Thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 51 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang

2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT-TT phục vụ hoạt động quản lý

2.3.1.1. Ở Phòng GD&ĐT

Qua khảo sát CSVC cho ứng dụng CNTT-TT ở Phòng GD&ĐT thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT-TT ở Phòng GD&ĐT TT Tên trang thiết bị Số lượng và chất lượng trang thiết bị Số lượng Dùng được Không

dùng được

1 Máy tính để bàn 15 14 1

2 Máy tính xách tay (Laptop) 7 7 0

3 Máy in 17 16 1

4 Máy fax 1 1 0

5 Máy Photocopy 3 2 1

6 Máy chiếu Projector 2 2 0

7 Máy quét ảnh (máy Scan) 0 0 0

8 Máy ảnh kỹ thuật số 1 1 0

9 Máy quay Video 1 1 0

10 Thiết bị mạng

Router 1 1 0

Switch 3 3 0

11 Các công cụ hỗ trợ công tác quản lý

Hệ thống E-mail 1 1 0

Website 0 0 0

Mạng cục bộ (LAN) 1 1 0

Phần mềm 1 1 0

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy: CSVC cho ứng dụng CNTT-TT ở Phòng GD&ĐT Bắc Quang còn thiếu, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ công tác quản lý.

Máy tính:

Tất cả cán bộ, nhân viên đều được trang bị máy vi tính phục vụ cho công việc của mình. Các máy tính trên gồm nhiều chủng loại khác nhau, có máy được trang bị từ năm 2002, Phòng GD&ĐT luôn quan tâm đến công tác bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời nên hiện nay hầu hết các máy tính đều sử dụng được (21/22 máy). Các máy tính sử dụng được đều được kết nối internet.

Máy in, máy photocopy, máy fax:

Số lượng máy in và máy fax hiện có của phòng hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu in các loại văn bản. Tuy nhiên, máy photocopy đã sử dụng nhiều năm nên hay hỏng hóc, tốc độ sao in thấp, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu sao in các loại văn bản cho các cơ sở giáo dục, nhất là việc sao in đề kiểm tra học kỳ cho học sinh, do vậy phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý, làm cho các công việc phải mất nhiều thời gian hơn đôi khi không kịp thời.

Máy chiếu Projector:

Số máy chiếu Projector hiện nay đã đủ để phục vụ các hội nghị của phòng, tuy nhiên còn thiếu trong các hội nghị tập huấn về quản lý, chuyên môn cho các cơ sở giáo dục.

Các thiết bị hỗ trợ khác:

Máy quét ảnh, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video là những thiết bị cần thiết trong việc sưu tầm và phổ biến các tư liệu cho công tác quản lý. Hiện nay, những thiết bị này chưa được quan tâm đầu tư, do không có máy quét ảnh nên các văn bản của các cấp các ngành không gửi được bằng email được. Phòng phải photo gửi bằng đường bưu điện hoặc các cơ sở giáo dục cử người ra lấy, gây mất nhiều thời gian và tốn kém.

Thiết bị mạng:

Số lượng thiết bị mạng đã đủ để sử dụng kết nối mạng internet cho các máy tính bằng đường dây và wireless.

Công cụ hỗ trợ quản lý:

Hiện nay, phòng đã có hệ thống E-mail và mạng LAN để phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên, Phòng chưa xây dựng được hệ thống cổng thông tin điện tử nên chưa có website của phòng và các cơ sở giáo dục, do vậy chưa có hệ thống dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, việc gửi văn bản qua E-mail còn gặp nhiều khú khăn, khụng theo dừi được cỏc đơn vị đó nhận được hay chưa.

Việc xây dựng được hệ thống cổng thông tin điện tử thực sự rất cần thiết phục

vụ cho công tác quản lý, hiện nay đã có rất nhiều phòng GD&ĐT các huyện trên cả nước đã xây dựng được hệ thống này.

Phòng đang sử dụng phần mềm PMIS để quản lý cán bộ nhân viên.

2.3.1.2. Ở các các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng

Qua khảo sát CSVC cho ứng dụng CNTT-TT ở các trường trực thuộc thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng CSVC cho ứng dụng CNTT-TT ở các trường trực thuộc TT Tên trang thiết bị Số lượng và chất lượng trang thiết bị

Số lượng Dùng được Không dùng được

1 Máy tính 467 458 9

Trong đó:

Phục vụ quản lý 198 198 0

Phục vụ dạy học 269 260 9

2 Máy in 269 267 2

3 Máy fax 11 11 0

4 Máy Photocopy 26 23 3

5 Máy chiếu Projector 34 34 0

6 Máy quét ảnh (máy Scan) 3 3 0

7 Máy ảnh kỹ thuật số 14 14 0

8 Máy quay Video 0 0 0

9 Trường kết nối Internet 79 79 0

10 Phòng máy tính 19 19 0

11 Các công cụ hỗ trợ công tác quản lý

Website 0 0 0

Email 194 194 0

Mạng cục bộ (LAN) 14 14 0

Phần mềm 37 37 0

Máy tính và phòng máy tính:

100% các trường đều được trang bị ít nhất từ 3 máy tính trở lên, trong đó có ít nhất 2 máy tính phục vụ cho công tác quản lý. Nhìn chung số lượng máy tính phục vụ công tác quản lý đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, các máy tính được trang bị theo đợt, thời gian trang bị giữa các đợt dài dẫn đến tình trạng một số máy tính đã xuống cấp.

Hiện nay, số lượng phòng máy tính của cấp tiểu học là 05 phòng, cấp THCS là 14 phòng. Số lượng phòng này chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học và quản lý của các đơn vị trường học, làm ảnh hưởng tới công tác đào tạo và bồi dưỡng để đưa tin học vào trong công tác quản lý cho CBQL và giáo viên.

Số lượng trường đã được kết nối internet hiện nay mới đạt 79/83 trường, còn 04 trường thuộc xã đặc biệt khó khăn chưa kết nối được. Do vậy, chưa thực hiện việc phát hành các văn bản qua mạng internet đối với các trường này, mà phải phát hành văn bản bằng giấy. Hơn nữa, đây là những trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn ở cách xa Phòng GD&ĐT nên ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý của phòng, gây mất nhiều thời gian và tốn kém.

Máy in, máy photocopy, máy fax:

Với lượng máy in hiện có của các trường thì hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu phục vụ hành chính. Số lượng máy photocopy và máy fax hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt ở các trường tiểu học và mầm non hiện nay chưa có trường nào được trang bị, đây cũng là một khó khăn trong việc phát hành và triển khai thực hiện các văn bản.

Các thiết bị hỗ trợ khác:

Số lượng máy chiếu projector máy quét ảnh, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video của các trường hiện nay còn quá thấp so với yêu cầu thực tế để phục vụ công tác quản lý và giảng dạy. Hiện nay, kinh phí tự chủ của các trường không đủ để đáp ứng trang bị các thiết bị trên, việc xã hội hóa để trang bị những thiết bị

này gặp nhiều khó khăn do các trường ở miền núi, kinh tế phát triển chậm nên việc huy động đóng góp từ cộng đồng chỉ thực hiện được ở một số trường.

Công cụ hỗ trợ quản lý:

Hiện nay chưa có trường nào xây dựng được website của mình do trình độ tin học và kinh phí xây dựng chưa đáp ứng được. Một số trường đã xây dựng được mạng LAN để trao đổi thông tin nội bộ của trường mình. Một số trường tiểu học và THCS đã sử dụng phần mềm quản lý nhà trường và phần mềm xếp thời khóa biểu, bước đầu đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý.

Phòng GD&ĐT đã đăng ký cho mỗi trường ít nhất 02 e-mail (một của Bộ GD&ĐT và một của Sở GD&ĐT), số lượng e-mail hiện nay đã đáp ứng đủ để trao đổi các thông tin.

Kết luận: Qua khảo sát CSVC của Phòng GD&ĐT và các trường trực thuộc ta có thể đánh giá khái quát như sau: Hiện nay, CSVC đã cơ bản để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT. Tuy nhiên, thiết bị của các trường còn chưa đồng đều cả về số lượng và chất lượng, nhất là các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu rất nhiều. Việc chưa xây dựng được hệ thống cổng thông tin điện tử của phòng và thiếu các phương tiện truyền thông là những khó khăn cơ bản về CSVC để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT.

2.3.2. Thực trạng trình độ CNTT-TT của đội ngũ CBQL và giáo viên huyện Bắc Quang

Qua khảo sát trình độ CNTT-TT của cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL các trường học và toàn bộ giáo viên ở huyện Bắc Quang ta thu được kết quả như sau:

- Phòng GD&ĐT:

Bảng 2.5: Thực trạng trình độ CNTT của cán bộ Phòng GD&ĐT Bắc Quang

TT Đối tượng Tổng số

Chưa biết Cơ bản Trung

cấp CĐ, ĐH

SL Tỉ lệ

%

SL Tỉ lệ

%

SL Tỉ lệ

%

SL Tỉ lệ

%

1 Cán bộ quản lý 4 2 50,0 2 50,0 0 0 0 0

2 Tổ tin học 2 0 50,0 1 50,0 1 0 0 0

3 Tổ chuyên môn 12 0 0 10 83,3 2 16,7 0 0

4 Tổ Hành chính–Tài vụ 3 1 33,3 2 66,7 0 0 0 0

5 Tổ Tổ chức cán bộ 4 0 0 3 75,0 1 25,0 0 0

Tổng 25 3 12,0 18 72,0 4 16,0 0 0

Số CBQL và cán bộ có trình độ cơ bản và trung cấp về CNTT-TT chiếm 88,0%, số cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học không có. CBQL không có trình độ về tin học cơ bản còn 2 người, đây là những người chỉ còn từ 2 đến 4 năm nữa là nghỉ hưu nên có tâm lý e ngại, không muốn tìm hiểu, học hỏi. Đây cũng là một khó khăn trong việc triển khai ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng. Có thể nói trình độ tin học của CBQL và cán bộ ở Phòng có đủ khả năng triển khai thực hiện ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.

- CBQL các trường:

Bảng 2.6: Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ CBQL ở các trường trực thuộc STT Cấp học Tổng

số

Chưa biết Cơ bản Trung cấp CĐ, ĐH SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

%

1 Mầm non 76 10 13,1 62 81,6 4 5,3 0 0

2 Tiểu học 87 19 21,8 55 63,3 13 14,9 0 0

3 THCS 52 8 15,4 35 67,3 9 17,3 0 0

Tổng 215 37 17,2 152 70,7 26 12,1 0 0

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường có trình độ cơ bản và trung cấp về CNTT-TT chiếm 82,8% tổng số, không có CBQL có trình độ tin học từ cao đẳng trở lên. Số CBQL chưa qua đào tạo trình độ cơ bản về tin học là 37 người.

Có thể nói trình độ tin học của đội ngũ này còn hạn chế, đây là một khó khăn cho công tác ứng dụng CNTT-TT vào trong hoạt động quản lý. Bởi vì, đội ngũ này chính là lực lượng trực tiếp ứng dụng CNTT-TT vào trong hoạt động quản lý và cũng là lực lượng quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên trong trường tích cực ứng dụng CNTT-TT vào quản lý. Nguyên nhân là do những CBQL này là những người đã lớn tuổi nên khó tiếp thu những vấn đề mới, đặc biệt là có tâm lý e ngại, nhất là đối với lĩnh vực CNTT.

- Giáo viên:

Bảng 2.7: Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ giáo viên các trường STT Cấp học Tổng

số

Chưa biết Cơ bản Trung cấp CĐ, ĐH SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

%

1 Mầm non 678 218 32,2 460 67,8 0 0 0 0

2 Tiểu học 709 169 23,3 529 75,2 3 0,4 8 1,1

3 THCS 532 112 21,1 398 74,8 5 0,9 17 3,2

Tổng 1.919 499 26,0 1387 72,3 8 0,4 25 1,3

Có gần 3/4 (chiếm 74,0% giáo viên) có trình độ CNTT-TT cơ bản trở lên.

Trong đó có 25 GV có trình độ CĐ, ĐH. Các trường đều có giáo viên có trình độ CNTT-TT. Có 499 giáo viên (chiếm hơn 1/4) chưa biết về CNTT-TT. Với thực trạng hiện nay thì đã cơ bản đáp ứng việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên, hàng năm vẫn phải bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giáo viên về CNTT-TT. Đây là lực lượng rất quan trọng, hỗ trợ trực tiếp CBQL ứng dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý.

- Về đội ngũ nhân viên:

Bảng 2.8: Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ nhân viên các trường trực thuộc

STT Cấp học Tổng số

Chưa biết Cơ bản Trung cấp CĐ, ĐH SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

%

1 Mầm non 59 17 28,8 42 71,2 0 0 0 0

2 Tiểu học 72 23 31,9 49 68,1 0 0 0 0

3 THCS 54 21 38,9 33 61,1 0 0 0 0

Tổng 185 61 32,9 124 67,1 0 0 0 0

Đội ngũ nhân viên bao gồm: kế toán, thủ quỹ, cán bộ thiết bị dạy học, cán bộ thư viện, hành chính phục vụ. Phần lớn số nhân viên này đều chỉ có trình độ CNTT-TT cơ bản. Số nhân viên không có trình độ về CNTT-TT chủ yếu là giáo viên không đạt chuẩn về trình độ phải chuyển sang làm hành chính.

- Số lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia ứng ứng dụng CNTT- TT trong hoạt động quản lý:

Bảng 2.9: Thực trạng số CBQL, giáo viên và nhân viên có trình độ CNTT-TT tham gia ứng dụng vào trong hoạt động quản lý STT Ngành học Tổng

số

CBQL Giáo viên Nhân viên SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

% SL Tỉ lệ

%

1 Mầm non 137 66 48,2 37 27,0 34 24,8

2 Tiểu học 147 68 46,3 51 34,7 28 19,0

3 THCS 109 44 40,4 43 39,4 22 20,2

Tổng 393 178 45,3 131 33,3 84 21,4

- 100% số CBQL có trình độ CNTT-TT tham gia vào việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Mỗi đơn vị trường học đều cử 2 đến 3 giáo

viên và nhân viên tham gia. Tuy nhiên, trình độ đội ngũ này còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Có những giáo viên có trình độ còn kém hơn so với những người khác, nhưng do dạy bộ môn có ít tiết nên được cử tham gia ứng dụng CNTT-TT vào trong hoạt động quản lý của trường. Đây cũng là một tồn tại cần được khắc phục.

Nhận xét: Qua thực trạng về trình độ CNTT-TT của đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên của Phòng GD&ĐT Bắc Quang ta thấy: Số lượng người chưa có trình độ về CNTT-TT là 600/2344 người chiếm 25,6%, số người có trình độ từ trung cấp trở lên chỉ có 66 người chiếm 2,7%, số người có trình độ cơ bản là 1681 người chiếm 71,7%. Như vậy, số người có trình độ từ trung cấp trở lên còn rất hạn chế, số người có trình độ cơ bản là chủ yếu. Những người có trình độ tin học cơ bản chủ yếu là biết tin học văn phòng như: Microsoft Office Word, Microsoft Office Exel, Microsoft Office PowerPoint… dùng để soạn bài và giảng dạy chứ chưa thực sự có nhiều người biết sử dụng các phần mềm về quản lý. Đây là một khó khăn cho công tác ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Vì thế, vấn đề đào tạo CNTT-TT cơ bản trong quản lý cho đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn phải tiếp tục tiến hành thực hiện.

2.3.3. Thực trạng nhận thức về ứng dụng CNTT-TT vào hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ và giáo viên ở Phòng GD&ĐT và các trường

Việc ứng dụng CNTT-TT vào trong hoạt động quản lý có thực sự thành công và đem lại kết quả cao hay không, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ngoài yếu tố CSVC, trình độ đội ngũ thì nhận thức của đội ngũ cán bộ và giáo viên có vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức là khâu đầu tiên, là tiền đề đảm bảo các hành vi thực tiễn của cá nhân được đúng hướng và đúng đắn. Do vậy, để triển khai ứng dụng CNTT-TT có hiệu quả, trước hết CBQL, giáo viên và nhân viên phải có nhận thức đầy đủ về CNTT-TT. Các nội dung được đề cập nhằm tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên bao gồm:

+ Tác dụng của ứng dụng CNTT-TT trong quản lý.

+ Vai trò của CNTT-TT trong quản lý.

+ Nội dung ứng dụng CNTT-TT trong quản lý.

+ Điều kiện để ứng dụng CNTT-TT.

Kết quả điều tra trưng cầu ý kiến của 4 cán bộ quản lý và 17 chuyên viên của Phòng GD&ĐT Bắc Quang được thể hiện qua bảng 2.10.

Qua bảng 2.10 cho ta thấy:

+ Về tác dụng của CNTT-TT trong quản lý: các CBQL đã xác nhận với tỷ lệ cao về tác dụng của ứng dụng CNTT-TT trong quản lý. Có 100% CBQL xác nhận là đảm bảo tính phù hợp và giảm cường độ lao động. Có 50,0% CBQL cho rằng đảm bảo tính tiện lợi. Như vậy, còn 50,0% CBQL cho rằng không tiện lợi vì khi ứng dụng CNTT-TT trong quản lý đòi hỏi phải có các thiết bị và đường truyền, trong khi điều kiện hiện tại không phải lúc nào cũng đáp ứng được. Có 25,0% CBQL xác nhận là không giảm chi phí và giảm nhân lực, do họ cho rằng phải đầu tư mua sắm trang thiết bị và tuyển dụng thêm nhân sự có trình độ CNTT-TT. Cũng như CBQL, phần lớn chuyên viên đã nhận thức được tác dụng của ứng dụng CNTT-TT trong quản lý. Bên cạnh đó, một số chuyên viên chưa nhận thức đầy đủ.

+ Về vai trò ứng dụng CNTT-TT trong quản lý: có 50,0% CBQL và 41,2% chuyên viên xác nhận vai trò ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý là rất cần; có 25,0% CBQL và 35,3% chuyên viên xác nhận là cần; có 25,0% CBQL và 17,6% chuyên viên xác nhận là chưa cần; có 5,9% chuyên viên xác nhận là không cần. Điều đó cho thấy rằng, đa số CBQL, chuyên viên nhận thức được về vai trò của việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Song vẫn còn nhiều ý kiến cho là cần và chưa cần, đặc biệt còn một chuyên viên cho là không cần.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w