PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại SACOMBANK _ chi nhánh Huế
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh trong thời gian tới được hoàn thiện hơn thì chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà chi nhánh đang gặp phải. Trước hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Huế trong thời gian qua.
Thứ nhất đó chính là sự mất cân đối về kỳ hạn huy động trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Xuất phát từ nhu cầu gửi tiền của khách hàng, ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm TGTK với nhiều kỳ hạn khác nhau. Tuy nhiên đa số người dân thường chọn các sản phẩm TGTK ngắn hạn ( tức có kỳ hạn dưới 12 tháng ). Vì các sản phẩm TGTK ngắn hạn có lãi suất cao, và khi gửi theo kỳ hạn ngắn thì khách hàng có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, tránh được những tác động tiêu cực từ sự biến đổi xu thế kinh tế trong thời gian dài như biến động lãi suất, biến động giá cả thị trường… nhằm tránh rủi ro. Trong khi đó ngân hàng lại rất cần có những nguồn vốn để đáp ứng cho các nhu cầu cho vay trung và dài hạn vì các khoản tiết kiệm trung và dài hạn không đáp ứng đủ những nhu cầu cho vay kỳ hạn này. Khi đó đòi hỏi ngân hàng phải có sự phân bổ và sắp xếp các nguồn vốn huy động theo kỳ hạn sao cho phù hợp, để tránh những rủi ro về thanh khoản đối với các khoản TGTK ngắn hạn của khách hàng.
Thứ hai đó là vấn đề về lãi suất huy động. Trước đây khi NHNN chưa ban hành quy định về lãi suất trần thì ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Huế cùng với các ngân hàng phải chạy đua lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn TGTK về với ngân hàng mình. Tuy nhiên việc cạnh tranh với nhau thông qua đẩy lãi suất lên cao là một chiến lược tốn kém và sẽ đẩy giá thị trường lên cao. Từ sau khi NHNN ban hành quy định về lãi suất trần huy động, do Sacombank thực hiện theo quy định của NHNN nên khó cạnh tranh được với các ngân hàng nhỏ lẻ khác thường thực hiện
các cách để lách luật về lãi suất như sử dụng lãi suất thỏa thuận chìm, ảnh hưởng đến kết quả huy động TGTK.
Thứ ba là vấn đề quảng cáo, tiếp thị về ngân hàng : Do ngân hàng Sacombank là ngân hàng được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh và phát triển ra khu vực Thừa Thiên Huế từ năm 2003, chính vì thế mà khách hàng vẫn chưa biết nhiều đến ngân hàng. Hoạt động quảng cáo chưa thực sự rộng rãi. Đặc biệt là ở khu vực thành phố Huế, là khu vực tập trung rất nhiều các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài, có sức cạnh tranh rất lớn về hình ảnh ngân hàng, về vốn, về các chất lượng sản phẩm ngân hàng , đặc biệt là về lãi suất huy động…Ngoài ra, đối với các khách hàng đến với ngân hàng, do không có thông tin nhiều về các sản phẩm tiền gửi, cũng như các chính sách đi kèm với sản phẩm nên khách hàng thường không biết để sử dụng các sản phẩm mới của ngân hàng. Như khi gửi tiền tiết kiệm họ có thể chỉ biết tới sản phẩm TGTK truyền thống mà chưa biết đến các sản phẩm chuyên biệt và đặc thù như Tiết kiệm Phù Đổng là dành cho các bé từ 1-15 tuổi hay Tiết kiệm Đại Cát dành cho khách hàng trên 50 tuổi, hay Tiết kiệm Hoa Hồng dành riêng cho chị em phụ nữ…Mỗi loại sản phẩm TGTK được tạo ra đều có mục đích cung cấp cho khách hàng những tiện ích nổi trội và thuận tiện nhất cho khách hàng. Nếu ngân hàng không làm tốt công tác quảng bá hình ảnh và sản phẩm của ngân hàng tới khách hàng thì hoạt động huy động TGTK nói riêng và các hoạt động ngân hàng nói chung sẽ không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Thứ tư là về chính sách thu hút khách hàng : Ngân hàng tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch với ngân hàng. Hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, ngoài sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để giành khách hàng về mình. Sacombank thực hiện theo quy định về lãi suất trần huy động của NHNN nên ngân hàng gặp khó khăn khi cạnh tranh với các ngân hàng bán lẻ khác về lãi suất huy động. Ngoài ra các hoạt động tiếp xúc với khách hàng còn ít, nên chưa thể thu hút được khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Thứ năm là thiết lập mối quan hệ với khách hàng : Chưa có sự chủ động giao dịch giữa ngân hàng với công chúng, ngân hàng thiếu một lực lượng chuyên đảm trách công việc tư vấn truyền thông về ngân hàng đến với công chúng, vì thế mà ngân hàng vẫn chưa khai thác một cách triệt để nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Khi khách hàng đến giao dịch các giao dịch viên kiêm luôn cả vai trò tư vấn cho khách hàng những sản phẩm ngân hàng.Tuy nhiên do công việc chính của nhân viên giao dịch viên là thực hiện các nghiệp vụ nên hoạt động tư vấn thường không được chú trọng, chính vì thế đã bỏ lỡ một cơ hội tiếp xúc với khách hàng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY