Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 68 - 71)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK -

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Huế

3.2.4 Đa dạng hóa các hình thức tiền gửi tiết kiệm

Tăng cường mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm TGTK với các kỳ hạn đa dạng và linh hoạt vừa tăng thêm thu hút đối với khách hàng, vừa giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

- Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm. Linh hoạt về thời hạn cũng là một sự hấp dẫn với đối với người gửi tiền. Ngoài ra có thể có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kì hạn sang có kì hạn cho người dân sau một khoảng thời gian nào đó.

- Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi.

- Đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi mới lạ mang lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng như:

+ Tiết kiệm tuổi già và tiết kiệm tích luỹ đây là hình thức tương tự như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm. Ai cũng có lúc đến tuổi già, do đó khi còn mạnh khoẻ còn lao động tốt mỗi người dành ra một ít tiền từ thu nhập hằng tháng của mình gửi tiết kiệm tuổi già để đến lúc hết tuổi lao động có thêm nguồn thu nhập để sinh sống.

+ Tiết kiệm nhà ở: những người dân có nhu cầu làm nhà, mua nhà ở nhưng nguồn tài chính có hạn gửi dần tiền tích luỹ được vào ngân hàng đến lúc nào đó có thể rút ra để mua nhà, xây nhà. Ngân hàng có chính sách cho vay ưu đãi để làm nhà, mua nhà đối với những người gửi thường xuyên đều đặn và có quy mô đến một độ lớn nào đó thì có thể vay thêm để mua nhà xây dựng nhà bằng cách kết hợp với lợi ích của ngân hàng sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp cho hình thức này.

Ngoài ra có thêm một số hình thức tiết kiệm khác như tiết kiệm dành cho trẻ em, tiết kiệm vàng, tiết kiệm mua sắm phương tiện đắt tiền …

Một công việc đáng chú ý nữa đó là cải tiến giờ giấc làm việc để thuận tiện cho người gửi và rút tiền, có thể các quầy giao dịch bố trí người làm việc sớm hơn và nghỉ muộn hơn nếu được có thể giao dịch cả tối và ngày nghỉ.

Về vấn đề mất cân đối về kỳ hạn huy động trong cơ cấu nguồn vốn huy động, chủ yếu là TGTK ngắn hạn (có kỳ hạn dưới 12 tháng). Trong khi ngân hàng rất cần những nguồn vốn để đáp ứng cho nhu cầu trung và dài hạn vì các khoản tiết kiệm trung và dài hạn không đáp ứng đủ những nhu cầu cho vay kỳ hạn này. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng nên xem xét các phương án sau:

_Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát, đường cong lãi suất được thiết lập (gửi kỳ hạn càng ngắn, lãi suất càng thấp; và ngược lại), xu

hướng sắp tới lãi suất còn giảm. Ngoài ra, chứng khoán bấp bênh, rủi ro cao; thị trường vàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư; chình vì vậy trong tương lai gần gửi tiết kiệm VND vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn vì hiện mặt bằng LS VND cao hơn nhiều so với USD thì người gửi tiền có xu hướng chọn kỳ hạn dài để duy trì được mức lãi cao và ổn định dẫn đến nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng ngày càng được cải thiện.

_Để tăng tỷ trọng huy động TGTK trung và dài hạn ở nước ta hiện nay, cũng như tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn thì ngân hàng nên linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trước thời hạn: xem xét để có thể tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn hoặc có thể tính với lãi suất đó với số ngày gửi thực tế…

_Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 36 về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là 60% áp dụng từ 1/2/2015, thay vì tỷ lệ 30% như trước đây. Vốn huy động TGTK chủ yếu là ngắn hạn nên điều này đã góp phần nâng tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn được cho vay trung và dài hạn lên nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động doanh nghiệp. Điều này góp Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng xem xét thật kỹ tỷ lệ phù hợp đảm khả năng thanh khoản.

Mặt khác, để đưa ra giải pháp phù hợp về trần lãi suất huy động, khi Sacombank thực hiện theo quy định của NHNN nên khó cạnh tranh với các ngân hàng nhỏ lẻ khác, Ngân hàng nên xem xét các yếu tố sau:

_Trần lãi suất thiết lập sẽ giúp các NHTM nâng cao ý thức cạnh tranh phi giá trong dịch vụ tiền gửi. Về sự lựa chọn sản phẩm tiền gửi của khách hàng, ngoài yếu tố về lãi suất và khuyến mãi, còn rất nhiều các yếu tố khác không kém phần quan trọng vào việc ra quyết định của khách hàng như: tiêu chí dịch vụ, mạng lưới chi nhánh thái độ nhân viên, tiện nghi và sự thoải mái nơi giao dịch, giờ hoạt động.

_Do đó, lãi suất không phải là yếu tố then chốt để cạnh tranh tiền gửi. Và trần lãi suất cộng cơ chế chế tài sẽ hướng các NHTM nói riêng và NH Sacombank chi nhánh Huế nói riêng không còn cách nào khác là thay đổi tư duy cạnh tranh bằng lãi

suất sang gia tăng dịch vụ, thái độ nhân viên và mở rộng mạng lưới chi nhánh – phòng giao dịch. Từ đấy, dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tiệm cận hơn với thế giới và gia tăng độ cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w