Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý 1. Về nhận thức

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý 1. Về nhận thức

Việc nhận thức về ứng dụng CNTT-TT trong quản lý có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng khi triển khai thực hiện. Khi nhận thức đầy đủ và đúng đắn việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý thì người lãnh đạo và cán bộ ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập nâng cao trình độ sử dụng CNTT-TT, chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu. Góp phần đổi mới tư duy quản lý, tiến tới sử dụng CNTT- TT như một công cụ lao động phổ thông trong lao động nghề nghiệp của mình.

Ngược lại, khi người lãnh đạo và cán bộ không nhận thức được thì họ chỉ làm một cách chống đối khi cấp trên triển khai thực hiện, không tích cực tìm tòi, phát huy những điều kiện sẵn có của mình.

1.6.2. Về cơ chế chính sách

Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT-TT vào các hoạt động trong các cơ quan nhà nước cũng như trong hoạt động quản lý thì các quan điểm chỉ đạo, các chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT-TT là tiền đề và cũng là yếu tố quyết định để thực hiện. Nếu không có các quan điểm chỉ đạo và chính sách của Đảng và Nhà nước thì CNTT-TT có phát triển mạnh mẽ đến đâu thì chúng ta cũng không đưa được vào trong hoạt động quản lý. Khi có cơ chế chính sách thì chúng ta có đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện việc trên như: phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất, có chính sách đối với người thực hiện…

cũng như chúng ta có tài chính để thực hiện.

Ngành CNTT Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều kết quả khả quan, trong đó đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Ðề án

“Ðưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT”. Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông đang thực hiện một loạt giải pháp, trong đó áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho chương trình, kế hoạch trọng tâm phát triển CNTT. Ðây chính là động lực để ứng dụng CNTT tiếp tục thu được một số kết quả quan

trọng, tạo nền tảng ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử, ứng dụng hệ thống thư điện tử và hệ thống quản lý văn bản; triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử phục vụ cơ quan nhà nước và người dân. Sau khi đề án được phê duyệt, Bộ TT&TT đã và đang triển khai xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ mà Ðề án đề ra. Như Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020... Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều chủ trương để ứng dụng CNTT-TT vào trong quản lý ở các cấp. Như vậy, các cơ chế chính sách của nước ta đã có tương đối đủ để ứng dụng CNTT-TT vào trong quản lý.

1.6.3. Về trình độ đội ngũ

Trình độ đội ngũ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, đôi khi có tính quyết định đến việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý có thành công hay không.

Khi đội ngũ có trình độ về CNTT-TT thì việc triển khai và thực hiện ứng dụng sẽ rất thuận lợi, việc ứng dụng các phần mềm trong quản lý được thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả cao. Khi đội ngũ không có trình độ về CNTT-TT thì chúng ta phải đào tạo, gây mất nhiều thời gian và tiền của. Đồng thời, do người lãnh đạo và cán bộ thường không có chuyên môn chính là CNTT-TT nên việc đào tạo gặp nhiều khó khăn, nhất là những người có nhiều tuổi.

1.6.4. Về cơ sở vật chất

CSVC là điều kiện không thể thiếu để ứng dụng CNTT-TT vào trong quản lý. Không có CSVC thì đội ngũ có giỏi đến mấy thì chúng ta cũng không thể thực hiện được.

CSVC, đặc biệt là máy tính và hệ thống mạng là điều kiện cơ sở để phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong quản lý. Con người, phần mềm và thiết bị tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, đan quyện với nhau. Có con người, có phần mềm nhưng thiếu về cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính thì việc triển khai

các ứng dụng về CNTT-TT sẽ gặp khó khăn.

CSVC góp phần đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT- TT trong quản lý.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý, ứng dụng CNTT- TT trong quản lý ở Phòng GD&ĐT tác giả kết luận như sau:

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cập nhật những tri thức hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển KT - XH thì giáo dục phải đi trước, đón đầu và đổi mới. Việc đổi mới bắt đầu từ khâu quản lý, việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý là một trong những công cụ cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý, từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vậy thì chúng ta phải làm thế nào để CNTT-TT thực sự góp phần nâng chất lượng và hiệu quả quản lý? Làm thế nào để nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ và người lao động có trình độ cao về CNTT-TT để đáp ứng yêu cầu thực tế? Đó là những vấn đề đang được xã hội quan tâm và tìm biện pháp tháo gỡ.

Trong các cấp quản lý giáo dục thì Phòng GD&ĐT là cấp trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THCS, đây chính là những cấp học có tính chất quyết định sự phát triển của học sinh. Vì thế, công tác quản lý đòi hỏi phải có những biện pháp để đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Trong đó, các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc đổi mới quản lý thành công.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

CỦA PHềNG GD&ĐT HUYỆN BẮC QUANG

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Bắc Quang, tỉnh

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w