8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Quy trình đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Để đánh giá được tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 42 CBQL (Phòng GD&ĐT: 04 người; các trường: 38 người) và 143 chuyên viên, giáo viên và nhân viên (Phòng GD&ĐT: 17 người; các trường 126 người). Tổng số CBQL, CBGV và nhân viên được điều tra về việc đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp là 185 người.
• Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở các mức độ:
+ Đánh giá về mức độ cần thiết của 5 biện pháp được đề xuất với 4 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết.
+ Đánh giá về mức độ khả thi của 5 biện pháp được đề xuất với 4 mức độ:
Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Không khả thi.
- Bước 2: Chọn đối tượng điều tra - Bước 3: Phát phiếu điều tra.
- Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu.
• Kết quả khảo nghiệm được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau:
- Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi: 4 điểm.
- Mức độ 2: Cần thiết và khả thi: 3 điểm.
- Mức độ 3: Ít cần thiết và ít khả thi: 2 điểm.
- Mức độ 4: Không cần thiết và không khả thi: 1 điểm.
• Tính giá trị trung bình cho mỗi biện pháp đề xuất rồi sắp xếp thứ bậc.
3.4.2. Phân tích kết quả
3.4.2.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
Bảng 3.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp TT
Các biện pháp ứng dụng CNTT-TT
trong quản lý
Tính cần thiết
Tổng (quy ra điểm) Trung bình Thứ bậc
Rất cần
thiết Cần thiết Ít cần thiết
Không cần thiết
SL % SL % SL % SL %
Ý kiến CBQL của Phòng GD&ĐT và các trường (42 người)
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
40 95,24
2 4,76 0 0,0 0 0,0 166 3,95 1
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
31 73,81
7 16,67
4 9,52 0 0,0 153 3,64 4
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT.
33 78,57
5 11,90
4 9,52 0 0,0 155 3,69 3
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
38 90,48
3 7,14 1 2,38 0 0,0 163 3,88 2
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
30 71,43
7 16,67
4 9,52 1 2,38 150 3,57 5
TT
Các biện pháp ứng dụng CNTT-TT
trong quản lý
Tính cần thiết
Tổng (quy ra điểm) Trung bình Thứ bậc
Rất cần
thiết Cần thiết Ít cần thiết
Không cần thiết
SL % SL % SL % SL %
Ý kiến của chuyên viên Phòng GD&ĐT, giáo viên và nhân viên các trường (143 người)
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
131 91,61
10 6,99 2 1,40 0 0,0 558 3,90 1
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
114 79,72
16 11,19
8 5,59 5 3,50 525 3,67 4
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT.
122 85,31
20 13,99
0 0,00 1 0,70 549 3,84 2
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
114 79,72
21 14,69
6 4,20 2 1,40 533 3,73 3
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
103 72,03
24 16,78
11 7,69 5 3,50 511 3,57 5
TT
Các biện pháp ứng dụng CNTT-TT
trong quản lý
Tính cần thiết
Tổng (quy ra điểm) Trung bình Thứ bậc
Rất cần
thiết Cần thiết Ít cần thiết
Không cần thiết
SL % SL % SL % SL %
Ý kiến chung (185 người)
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
171 92,43
12 6,49 2 1,08 0 0,0 724 3,91 1
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
145 78,38
23 12,43
12 6,49 5 2,70 678 3,66 4
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT.
155 83,78
25 13,51
4 2,16 1 0,54 704 3,81 2
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
152 82,16
24 12,97
7 3,78 2 1,08 696 3,76 3
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
133 71,89
31 16,76
15 8,11 6 3,24 661 3,57 5
Trung bình 3,74
Qua việc khảo sát nhận thức mức độ cần thiết của các biện pháp mà tác giả đề xuất, chúng ta nhận thấy các biện pháp được đánh giá là rất cần thiết, thể
hiện điểm trung bình đạt: 3,74 điểm và 100% các biện pháp có điểm trung bình trên 3 điểm.
- Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc” được đánh giá là rất cần thiết với ĐTB là 3,91 điểm, xếp thứ bậc 1. Hầu hết các ý kiến của CBQL, CBGV cho là rất cần thiết (chiếm 92,43%), không có ý kiến nào cho là không cần thiết.
- Biện pháp 2: “Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý” có ĐTB là 3,66 và xếp thứ bậc 4. Tuy được đánh giá ở mức độ tương đối cao (tỷ lệ người đánh giá ở mức độ rất cần thiết chiếm 78,38%) nhưng so với các biện pháp khác thì không được đánh giá cao hơn.
- Biện pháp 3: “Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT” cũng được đánh giá là rất cần thiết, ĐTB là 3,81 điểm và xếp thứ bậc 2. Đối với biện pháp này thì CBQL đánh giá xếp thứ bậc 3, còn CBGV xếp thứ bậc 2, điều này chứng tỏ tỷ lệ CBQL cho rằng việc ứng dụng CNTT-TT trong các chức năng quản lý nhiều hơn so với CBGV.
Qua phỏng vấn CBGV cho thấy, số lượng CBGV ít được tham gia vào việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý nên họ cho rằng biện pháp này cần thiết hơn.
- Biện pháp 4: “Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT” có ĐTB là 3,76 và xếp thứ bậc 3. Ngược lại với biện pháp 3 thì CBQL đánh giá biện pháp 4 xếp thứ bậc 2, còn CBGV xếp thứ bậc 3, điều này chứng tỏ tỷ lệ CBQL cho rằng việc đầu tư CSVS cho ứng dụng CNTT-TT cần thiết hơn. Nói chung, hai biện pháp 3 và 4 được đánh giá ở mức độ cần thiết là rất cao.
- Biện pháp 5: “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý” có ĐTB là 3,57 điểm và xếp thứ bậc thứ 5. Biện pháp này cũng được CBQL, CBGV đánh giá ở mức cần thiết cao, do đây là cơ sở để điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch, đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
3.4.2.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2: Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp
TT
Các biện pháp ứng dụng CNTT-TT
trong quản lý
Tính khả thi
Tổng (quy ra điểm) Trung bình Thứ bậc
Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
SL % SL % SL % SL %
Ý kiến CBQL của Phòng GD&ĐT và các trường (42 người)
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
39 92,86
3 7,14 0 0,0 0 0,0 165 3,93 1
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
38 90,48
3 7,14 1 2,38 0 0,0 163 3,88 2
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT
35 83,33
5 11,90
2 4,76 0 0,0 159 3,79 3
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
23 54,76
11 26,19
5 11,90
3 7,14 138 3,29 5
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
30 71,43
7 16,67
4 9,52 1 2,38 150 3,57 4
TT
Các biện pháp ứng dụng CNTT-TT
trong quản lý
Tính khả thi
Tổng (quy ra điểm) Trung bình Thứ bậc
Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
SL % SL % SL % SL %
Ý kiến của chuyên viên Phòng GD&ĐT, giáo viên và nhân viên các trường (143 người)
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
133 93,01
7 4,90 3 2,10 0 0,0 559 3,91 1
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
129 90,21
8 5,59 6 4,20 0 0,0 552 3,86 2
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT
119 83,22
17 11,89
5 3,50 2 1,40 539 3,77 3
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
94 65,73
27 18,88
11 7,69 11 7,69 490 3,43 5
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
108 75,52
18 12,59
13 9,09 4 2,80 516 3,61 4
TT
Các biện pháp ứng dụng CNTT-TT
trong quản lý
Tính khả thi
Tổng (quy ra điểm) Trung bình Thứ bậc
Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
SL % SL % SL % SL %
Ý kiến chung (185 người)
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
172 92,97
10 5,41 3 1,62 0 0,0 724 3,91 1
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
167 90,27
11 5,95 7 3,78 0 0,0 715 3,86 2
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT
154 83,24
22 11,89
7 3,78 2 1,08 698 3,77 3
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
117 63,24
38 20,54
16 8,65 14 7,57 628 3,39 5
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
138 74,59
25 13,51
17 9,19 5 2,70 666 3,60 4
Trung bình 3,71
Từ kết quả khảo sát cho thấy: những biện pháp đề xuất được đánh giá mức độ khả thi rất cao, được thể hiện bằng ĐTB = 3,71 và 100% biện pháp có ĐTB lớn hơn 3 điểm. Mức độ khả thi của các biện pháp được CBQL và CBGV được đánh giá đồng nhất với nhau, không có sự khác biệt về thứ bậc của các biện pháp.
Theo ý kiến đánh giá, có 3 biện pháp được đánh giá mức độ khả thi rất cao: Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc” có ĐTB là 3,91 điểm, xếp thứ bậc 1; biện pháp 2 “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý” có ĐTB là 3,86 điểm, xếp thứ bậc 2; biện pháp “Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT” có ĐTB là 3,77 điểm, xếp thứ bậc 3. Đây là những biện pháp mà Phòng GD&ĐT đang triển khai thực hiện một số nội dung, chính vì vậy nó được đánh giá mức độ khả thi rất cao.
Biện pháp 4: “Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT” có ĐTB là 3,39 điểm, xếp thứ bậc 5. Tuy nhiên, biện pháp này lại có mức cần thiết cao (Tính cần thiết với ĐTB là 3,76 điểm, xếp thứ bậc 3). Biện pháp này có tính khả thi thấp nhất so với các biện pháp khác một phần là do ngân sách nhà nước dành lĩnh vực này còn thấp so với yêu cầu và đặc biệt kinh tế của huyện Bắc Quang còn nhiều khó khăn, thu ngân sách trên địa bàn rất thấp, kinh tế của các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên việc xã hội hóa giáo dục chỉ thực hiện được ở một số trường.
Biện pháp 5: “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý” có ĐTB là 3,60 điểm, xếp thứ bậc 4.
3.4.2.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
Bảng 3.3: Tương quan giữa
mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
TT Các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT
Tính cần thiết (X)
Thứ bậc (X)
Tính khả
thi (Y)
Thứ bậc (Y)
X-Y (X-Y)2
1
Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc
3,91 1 3,91 1 0 0
2
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý
3,66 4 3,86 2 2 4
3
Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT
3,81 2 3,77 3 -1 1
4
Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT
3,76 3 3,39 5 -2 4
5
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý
3,57 5 3,60 4 1 1
Áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
Trong đó: R là hệ số tương quan (-1 ≤ R ≤ 1) N là số các biện pháp đề xuất
6Σ(X-Y)2
N(NR = 1 - 2 – 1)
Nếu R > 0: Tương quan thuận R < 0: Tương quan nghịch 0,7 ≤ R < 1: Tương quan chặt 0,5 ≤ R < 0,7: Tương quan
0,3 ≤ R < 0,5: Tương quan không chặt Thay các giá trị vào công thức ta thấy:
Với hệ số tương quan R = 0,5 cho phép kết luận: mức độ cần thiết và mức độ khả thi tương quan với nhau và là tương quan thuận. Có nghĩa là mức độ cần thiết và mức độ khả thi phù hợp nhau.
Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua biểu đồ trên chúng ta thấy cả 5 biện pháp mà tác giả đề xuất đều có tính tương quan thuận. Biện pháp 1; 3; 5 có tính đồng thuận rất cao, chỉ có biện pháp số 4 có sự chênh lệch khá cao giữa tính cần thiết và khả thi. Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa, để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang đạt hiệu quả
6.10
5(5R = 1 - 2 – 1) = 0,5
cao cần thực hiện các biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó vừa cần thiết vừa khả thi cho hiện tại, lại mang tính chiến lược lâu dài mà công tác QLGD của Phòng GD&ĐT cần hướng tới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung và đặc điểm hoạt động ứng dụng CNTT- TT trong hoạt động quản lý; nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QLGD nói chung, ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý nói riêng, nghiên cứu về thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang, chúng tôi đã đề xuất được các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT- TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang.
Quá trình đề xuất các biện pháp đã đảm bảo tính pháp lý, tính thừa kế, tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi. Việc khảo sát cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tương đối cao. Khi các biện pháp được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mỗi giai đoạn, mỗi năm học sẽ mang lại kết quả cao.
Tuy vậy, các biện pháp đề xuất mới chỉ được khẳng định qua kết quả khảo sát nên khi triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp với thực tiễn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Với mục đích tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang, đề tài đã xây dựng và hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận của các biện pháp ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý. Đề tài đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT-TT trong quản lý, đó là: về cơ chế chính sách;
về nhận thức; về đội ngũ; về cơ sở vật chất. Đề tài đã đánh giá được thực trạng của việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang như: thực trạng về quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNNT-TT; thực trạng về cơ sở vật chất; thực trạng trình độ, nhận thức về CNTT-TT của đội ngũ cán bộ, giáo viên; thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
Đề tài cũng đã phân tích được nguyên nhân ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang, đó là:
- Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, chưa nhạy bén, chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn.
- Những năm trước CSVC gần như không được đầu tư, nên CSVC gần như được đầu tư từ đầu. Hơn nữa, kinh phí nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Một bộ phận giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Thiếu và chưa đồng bộ trong các văn bản quản lý cũng như trong đội ngũ cán bộ quản lý các cấp.
Qua kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kết quả khảo sát thực trạng,
lấy ý kiến của CBQL, cán bộ và giáo viên, chúng tôi đề xuất các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang như sau:
1. Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT-TT trong quản lý cho cán bộ, nhân viên ở Phòng và các trường trực thuộc.
2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT-TT vào các hoạt động quản lý.
3. Tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong việc thực hiện các chức năng quản lý của Phũng GD&ĐT. Trong biện phỏp này đó làm rừ ứng dụng CNTT- TT trong thực hiện các chức năng: Tổ chức lập lập kế hoạch; quản lý tổ chức và nhân sự; hoạt động chỉ đạo; hoạt động kiểm tra, đánh giá.
4. Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở CNTT-TT.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý.
Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở vận dụng, cụ thể hóa của khoa học quản lý, kết quả tổng kết các kinh nghiệm và qua các ý kiến tham khảo, góp ý của CBQL, cán bộ và giáo viên các trường và Phòng GD&ĐT. Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao. Từ đó khẳng định, việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết với thực tiễn, là phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục.
Để ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang đạt yêu cầu đề ra cần có sự quyết tâm cao, có tâm huyết, có trình độ chuyên môn về CNTT-TT, có ý thức và niềm say mê ứng dụng CNTT-TT của đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên. Các nhà trường và Phòng GD&ĐT phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục về vai trò của ứng dụng CNTT-TT. Tổ chức tốt các lớp đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT-TT để nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng trong hoạt động quản lý. Đồng thời, chú ý tới việc đầu tư CSVC, trang