8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để phát huy được hiệu quả của các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang, tỉnh Hà Giang thì CBQL, chuyên viên, giáo viên và nhân viên ở các trường và Phòng GD&ĐT phải thấy được mối quan hệ mật thiết giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời, còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Có thể nói, tất cả các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý đã được đề xuất ở trên đều có tác dụng nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi biện pháp có vai trò và tác dụng khác nhau. Song các biện pháp đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau.
Trước hết, chúng ta cần nhận định, biện pháp 1 là tiền đề để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Trong cuộc sống, con người có nhận thức ra sao thì sẽ hành động như vậy. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì đương nhiên phải có nhận thức đúng. Cán bộ, giáo viên có nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, lợi ích của việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý thì sẽ quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu như về vấn đề đào tạo bồi dưỡng, trang thiết bị, bảo quản, sử dụng... Tuy nhiên, để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy, chúng ta cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên để nâng cao nhận thức về CNTT-TT trong quản lý.
Cơ sở để cán bộ giáo viên có thể ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý đó là trình độ tin học của họ. Trình độ tin học của cán bộ giáo viên giúp họ khai thác thông tin trên mạng Internet, tìm hiểu và sử dụng các phần mềm về quản lý, vận hành và bảo trì các trang thiết bị, ứng dụng vào trong các chức năng quản lý… Có thể nói, nếu cán bộ giáo viên không có trình độ tin học thì chắc chắn sẽ không thể ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Từ điều này cho thấy biện pháp 2 là cơ sở để hỗ trợ cho biện pháp 3.
Biện pháp 3 sẽ giúp cán bộ, giáo viên nắm vững các hình thức ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang, tránh được tình trạng không biết ứng dụng vào công việc gì, hình thức ứng dụng ra sao hoặc lạm dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý không có hiệu quả.
Biện pháp 4 sẽ giúp chúng ta có CSVC để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Thực hiện tốt biện pháp 4 là điều kiện để thực hiện biện pháp 3 và là một trong những điều kiện để thực hiện biện pháp 2.
Thực hiện biện pháp 5 chính là thực hiện một chức năng quan trọng trong việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý. Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của Phòng GD&ĐT sẽ giúp cho CBQL và chuyên viên của Phòng có những căn cứ để điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
Tóm lại, mỗi biện pháp trong số 5 biện pháp có trong đề tài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với các biện pháp còn lại. Do đó, chúng ta cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.
Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
Biện pháp 2:
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng
CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
Biện pháp 3:
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các
chức năng quản lý của
Phòng GD&ĐT
Biện pháp 4:
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở
CNTT-TT
Biện pháp 5:
Tăng cường công tác kiểm
tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-
TT trong quản lý