8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bắc Quang
- Bắc Quang là huyện miền nỳi vựng thấp và là cửa ngừ phớa Nam của tỉnh Hà Giang, cách Thành phố Hà Giang 60 km.
+ Phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang).
+ Phía Tây giáp huyện Lục Yên (Yên Bái).
+ Phía Nam giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).
+ Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì (Hà Giang).
- Tổng diện tích đất tự nhiên là 110.095 ha. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất feralit nâu - vàng, feralit vàng - đỏ.
- Về tài nguyên khoáng sản: mỏ vàng sa khoáng, mỏ đá granit, cao lanh, Măng gan.
- Nhiệt độ trung bình năm 23,50C; lượng mưa bình quân hàng năm 4.118,6mm/năm, giờ nắng bình quân 1.376,1 giờ/năm. Nằm ở độ cao 900m so với mặt nước biển.
- Có hai con sông: Sông Lô chảy qua 6 xã, Sông Bạc chảy qua 4 xã.
• Đơn vị hành chính, dân số, dân tộc
- Huyện có 23 đơn vị hành chính (21 xã, 2 thị trấn); 227 thôn, tổ dân phố.
Xã, thôn thuộc Chương trình 135 có 4 xã gồm: Đức Xuân; Tân Lập; Đồng Tiến;
Thượng Bình; 20 thôn vùng III của 10 xã vùng II.
- Có 21 dân tộc với 24.631 hộ/105.906 người. Trong đó dân tộc Tày chiếm 45,51%; dân tộc Kinh chiếm 27,65%; dân tộc Dao chiếm 15,51%; dân tộc Mông chiếm 4,52%; dân tộc Nùng chiếm 4,93%; còn lại là các thành phần dân
tộc khác như: La Chí; Hoa; Mường; Pú Y; Pu Péo; Cờ Lao; Sán Dìu; Lô Lố;
Thái; Dáy; Cao Lan…
• Về giao thông
- Huyện có tuyến đường Quốc lộ số 2 chạy qua khoảng trên 40 km; 2 tuyến Quốc lộ 279; 1 tuyến từ thị trấn Việt Quang đi qua các xã thuộc tiểu khu Trọng Con và 1 tuyến từ thị trấn Việt Quang đi huyện Quang Bình; có 1 tuyến Tỉnh lộ 183 từ Vĩnh Tuy đi xã Đồng Yên (đi huyện Lục Yên, Yên Bái).
- 21/23 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm xã (còn 2 xã Đồng Tiến, Thượng Bình chưa được rải nhựa hoàn thiện). 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn. Hệ thống đường giao thông nông thôn thông suốt bốn mùa.
• Về kinh tế
Là huyện có thế mạnh phát triển nông, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ thương mại.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân 2005 -2010 đạt 21,7%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp chiếm 32,2%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 30,1%; Dịch vụ chiếm 37,7%.
+ Giá trị sản phẩm bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/năm.
+ Bình quân lương thực đầu người đạt 507 kg/năm.
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 70 tỷ đồng (trong đó thu từ thuế và phí đạt trên 48 tỷ đồng).
+ Giá trị sản xuất bình quân/1ha canh tác: 28 triệu đồng.
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia: 95%.
• Về công nghiệp
Có 313 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 110 xưởng chế biến chè, 12 xưởng sản xuất gạch, 1 cơ sở sản xuất bột giấy, 1 nhà máy khai thác quặng, 2 nhà máy thuỷ điện, 1 trạm nghiền lanh ke.
Trong chiến lược phát triển KT - XH của huyện Bắc Quang, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân và UBND huyện Bắc Quang đã xác định nhiệm vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT của huyện là: Phát triển hợp lý, đa dạng quy mô, loại hình trường lớp các cấp học đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Tạo bước chuyển biến rừ rệt về chất lượng, hiệu quả giỏo dục. Thực hiện giỏo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp cho học sinh. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong quản lý và dạy học, chú trọng xây dựng kỷ cương nề nếp trong mọi hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển giáo dục. Tăng cường đầu tư xây dựng cở sở vật chất trường học, chú trọng phát triển đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.
Song bên cạnh đó, do Bắc Quang là một huyện miền núi, với gần 3/4 dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số. Người dân nơi đây sinh sống bằng nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi) là chủ yếu, hơn nữa toàn huyện không có làng nghề truyền thống và trình độ dân trí của người dân cũng rất thấp cho nên cuộc sống của người dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.
2.1.2. Đặc điểm và tình hình của giáo dục huyện Bắc Quang năm học 2010-2011
2.1.2.1. Bộ máy của Phòng GD&ĐT:
Phòng GD&ĐT Bắc Quang là một cơ quan chuyên môn trực trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Bắc Quang. Hiện tại phòng được biên chế quản lý nhà nước 8 người và 17 người tăng cường từ các đơn vị trường. Bộ máy tổ chức gồm Ban lãnh đạo và 4 tổ:
• Tổ Chuyên môn: có nhiệm vụ chính là thực hiện công tác chuyên môn cho Phòng, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
+ Phối hợp với các tổ khác để xây dựng kế hoạch phát triển GD&ĐT ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của huyện.
+ Tham mưu, đề xuất giúp Ban lãnh đạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn ngành học mầm non, cấp tiểu học và THCS như về: thời gian thực hiện năm học, hồ sơ sổ sách, nề nếp dạy và học, kiểm tra đánh giá, xếp loại, cho điểm, xét lên lớp, xét hoàn thành chương trình tiểu học, xét tốt nghiệp THCS, kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tuyển sinh lớp 1 và lớp 6...
+ Thực hiện công tác báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND huyện và Sở GD&ĐT.
+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên môn các cơ sở giáo dục, tham gia thanh tra các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chuyên môn.
+ Tổ chức các cuộc thi hàng năm như: học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi, giải toán qua mạng internet, các cuộc thi khác theo kế hoạch của Phòng đề ra.
+ Thực hiện công tác phổ cập tiểu học, tiểu học đúng độ tuổi và trung học trên địa bàn huyện.
+ Ngoài các nhiệm vụ trên, tổ chuyên môn còn tham gia thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo phân công như: các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao…
• Tổ Tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho Ban lãnh đạo phòng về các công việc thuộc lĩnh vực tổ chức, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn và dài hạn:
01 năm, 05 năm, 10 năm.
+ Theo dừi tổng hợp biờn chế toàn ngành, cõn đối biờn chế thừa, thiếu của các cấp học đến từng môn.
+ Công tác điều động: Tăng cường, luân chuyển cán bộ, giáo viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức vụ CBQL.
+ Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức.
+ Theo dừi tổng hợp CBGV nghỉ chế độ, nõng bậc lương, chuyển loại, nâng ngạch, ký hợp đồng thử việc lần đầu, bổ nhiệm ngạch.
+ Công tác thanh tra của ngành, giải quyết đơn thư, xét kỷ luật CBGV.
+ Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cử tuyển hàng năm.
+ Công tác đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn, trên chuẩn của CBGV.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT Bắc Quang
• Tổ Tin học: có nhiệm quản trị hệ thống mạng nội bộ (LAN) của cơ quan, hệ thống E-mail, theo dừi cỏc văn bản gửi đến và gửi đi qua hệ thống E- mail, tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và đầu tư CNTT-TT tại Phòng và các cơ sở giáo dục, ngoài ra còn phải làm công tác bảo trì thiết bị nhằm đảm bảo thông suốt các khâu của hệ thống CNTT của đơn vị với các cơ sở giáo dục.
• Tổ Hành chính – Tài vụ: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo tổng hợp, theo dừi cơ sở vật chất của cỏc cơ sở giỏo dục. Lập kế hoạch, quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản, thực hiện công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường, công tác văn thư lưu trữ tại phòng. Giúp Ban lãnh đạo thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh.
Cơ cấu tổ chức của Phòng GD&ĐT Bắc Quang được biểu diễn bằng sơ đồ 2.1.
Lãnh đạo Phòng
Tổ Tổ chức cán bộ
Tổ Chuyên
môn
Tổ Hành chính -
Tài vụ
Tổ Tin học
Quan hệ lãnh đạo Quan hệ phối hợp
2.1.2.2. Hệ thống các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng GD&ĐT Bắc Quang Số trường trực thuộc Phòng GD&ĐT gồm: 83 trường (trong đó: Mầm non: 28; Tiểu học: 31; THCS: 20; PTCS: 04).
Bảng 2.1: Quy mô số lớp, số học sinh của các trường trực thuộc Phòng GD&ĐT Bắc Quang năm học 2010-2011
TT Cấp học Số lớp
(nhóm)
Số học sinh Tổng số
Chia ra
Nam Nữ Dân
tộc
1 Mầm non 419 6.111 3.262 2.849 4.374
2 Tiểu học 534 8.361 4.348 4.013 6.303
3 THCS 223 5.478 2.904 2.574 4.111
Tổng 1.176 19.950 10.514 9.436 14.788
(Nguồn: Số liệu thống kê năm học 2010 - 2011 của Phòng GD&ĐT Bắc Quang)
• Nhận xét: Số lượng trường trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang là lớn nhất so với các huyện, thị của tỉnh Hà Giang. Số trường đã đạt chuẩn quốc gia là 09 trường (mầm non: 0; tiểu học: 06; THCS: 03). Trường PTCS vẫn tồn tại do điều kiện cơ sở vật chất nên chưa tách được thành trường tiểu học và THCS.
Có 11 trường thuộc xã đặc biệt khó khăn, số trường cách Phòng GD&ĐT từ 25km đến 45km là 37 trường, đây là một trong những khó khăn trong công tác quản lý cũng như việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
Số lớp, số học sinh ở huyện Bắc Quang tương đối ổn định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng học sinh ở các trường không lớn, trung bình khoảng 240 học sinh/1 trường. Số lượng học sinh giữa các trường không đồng đều, trường có số học sinh nhiều nhất là 516 học sinh, trường có học sinh ít nhất là 117 học sinh. Tỷ lệ học sinh là người dân tộc chiếm tỷ lệ tương đối cao 74,13%. Tỷ lệ học sinh nam có chiều hướng tăng so với các năm trước. Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây ngày càng được nâng cao.
Bảng 2.2: Số lượng cán bộ, giáo viên các trường trực thuộc Phòng GD&ĐT Bắc Quang năm học 2010-2011 TT Cấp học
Số lượng cán bộ, giáo viên Tổng
số
Trong đó Nữ Dân tộc Số
CBQL Số GV Nhân viên
1 Mầm non 813 809 461 76 678 59
2 Tiểu học 868 721 463 87 709 72
3 THCS 638 427 358 52 532 54
Tổng 2.319 1.957 1.282 215 1919 185
(Nguồn: Số liệu thống kê năm học 2010 - 2011 của Phòng GD&ĐT Bắc Quang)
• Nhận xét: Số lượng cán bộ, giáo viên do Phòng GD&ĐT Bắc Quang quản lý là tương đối lớn. Cán bộ, giáo viên là nữ và là người dân tộc chiếm tỷ lệ cao (nữ chiếm 84,39%, dân tộc chiếm 55,28%). Số lượng CBQL trường học hiện nay đã đủ theo quy định, số CBQL có tuổi đời trẻ chiếm tỷ lệ cao (có 132 CBQL có tuổi đời dưới 35 tuổi chiếm 61,40%). Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn là 100%. Số nhân viên hiện nay còn thiếu, đặc biệt ở các điểm trường của mầm non và tiểu học. Trình độ của nhân viên còn nhiều bất cập, một bộ phận không nhỏ là giáo viên không chuẩn về trình độ và không đủ điều kiện nghỉ trước tuổi phải chuyển sang làm nhân viên.
2.2. Thực trạng quản lý, chỉ đạo ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản