8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Đánh giá việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang
2.4.1. Thuận lợi
- Phần lớn CBQL, giáo viên và nhân viên đã nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
- CSVC đang được các cấp quản lý giáo dục và UBND huyện Bắc Quang đầu tư, đây thực sự là thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý.
- Đa số CBQL, giáo viên và nhân viên năng động, nhiệt tình có trình độ quản lý là động lực thúc đẩy việc ứng dụng CNTT-TT trong quản lý.
- Việc kết nối internet đã được nhà mạng Viettel cung cấp miễn phí cho các trường.
2.4.2. Khó khăn, tồn tại
Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Quang còn nhiều hạn chế:
- Một bộ phận CBQL, giáo viên và nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và các hình thức ứng dụng CNTT-TT trong quản lý.
- Nhân lực phục vụ cho việc phát triển ứng dụng CNTT-TT trong quản lý còn thiếu, còn yếu cả trong nhận thức, đào tạo bồi dưỡng, trong kỹ năng tổ chức quản lý hệ thống thông tin, kỹ năng xử lý khai thác thông tin và các kỹ năng tác nghiệp.
- Việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý còn hạn chế, chỉ mới áp dụng được ở một số hình thức, chưa thực sự đưa ứng dụng CNTT-TT vào việc thực hiện các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT.
- Mặc dù CSVC cho ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý đã được đầu tư nhưng còn rất thiếu thốn so với yêu cầu. Tỷ lệ giữa số máy tính với những người tham gia ứng dụng CNTT-TT còn thấp, chủ yếu CBQL mới có máy tính, còn giáo viên và nhân viên chưa có, phải dùng chung với CBQL. Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC, hạ tầng CNTT-TT còn rất thấp, chủ yếu vẫn là việc sử dụng máy tính và mạng internet vào một số hình thức ứng dụng, chưa ứng dụng các phương tiện khác như: đài, vô tuyến, điện thoại...
- Công tác bảo quản, bảo trì máy tính và thiết bị chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến máy móc hư hỏng nhiều.
- Đường truyền internet mới có 79/83 trường kết nối được, việc kết nối internet chủ yếu tới các phòng của ban giám hiệu nhà trường, chưa được kết nối hết với các phòng máy. Giáo viên chưa được truy cập và khai thác thông tin trên mạng thường xuyên.
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho cả huyện chưa được triển khai thực hiện.
- Chưa xây dựng được cổng thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT để từ đó xây dựng website các trường.
- Chưa xây dựng được phòng họp qua web để tổ chức đào tạo, tập huấn và họp.
2.4.3. Nguyên nhân của khó khăn, tồn tại
Thứ nhất, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường chậm
đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong quản lý và dạy học. Một số CBQL sắp đến tuổi về hưu nên có tâm lý e ngại, không muốn học hỏi, không muốn ứng dụng CNTT-TT làm ảnh hưởng hoặc cản trở đến quá trình tổ chức thực hiện.
Thứ hai, trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT-TT mới thực sự được đẩy mạnh. Vì vậy, những năm trước đó CSVC gần như không được đầu tư, nên CSVC gần như được đầu tư từ đầu. Hơn nữa, kinh phí nhà nước đầu tư cho cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính, trang thiết bị nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng quản lý. Công tác xã hội hóa giáo dục chỉ thực hiện được ở một số trường thuộc một số xã, thị trấn có điều kiện, còn đa số không thực hiện được do điều kiện kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đầu tư cho con em mình.
Thứ ba, một bộ phận giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; đội ngũ giáo viên, nhân viên có chuyên môn về CNTT-TT còn thiếu, trình độ còn hạn chế, chủ yếu tự học hỏi, chưa qua các lớp đào tạo, do vậy chưa có những hiểu biết cơ bản.
Thứ tư, thiếu và chưa đồng bộ trong các văn bản quản lý cũng như trong đội ngũ cán bộ quản lý các cấp: Chủ trương ứng dụng CNTT-TT vào quản lý và dạy học đã được triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chương trình hành động của ngành và trong hướng dẫn hàng năm về nhiệm vụ ứng dụng CNTT-TT của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT nhưng lộ trình các bước đi giải pháp cụ thể còn chưa đầy đủ, chưa thể hiện thành kế hoạch riêng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý
luận của chương 1. Qua việc đánh giá đặc điểm, thực trạng về tình hình ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang; qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến trưng cầu của đội ngũ CBQL, chuyên viên Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ giáo viên về các hình thức ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý ta thấy đã có một số hình thức đã được triển khai, thực hiện một số hình thức đã thực hiện khá tốt cần được phát huy.
Bên cạnh đó, một số hình thức chưa được quan tâm và cụ thể hoá. Nhận thức về CNTT-TT trong quản lý của CBQL, giáo viên và nhân viên chưa thực sự đầy đủ. Trình độ về CNTT-TT của cán bộ giáo viên còn hạn chế. CSVC chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chưa có kế hoạch, chiến lược lâu dài, việc ứng dụng mới chỉ dừng chỗ làm đến đâu hay đến đó, chưa có các biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện.
Trên cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT-TT trong quản lý và từ thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT Bắc Quang chúng tôi đề xuất một số biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý trong nội dung của chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
CỦA PHềNG GD&ĐT HUYỆN BẮC QUANG 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT thực chất là thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của phòng theo các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong giáo dục. Khi đề xuất các biện pháp triển khai ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý trong điều kiện hiện nay cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Việc ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT phải dựa trên các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; các luật của Nhà nước; các chương trình, kế hoạch, dự án của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của địa phương... về ứng dụng CNTT-TT trong các cơ quan nhà nước; phải bám sát vào hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ CNTT từng năm học của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là các hướng dẫn về công tác ứng dụng và phát triển CNTT-TT của tỉnh Hà Giang nói chung và ngành giáo dục Hà Giang nói riêng.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Các nguyên tắc đề xuất của chúng tôi không phải là những biện pháp mới hoàn toàn mà căn cứ trên các biện pháp, các hình thức đã và đang thực hiện để đề xuất các biện pháp phù hợp với thực trạng hiện nay của địa phương.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: CSVC; trình độ đội ngũ CBQL, chuyên viên, giáo viên và nhân viên; nhận thức về CNTT-TT; công tác kiểm tra, đánh giá... Vì thế, một biện pháp không thể tác động tới tất cả các yếu tố trong hệ thống đó mà phải dùng một hệ thống các biện pháp đồng bộ mới có thể tạo nên được sức mạnh tổng hợp mang lại kết quả như mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, khi đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản lý phải là một chỉnh thể, đồng bộ từ việc xác định tầm nhìn, mục tiêu, mục đích, xây dựng kế hoạch cho tới việc hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá đến công tác thi đua khen thưởng. Mặt khác, các biện pháp phải bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau và được thực hiện một cách đồng bộ.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và cũng là tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
Việc đảm bảo tính thực tiễn cho các biện pháp là một một yêu cầu hết sức quan trọng. Chỉ khi tính thực tiễn của các biện pháp được đảm bảo thì các biện pháp mới thực sự đem lại hiệu quả và sự tồn tại của nó ở trong thực tiễn. Căn cứ vào cơ sở lý luận, khi xây dựng, đề xuất các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của Phòng GD&ĐT cần phải lấy thực tiễn về việc ứng dụng CNTT-TT ở Phòng và các cơ sở giáo dục làm cơ sở, cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể về CSVC, trình độ ứng dụng CNTT-TT trong quản lý của đội ngũ cán bộ và giáo viên... Trên cơ sở ấy mới xây dựng, đề xuất các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT của Phòng GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay
phù với điều kiện của địa phương, nhằm đưa công tác quản lý của Phòng phát triển đi lên, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của các biện pháp được đảm bảo khi các biện pháp có thể áp dụng được vào trong thực tiễn một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả trong quá trình hoạt động thực tiễn ấy. Để làm được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình xây dựng, với các bước tiến hành cụ thể, chính xác, phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện về đội ngũ, CSVC, ngân sách, thời gian... để từ đó đề ra các biện pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương và hợp với quy luật, xu thế phát triển chung. Như vậy, những biện pháp ấy sẽ có tính khả thi cao.
Khi xây dựng các biện pháp, chúng ta cần phải nhớ rằng tất cả các nguyên tắc trên phải luôn được đảm bảo, không được phép vi phạm bất cứ một nguyên tắc nào. Bên cạnh đó còn phải biết đặt các nguyên tắc trên trong mối quan hệ biện chứng với nhau để có sự cân nhắc trong khi xây dựng các biện pháp.
3.2. Các biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT-TT trong hoạt động quản