8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý và các chức năng quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Trong quá trình lao động, cải tạo thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, con người phải kết hợp lại với nhau thành những nhóm (tổ chức) để cùng thực hiện mục tiêu của nhóm hay tổ chức. Vì thế phải có người đứng đầu (thủ lĩnh) đứng ra phối hợp hoạt động của các cá nhân, điều hành, phân công lao động cho từng thành viên. Cổ nhân xưa có câu: “Tam nhân đồng hành tắc vi sư”. Tức là cứ ba người cùng đi, tất sẽ có một người thầy biết cách tổ chức, phối hợp sức mạnh của mọi người trong nhóm và mọi người trong nhóm phải phục tùng và tuân theo mệnh lệnh của người đứng đầu. Từ đó quản lý ra đời cùng sự xuất hiện của nhà nước.
Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với sự phát triển của con người. Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao, nhưng đồng thời cũng là sản phẩm mang tính lịch sử, tính đặc thù. Khi đề cập cơ sở khoa học của quản lý C.Mác viết: “Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở một chừng mực nhất định. Sự quản lý giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [8,157]. Có rất nhiều khái niệm về QL khác nhau, ta có thể nêu lên một số khái niệm về QL như sau:
Khi nói về vai trò của QL trong xã hội, Kozlova O.V. và Kuznetsov I.N.
định nghĩa: “QL là sự tác động có mục đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất” [22,9].
Theo Harold Koontz. Trong tác phẩm "Những vấn đề cốt yếu của quản lý": “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm” [15,33].
Nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động F.Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rừ ràng, chớnh xỏc cỏi gỡ cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [14,100].
Ở nước ta nhiều tác giả cũng đã đưa ra một số khái niệm quản lý như sau:
Từ “quản lý” là sự tích hợp giữa quản và lý:
- Quản là làm cho hệ thống ta quản được chăm sóc, quan tâm, giữ gìn. Để đưa đến sự ổn định, nề nếp, kỷ cương.
- Lý là sự sắp xếp, bố trí phù hợp quy luật đưa đến sự dịch chuyển (phát triển). Nếu quá nghiêng về quản sẽ dẫn đến cứng nhắc, khó phát triển. Nếu quá nghiêng về lý sẽ dẫn đến thoáng quá, sẽ không ổn định. Cho nên phải cân bằng giữa quản và lý mới dẫn đến sự ổn định và phát triển.
Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29,24].
Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [13,7].
Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [16,61].
Bùi Trọng Tuân: “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sự vật, xã hội) thực hiện những chương trình mục đích hành động” [35,5].
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lý mong muốn” [18,225].
Từ các khái niệm trên, ta thấy khái niệm quản lý có các nội dung cơ bản:
- Sự tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý.
- Bằng các phương pháp, công cụ quản lý.
- Đưa khách thể quản lý đến trạng thái mới, đạt được mục đích quản lý...
Tóm lại: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý, để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp quy luật khách quan.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ khách quan mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đề ra. Các nhà nghiên cứu về quản lý đã đưa ra nhiều quan điểm về nội dung của các chức năng. Song, về cơ bản họ đều thống nhất có bốn chức năng quản lý cơ bản sau đây:
a) Kế hoạch hoá
Kế hoạch hoá có nghĩa là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hoá là:
+ Xác định (hình thành) mục tiêu đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
+ Quyết định những hoạt động cần thiết, tối ưu để đạt được các mục tiêu đó.
Trước khi xây dựng kế hoạch, bất cứ một tổ chức nào cũng phải xác định sứ mệnh của tổ chức mình. Đó là loại mục tiêu có tính chiến lược cao nhất, dựa trên những tiền đề kế hoạch hoá, những tiền đề này là những giả định cơ bản về mục đích tồn tại của tổ chức, những giá trị của tổ chức, đặc trưng chuyên biệt cũng như vị trí của tổ chức trong xã hội.
b) Tổ chức
Khi người quản lý tổ chức đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng đó thành hiện thực. Xét về mặt chức năng quản
lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận trong tổ chức, nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sử dụng các nguồn lực hợp lý và khoa học của người quản lý.
Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, các phòng ban cùng các công việc của chúng. Sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ được bố trí, sắp xếp phù hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức với các cương vị và vị trí nhất định trong tổ chức.
c) Chỉ đạo, điều hành
Chỉ đạo là điều khiển, điều hành, tác động, huy động, giúp đỡ con người và các bộ phận trong hệ thống thực hiện nhiệm vụ. Đó chính là quá trình tác động, liên kết các thành viên trong tổ chức, là tập hợp, động viên họ hoàn thành những công việc nhất định để đạt được những mục tiêu của tổ chức.
d) Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý đạt tới một trình độ cao hơn. Chức năng kiểm tra là một chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Kiểm tra phải thể hiện rừ bốn bước cơ bản, đú là:
- Xác định chuẩn kiểm tra.
- Đo lường, thu thập thông tin về kết quả đạt được.
- So sánh kết quả với chuẩn mực đã đề ra.
- Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết.
Tóm lại, chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý, giữ vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý. Thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý và các giai đoạn của chu trình quản lý là cơ sở đảm bảo cho hệ thống được quản lý một cách có hiệu quả mà trong đó yếu tố thông tin là điều kiện tất yếu, là phương tiện quan trọng để thực hiện hoạt động quản lý.
Trong quản lý, thông tin chính xác, kịp thời sẽ đem lại chất lượng, hiệu quả của các quyết định quản lý. Thông tin có ý nghĩa, vai trò quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với các chức năng quản lý.
Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và thông tin được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý và thông tin
(TS. Phạm Viết Nhụ - Bài giảng Thông tin và hệ thống thông tin quản lý giáo dục, HVQLGD, 2010).
1.2.2. Quản lý giáo dục
Trên nền tảng của khoa học quản lý đại cương nói chung, ngày nay đã xuất hiện nhiều chuyên ngành khoa học quản lý khác nhau trong đó có khoa học về quản lý giáo dục. Các ngành khoa học này có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo thực hiện mục tiêu chung đó là phát triển nền KT - XH. Do đó, có những cách nhìn nhận về quản lý giáo dục ở những góc độ khác nhau. Từ các góc độ khác nhau đó đã hình thành nhiều khái niệm có nội hàm khác nhau. Ở
Kiểm tra đánh giá
Kế hoạch hóa
Thông tin Tổ chức
Chỉ đạo
đây chỉ đề cập đến khái niệm QLGD như là một hệ thống mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở GD&ĐT (chủ yếu là hệ thống các trường học).
• Các khái niệm của các tác giả nước ngoài:
Tác giả M.I. Kônđacốp định nghĩa: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, kế hoạch hóa, có ý thức, có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hoà trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm trí trẻ em…” [21,94].
Theo M.M Mechiti Zade: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính...) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”.
Theo X.Tgroup Lewin: “Quản lý giáo dục là quá trình nghiên cứu khoa học về các sự kiện, phương pháp tham gia và quyết định tổ chức hoạt động giáo dục và khoa học quản lý chương trình giáo dục”.
• Các nhà khoa học Việt Nam đã định nghĩa về QLGD như sau:
Theo GS.VS. Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường (QLGD nói chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục- mục tiêu đào tạo, đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.
Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [30,12].
Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.
Qua các định nghĩa trên ta có thể khái quát: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra. Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến vi mô đều hướng tới sử dụng có hiệu quả những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt được kết quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất.
• Đặc điểm của quản lý giáo dục:
Từ khái niệm QLGD trên đây, chúng ta có thể đưa ra các đặc điểm cơ bản của QLGD như sau:
Thứ nhất: Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý. Đây là đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý nói chung và QLGD nói riêng. QLGD là quản lý việc đào tạo con người, việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, việc tái sản xuất nguồn lực con người. Đối tượng quản lý ở đây là những ai thực hiện hoặc nhận sự GD&ĐT.
Thứ hai: Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược. Quản lý được diễn ra nhờ các dấu hiệu của mình. Đó là thông tin. Thông tin chính là các tín hiệu mới, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (cho các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý).
Thứ ba: Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi).
Thứ tư: Quản lý vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật.
Thứ năm: Quản lý gắn liền với quyền lực, lợi ích và danh tiếng. Người lãnh đạo có ưu thế quan trọng trong việc tổ chức, họ có khả năng điều khiển người khác và chi phối các nguồn lực và tài sản của tổ chức. Người lãnh đạo còn là người có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện các mong muốn của mình
thông qua việc sử dụng người khác trong quá trình dẫn dắt, thu hút, lôi kéo họ nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Người lãnh đạo đồng thời dễ để lại danh tiếng cho người khác và cộng đồng nếu sự lãnh đạo tổ chức của mình phát triển và đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.2.3. Thông tin
Khái niệm thông tin đã được sử dụng từ lâu và thường xuyên trong cuộc sống cũng như trong khoa học, song việc định nghĩa nó một cách chính xác lại rất khó khăn.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thông tin. Nhưng phần lớn đều hiểu thông tin là tất cả những gì có thể cung cấp cho con người những hiểu biết về đối tượng được quan tâm trong tự nhiên và xã hội, về những sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian, về những vấn đề chủ quan và khách quan… Có thể coi tất cả những gì có thể giúp cho con người hiểu đúng về đối tượng mà họ quan tâm đều được gọi là thông tin.
Với quan điểm của khoa học quản lý, thông tin được coi là những tin tức mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra các quyết định quản lý.
Xét trên góc độ thông tin thì quá trình giáo dục nói chung, quá trình dạy học nói riêng là quá trình cung cấp và thu nhận thông tin về những đối tượng trong tự nhiên và xã hội. Đổi mới quản lý giáo dục theo xu thế hiện nay là vận dụng, kết hợp các phương tiện quản lý giáo dục, các trang thiết bị hiện đại để các thông báo có dung lượng thông tin lớn nhất và chất lượng thông tin cao nhất.
1.2.4. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin. Như vậy, “CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông