chung, chi phí của ngân hàng 3 năm qua đều có xu hướng tăng. Năm 2012 tổng chi phí là 100,181 triệu đồng; năm 2013 chỉ tiêu này tăng thêm 8,826 triệu đồng tương ứng 8.81 tăng % so với năm 2012; năm 2014 tăng thêm 26,682 triệu đồng tương ứng tăng 24.48 % so với năm 2013.

Chi phí cho huy động vốn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2012 53,684 triệu đồng chiếm 53.59% tổng chi phí. Năm 2013 tăng thêm 6,138 triệu đồng tương ứng tăng 11.43% so với năm 2012, chiếm 54.88% tổng chi phí. Năm 2014 tăng thêm 7,968 triệu đồng tương ứng tăng 13.32% so với năm 2013 và chiếm 49.96% tổng chi phí. Việc khoản mục này tăng là do nguồn vốn huy động được của chi nhánh liên tục tăng. Mặc dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm theo chính sách của NHNN nhưng người gửi tiền vẫn tìm đến chi nhánh bởi so với mặt bằng lãi suất của các ngân hàng khác, lãi suất huy động của chi nhánh khá cao. Ngoài ra, trong cơ cấu vốn huy động, chiếm tỷ trọng rất lớn là tiền gửi có kỳ hạn nên chi nhánh chủ yếu là trả lãi tiền gửi có kỳ hạn, mà lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn không kỳ hạn rất nhiều. Chính vì vậy, dù lãi suất giảm nhưng do lượng tiền gửi tăng mạnh nên chi phí trả lãi vẫn tăng mạnh.

Chi phí dự phòng bảo hiểm tiền gửi cũng là một khoản mục chi phí lớn của chi nhánh. Năm 2012 là 19,875 triệu đồng chiếm 19.84 tổng chi phí. Năm 2013 tăng thêm 274 triệu đồng tương ứng tăng 1.38 so với năm 2012. Năm 2014 tăng thêm 9,814 triệu đồng tương ứng tăng 48.71 so với năm 2013. Đáp lại sự tín nhiệm của khách hàng trong thời gian này, khi nguồn vốn huy động đạt được tăng trưởng tốt qua từng năm, những số liệu trên chứng tỏ ngân hàng đã thực sự chú ý đến quyền lợi của khách hàng, bảo đảm cho tâm lý của người gửi tiền. Mặt khác chỉ tiêu này cũng chính là để đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro và tạo sự ổn định của hệ thống tài chính.

Bên cạnh đó, chi phí nhân viên cũng là một khoản mục lớn của chi nhánh.

Năm 2012 là 11,579 triệu đồng chiếm 11.56% tổng chi phí. Năm 2013 tăng thêm 261 triệu đồng tương ứng tăng 2.25% so với năm 2012. Năm 2014 tăng thêm 995 triệu đồng tương ứng tăng 8.40% so với năm 2013. Nguyên nhân khiến chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí là do chi nhánh trả thêm lương

làm thêm cho cán bộ công nhân viên làm thêm giờ. Cũng như chi nhánh cũng chú trọng việc nâng lương cho các cán bộ lâu năm có trình độ chuyên môn cao đồng thời chi trả cho một số nhân viên mới được bổ nhiệm vào chi nhánh.

Ngoài ra, các chi phí còn lại vẫn có xu hướng tăng qua 3 năm vừa qua. Đây là các khoản mục chi phí khá lớn, việc hạn chế các khoản mục để làm giảm tổng chi phí xem ra vẫn còn khó khăn đối với chi nhánh. Điều này chứng tỏ khả năng quản lý chi phí của chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập.

2.1.5.3 Tình hình lợi nhuận

Bảng 2.3. Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank – CN Huế 2012-2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm

2012 Năm

2013 Năm

2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % Tổng thu nhập 137,896 152,029 170,453 14,133 10.25 18,424 12.12 Tổng chi phí 100,181 109,007 135,689 8,826 8.81 26,682 24.48 Tổng lợi nhuận 37,715 43,022 34,764 5,307 14.0713 -8,258 -19.195 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Sacombank_CN Huế từ 2012 – 2014)

ĐVT: triệu đồng Biểu đồ 2.3 Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank – CN Huế 2012-2014

Lợi nhuận là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nó cho thấy ngân hàng có đạt được mục tiêu đề ra hay không để từ đó tìm ra biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu trong kinh doanh để góp phần làm cho ngân hàng ngày càng phát triển.

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy thu nhập và chi phí đều tăng qua các năm như đã phân tích ở trên, nhưng tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho lợi nhuận của ngân hàng biến động liên tục. Cụ thể lợi nhuận của ngân hàng năm 2012 là 37,715 triệu đồng; qua năm 2013 chỉ tiêu này là 43,022 triệu đồng tương ứng tăng 5,307 triệu đồng hay 14.07%; nhưng đến năm 2014 lợi nhuận chỉ còn 34,764 triệu đồng tức đã giảm 8,258 triệu đồng ứng với giảm 19.19%. Điều này thực sự là một tín hiệu đáng lo ngại và cần phải được chi nhánh xem xét kỹ càng hơn.

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w