Tình hình hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 56 - 59)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH HUẾ

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế

2.2.3 Tình hình hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank - chi nhánh Huế

Bảng 2.6. Biến động TGTK theo loại tiền huy động tại NH Sacombank-CN Huế 2012 – 2014.

Bảng 2.7. Biến động TGTK theo kỳ hạn tại NH Sacombank-CN Huế 2012 - 2014

2.2.3.1 Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền

Ngân hàng có thể nhận TGTK dưới dạng tiền mặt là VND, hoặc bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD và EUR), hoặc bằng vàng (vàng SJC và vàng SBJ). Từ bảng 2.6 có thể thấy ngân hàng chủ yếu huy động bằng VND. Tiền gửi tiết kiệm bằng VND luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trọng vốn huy đông TGTK. Từ năm 2011 đến 2014 tỷ trọng vốn TGTK huy động bằng VND luôn trên 85%. Số tiền gửi bằng VND ngày càng tăng. Năm 2013 tăng 89,173 triệu đồng so với năm 2012. Và năm 2014 tăng 246,769 triệu đồng so với năm 2013. Điều này cũng là dễ hiểu vì phần đông dân cư gửi tiền là người Việt Nam có tiền nhàn rỗi, không nhiều người có ngoại tệ để mang gửi tiết kiệm.

ĐVT: triệu đồng

Biểu đồ 2.6 Huy động TGTK theo loại tiền của NH Sacombank_CN Huế 2012-2014 Khoản TGTK bằng ngoại tệ và vàng năm 2012 chỉ đạt 83,348 triệu đồng, đến năm 2014 cũng chỉ ở mức 123,727 triệu đồng , chỉ chiếm tỷ trọng là 10.22 %.

Nguyên nhân chính là việc gửi ngoại tệ còn chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái nên người dân sẽ ít gửi ngoại tệ hơn. Mặc dù trong những năm qua ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực rất lớn trong công cuộc bình ổn thị trường ngoại hối. Nhưng chỉ có một số ít khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập ngoại tệ hoặc thường dùng

ngoại tệ để thực hiện các giao dịch làm ăn thì mới có thể có ngoại tệ để gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó trong năm 2012, chính sách tác động mạnh đến thị trường vàng trong nước là thông tư số 12/2012/TT-NHNN và các văn bản liên quan buộc tổ chức tín dụng không được huy động vốn bằng vàng; không được chuyển đổi vốn huy động vàng dưới mọi hình thức; không được sử dụng vàng huy động để cầm cố,v.v…(Nguồn:Theo http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-12-2012-TT-NHNN- sua-doi-Thong-tu-11-2011-TT-NHNN-vb138774.aspx) đã làm giảm đáng kể nguồn vốn huy động của chi nhánh. Do đó, vốn huy động TGTK chủ yếu dưới 2 dạng là:

TGTK bằng VNĐ và TGTK bằng ngoại tệ.

2.2.3.2 Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Kỳ hạn gửi tiền là yếu tố quan trọng không chỉ ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền của khách hàng mà còn ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm TGTK với nhiều kỳ hạn linh hoạt nhằm thu hút nguồn vốn TGTK. Thông thường kỳ hạn của các loại tiền gửi được chia ra 3 loại chính: TGTK không kỳ hạn, TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng và TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng. Thời hạn của loại hình huy động TGTK ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng của mỗi loại kỳ hạn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm huy động được. Theo bảng 2.7 cho thấy TGTK có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất : năm 2012 chiếm tỷ trọng 78.12%, tiếp tục tăng qua 2 năm 2013 và 2014.Đến năm 2014 số tiền huy động dưới 12 tháng đã là 995,020 triệu đồng chiếm tỷ trọng 82.19% trong tổng vốn huy động TGTK. Đối với khoản TGTK không kỳ hạn thì chiếm tỷ trọng nhỏ.

Nguyên nhân là do bản chất của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Loại tiền gửi này khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào có nhu cầu sử dụng. Ngân hàng không thể chủ động được trong việc lên kế hoạch sử dụng đối với những khoản tiền này. Vì thế lãi suất của loại tiền gửi này khá thấp (0.3%/ năm ). Chính vì lãi suất thấp nên khách hàng thường ít khi gửi kỳ hạn này nên TGTK không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn TGTK.

ĐVT: triệu đồng

Biểu đồ 2.7 Huy động TGTK theo kỳ hạn của NH Sacombank_CN Huế 2012-2014 Đối với loại TGTK kỳ hạn trên 12 tháng khá được ngân hàng ưu tiên. Lãi suất cao, nhiền chính sách ưu đãi kèm theo nhằm thu hút nhiều đối với loại tiền gửi này.

Đây là khoản TGTK trung và dài hạn, có thời hạn xác định, và thời gian gửi dài nên ngân hàng có thể hoạch định được việc sử dụng đối với nguồn vốn này mà không bị bị động. Loại này được ngân hàng huy động khá tốt. Năm 2012 huy động được 105,207 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12.61%. Năm 2013 huy động được 112,773 triệu đồng chiếm tỷ trọng 11.56%. Tuy nhiên đến năm 2014 thì lại sụt giảm xuống 85,229 triệu đồng chiếm tỷ trọng chỉ ở mức 7.04%. Nguyên nhân có thể do sự bất ổn trong tâm lý khách hàng trước nhiều biến động không thuận lợi của nền kinh tế và sự thay đổi trong cơ cấu của hệ thống ngân hàng TMCP ở Việt Nam.

2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại SACOMBANK

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w