8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
3.2.1.1. Mục đích
Nhằm làm cho cán bộ, giáo viên và nhân viên của Phòng và các trường trực thuộc nhận thức đúng đắn, sâu sắc về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đó, thấy được việc ứng dụng CNTT-TT là phù hợp với thời đại, là thực hiện các chính sách của Nhà nước và ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập nâng cao trình độ ứng dụng CNTT-TT, tiến tới sử dụng nó như một công cụ đắc lực để thực hiện các chức năng quản lý.
Làm cho cán bộ, giáo viên thấy được việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý là rất cần thiết, là rất tiện lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý. Từ đó, cán bộ và giáo viên sẽ chủ động
tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý, góp phần đổi mới tư duy quản lý.
Khắc phục những tư tưởng tiêu cực, buông xuôi, đốt cháy giai đoạn, nóng vội, duy ý chí trong việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
Khuyến khích, động viên cán bộ và giáo viên chủ động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ về CNTT-TT, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo cao tuổi tiếp cận CNTT-TT, kích thích niềm say mê tìm tòi về CNTT-TT của mọi người.
3.2.1.2. Nội dung
- Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT về ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của huyện.
- Các thông tin về sự phát triển của CNTT-TT trên thế giới và trong nước, lợi ích của CNTT-TT trong thời đại hiện nay.
- Vai trò, tác động của CNTT-TT đối với quản lý GD&ĐT, sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng CNTT-TT vào trong quản lý giáo dục.
- Hiệu quả kinh tế, tính phù hợp, tiện lợi của ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
- Động viên cán bộ, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ về CNTT-TT, kích thích sự say mê sáng tạo ứng dụng CNTT-TT.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
- CBQL là những tấm gương cho cán bộ, giáo viên học tập và noi theo, vì thế những CBQL của Phòng GD&ĐT và các trường phải là những người đầu tiên tự tìm hiểu, nhận thức và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và Sở GD&ĐT về ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
- Cung cấp và bổ sung những văn bản, chỉ thị, nghị quyết... về ứng dụng CNTT-TT trong quản lý giáo dục kịp thời.
- Quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước, Bộ GD&ĐT... về ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục trong các buổi họp Ban lãnh đạo, Ban giám hiệu, họp cơ quan, họp hội đồng sư phạm hoặc trong các buổi sinh hoạt Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao, khi tổ chức cần theo các bước sau:
+ Tìm hiểu, đánh giá mức độ nhận thức và hiểu biết của cán bộ, giáo viên về ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
+ Soạn thảo những nội dung cần tuyên truyền như: sự phát triển CNTT- TT trên thế giới và trong nước; các chủ trương, kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết...
của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT-TT trong quản lý giáo dục, về vai trò và hiệu quả kinh tế của CNTT-TT trong quản lý hiện nay.
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên phù hợp với các thành phần và đối tượng tham gia.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia bồi dưỡng.
+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch đề ra.
+ Tổ chức tổng kết và rút kinh nghiệm ngay sau khi bồi dưỡng.
- Tổ chức các hội thảo, thăm quan học tập kinh nghiệm ở các huyện, tỉnh khác, đặc biệt là các huyện đứng đầu trong việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý; tuyên truyền và việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong quản lý bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm.
- Động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân viên, nhất là những người có kinh nghiệm, say mê CNTT-TT để tìm ra những phương pháp ứng dụng CNTT-TT vào trong quản lý. Nêu những tấm gương sáng và có chế độ khen thưởng, động viên khuyến khích kịp thời đối với các cá nhân, tập thể ứng dụng hiệu quả CNTT-TT trong công tác quản lý.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
* Đối với CBQL:
- CBQL phải nắm được đầy đủ và đúng đắn các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành giỏo dục. Hiểu rừ việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý là một yêu cầu tất yếu của thời đại. Từ đó có sự nhất trí, đồng thuận trong lãnh đạo về việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
- Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT thường xuyên quan tâm trong việc phê duyệt kế hoạch và tạo điều kiện để kế hoạch được thực hiện.
- Mời các cộng tác viên là cán bộ có kinh nghiệm, các chuyên gia về CNTT-TT tham gia làm báo cáo viên khi tổ chức bồi dưỡng.
- Chủ động trau dồi kiến thức tin học, nâng cao trình độ CNTT-TT.
- Đưa nội dung ứng dụng CNTT-TT vào trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt tập thể.
- Nắm rừ điều kiện của đơn vị mỡnh, đồng thời nắm rừ cả tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế, văn hóa, chính trị của địa phương.
- Tổ chức tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng.
* Đối với giáo viên:
- Nghiêm túc trong việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách về ứng dụng CNTT-TT của lãnh đạo các cấp.
- Chủ động đổi mới tư duy, nhận thức được vai trò của CNTT-TT trong giai đoạn hiện nay.
- Tự bản thân mỗi giáo viên phải có trách nhiệm nghề nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và CNTT-TT nói riêng.
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
3.2.2.1. Mục đích
- Nhằm làm cho cán bộ Phòng GD&ĐT, CBQL, giáo viên và nhân viên ở các trường có những kỹ năng cơ bản và nâng cao trình độ về sử dụng CNTT-TT
để họ có thể tổ chức, ứng dụng tốt trong các hoạt động quản lý.
- Tạo nguồn nhân lực về CNTT-TT để thực thi tốt các nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra. Tạo ra đội ngũ tiên phong thực hiện cuộc cách mạng ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục.
- Thực hiện thành công chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, của Sở GD&ĐT và của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang về việc ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan nhà nước.
3.2.2.2. Nội dung
Tổ chức các hình thức bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và cán bộ phụ trách CNTT-TT ở các trường những kiến thức cơ bản về CNTT-TT, vai trò, khả năng và phương hướng ứng dụng của CNTT-TT trong quản lý. Để đạt được mục đích nêu trên cần đào tạo, bồi dưỡng các nội dung sau đây:
- Sử dụng máy tính: Biết sử dụng những chức năng cơ bản của hệ điều hành Windows, ngoài ra còn phải biết thay thế, sửa chữa những hỏng hóc đơn giản của máy vi tính và đặc biệt là phải biết cài đặt một số hệ điều hành thông dụng mỗi khi máy tính của mình bị lỗi hệ điều hành.
- Sử dụng các chức năng thông dụng của các thiết bị hiện đại như máy chiếu projector, máy chiếu hắt, máy sanner, camera và các thiết bị hỗ trợ khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng như: Micosoft Word, Micosoft Excel, phần mềm trình chiếu như Micosoft Powerpoint, phần mềm Violet…
- Sử dụng các phần mềm trong quản lý như: phần mềm quản lý nhân sự trong giáo dục (PMIS), phần mềm quản lý thông tin về giáo dục (EMIS), phần mềm xây dựng kế hoạch VANPRO, phần mềm quản lý cơ sở vật chất...
- Tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng Internet: tìm kiếm thông tin nhanh, chính xác trên Google và một số thủ thuật download nhanh những thông tin tìm kiếm được về máy tính để sử dụng làm tư liệu trong hoạt động quản lý.
- Sử dụng e-mail để gửi và nhận thư điện tử.
- Quản trị cổng thông tin điện tử, quản trị website.
- Sử dụng phòng họp qua web (web conference) và qua điện thoại (audio conference) để họp, hội thảo, đào tạo, tập huấn.
Tuy nhiên, nếu CBQL, giáo viên và nhân viên chỉ được bồi dưỡng các nội dung trên thì chưa đủ, tất cả những nội dung trên chỉ là những công cụ để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý, nó sẽ trở nên vô nghĩa thậm chí là phản tác dụng nếu người ứng dụng vào những công việc không thích hợp, không có ý tưởng sáng tạo trong các hoạt động quản lý của mình. Vì vậy cần bồi dưỡng nội dung hướng dẫn CBQL, giáo viên và nhân viên sử dụng các công cụ trên vào từng hoạt động quản lý cụ thể.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
Tích cực xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên phục vụ ứng dụng CNTT-TT. Gấp rút xây dựng các chương trình đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng về CNTT-TT cho các trình độ và các đối tượng khác nhau. Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về CNTT-TT.
* Về Đào tạo:
Xây dựng kế hoạch và cử CBQL, cán bộ và giáo viên, nhất là các giáo viên Tin học, Toán Tin, Lý Tin đi học chuyên ngành về CNTT-TT ở các trường cao đẳng, đại học để nâng cao trình độ về CNTT-TTT. Tham gia các khóa học chuyên sâu về CNTT-TT như:
- Đào tạo khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống: Nhằm mục tiêu khai thác sử dụng một cách có hiệu quả các chương trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ như: tổng hợp, xử lý, truyền tin và khai thác thông tin dữ liệu trong hệ thống thông tin chung.
- Đào tạo chuyên sâu: Để tiếp nhận chuyển giao công nghệ và quản trị hệ thống, quản trị mạng, quản trị phần mềm ứng dụng.
- Đào tạo trực tuyến: Tham gia các khóa học về CNTT-TT thông qua sử dụng hệ thống mạng internet để thực hiện quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên. Toàn bộ nội dung bài giảng được lưu
trữ và chuyển tải trên hệ thống máy chủ.
- Đào tạo theo dự án:
Tham gia các khóa đào tạo về CNTT-TT do các dự án tài trợ.
- Đào tạo Tin học văn phòng.
* Về bồi dưỡng:
- Có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT cho cán bộ Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên phụ trách CNTT-TT ở các trường, bao gồm các nội dung:
+ Kế hoạch kiểm tra kỹ năng về ứng dụng CNTT-TT của cán bộ Phòng và cán bộ ở các trường.
+ Soạn thảo nội dung, chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước.
+ Cung cấp đầy đủ tài liệu tham khảo cho cán bộ, công nhân viên.
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên về kỹ năng sử dụng CNTT-TT, sử dụng các thiết bị, phương tiện, các phần mềm quản lý trong công tác quản lý.
+ Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, giáo viên.
+ Tổ chức rút kinh nghiệm.
- Thực hiện việc bồi dưỡng ngắn ngày cho cán bộ, giáo viên có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
* Các hình thức khác:
- Tổ chức tham quan, học tập ở các trường, các huyện, các tỉnh khác.
- Phòng GD&ĐT tổ chức phát động phong trào thi đua học tập, bồi dưỡng ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
- Chỉ đạo các Hiệu trưởng thành lập ban CNTT-TT trong nhà trường để cú người theo dừi, giỳp đỡ cỏc cỏn bộ, giỏo viờn, tớch hợp và triển khai cỏc hoạt động về ứng dụng CNTT-TT trong quản lý ở trường.
Để việc tổ chức bồi dưỡng những kỹ năng CNTT-TT cho CBGV được diễn ra nhanh và hiệu quả, CBQL của mỗi trường cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường như trình độ tin học hiện có của mỗi CBGV, những thiết bị hiện có của nhà trường, khối lượng công việc mà mỗi giáo viên đang đảm nhiệm để bố trí các buổi học tập cho toàn thể CBGV trong trường một cách hợp lý nhất, phải đảm bảo sao cho mỗi CBGV đều có điều kiện tham gia học tập. Các trường cử một số giáo viên đi tham gia tập huấn, dự các buổi hội thảo về vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục. Sau đó về hướng dẫn lại cho CBGV của nhà trường.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo Phòng GD&ĐT và các trường thực sự quan tâm đến vấn đề trình độ CNTT-TT tại đơn vị mình, coi việc thiếu hụt kiến thức về CNTT-TT của cán bộ, giáo viên là một phần trách nhiệm của mình; có kế hoạch bồi dưỡng lâu dài; linh hoạt trong việc đưa ra các chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với thực tiễn.
- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các nhà trường phải có nhận thức đúng đắn và nhiệt tình tham gia vào việc phát triển ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
- Đánh giá được trình độ sử dụng CNTT-TT trong quản lý của cán bộ, giáo viên.
- Soạn thảo được nội dung bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu hoạt động quản lý hiện nay.
- Có đủ cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại và hiệu quả để tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên vừa học vừa được thực hành ngay.
- Có đủ nguồn tài chính để tổ chức lớp học: trả lương cho giảng viên, báo cáo viên và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên học tập, bảo hành, bảo trì máy…
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng GD&ĐT đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. Thực hiện Nghị định này, liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ đã có Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14/7/2008 Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện.
Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đó, Phòng GD&ĐT có thể ứng dụng CNTT-TT trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.
3.2.3.1. Ứng dụng CNTT-TT trong chức năng lập kế hoạch a) Mục đích
Khi ứng dụng CNTT-TT vào việc thu thập thông tin, tổ chức xây dụng kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của Phòng GD&ĐT cũng như của các trường trực thuộc sẽ làm cho việc thực hiện chức năng lập kế hoạch đạt được hiệu quả hơn.
Khi ứng dụng CNTT-TT trong chức năng lập kế hoạch nhằm mục đích:
+ Thống nhất được các mục tiêu cơ bản, các trọng tâm công tác, các nội dung hoạt động, các biện pháp... của một thời kỳ kế hoạch (5 năm, một năm học, một học kỳ...) của một cấp học, một ngành học trên địa bàn cả huyện.
+ Thống nhất được các cấu trúc của các loại kế hoạch.
+ Thuận lợi cho việc chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
+ Thuận tiện cho việc phân bổ các nguồn lực (đội ngũ, tài chính, cơ sở vật chất giáo dục...).
+ Giảm được chi phí (nhân lực, tài lực, thời gian...) trong việc xây dựng kế hoạch.
+ Thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa hoạt động xây dựng kế hoạch của Phòng và của các cơ sở giáo dục trực thuộc...
b) Nội dung
- Dựa vào sự chỉ đạo của Bộ, Sở, tình hình cụ thể của địa phương nêu các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các hoạt động trọng tâm và định hướng