Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 25 - 28)

VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Khái quát về nghiệp vụ tín dụng

1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm

Để tìm hiểu doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì trước hết ta cần tìm hiểu thế nào là doanh nghiệp. Theo luật doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên theo từng cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia doanh nghiệp thành các loại khác nhau trong đó dựa theo quy mô có thể chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc định nghĩa thế nào là doanh nghiệp lớn, thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia và nó cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, mỗi quốc gia trên thế giới lại chọn cho mình những tiêu chí khác nhau để phân chia doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cho phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Ở Việt Nam, căn cứ theo nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân

đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Quy mô

Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao

động Tổng

nguồn vốn Số lao

động Tổng nguồn

vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và

xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và

dịch vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến

50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

b. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Một là, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ SXKD của doanh nghiệp thường ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Hai là, DNNVV tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp … và hoạt động dưới mọi hình thức như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các cơ sở kinh tế cá thể…

Ba là, doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính năng động cao trước những thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh. Mặt khác, do doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại ở mọi thành phần kinh tế. Sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần không thích ứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế - xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn trong việc chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường.

Bốn là, năng lực kinh doanh còn hạn chế. Do quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có điều kiện đầu tư quá nhiều vào nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, tính cạnh tranh trên thị trường kém.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác marketing còn kém hiệu quả. Điều đó làm cho các mặt hàng của DNNVV khó tiêu thụ trên thị trường.

Năm là, năng lực quản lý còn thấp: đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, có trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp, giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Mặt khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ tay nghề cao do khó có thể trả lương cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý cũng như những người lao động giỏi.

Sáu là, trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế, tuy Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao so với các nước có cùng

trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, sức khỏe hạn chế, năng suất lao động không cao…

c. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là khu vực thu hút tích cực và có khả năng huy động các nguồn vốn, nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế và tăng giá trị xuất khẩu của cả nước;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận cần thiết trong quá trình liên kết sản xuất của các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân – nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Với vai trò quan trọng của mình, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành yếu tố không thể thiếu làm nên sự tăng trưởng và phát triển cho mọi nền kinh tế. Tuy nhiên với đặc điểm đặc trưng là năng lực tài chính còn hạn hẹp, điều này thể hiện ở việc vốn chủ sở hữu ít. Chính vì vậy, huy động vốn từ các nguồn khác là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này, trong đó huy động vốn từ phía ngân hàng là nguồn huy động được nhiều doanh nghiệp quan tâm và tìm đến.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh hoàng mai (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w