VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.2. Nhân tố khách quan
Chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định:
Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tín dụng. Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định bao gồm: thông tin về tư cách pháp lý của khách hàng, thông tin về tình hình tài chính, thông tin về tài sản bảo đảm hay thông tin liên quan đến việc thẩm định phương án/ dự án. Thông tin có thể đến từ nhiều nguồn như: thông tin do khách hàng cung cấp; thông tin lưu trữ tại ngân hàng, thông tin phỏng vấn và điều tra khách hàng; thông tin từ các nguồn khác như thông tin từ các ngân hàng khác, từ ngân hàng nhà nước hay từ các công ty nghiên cứu thị trường. Những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định càng chính xác thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn.
Môi trường pháp lý:
Các chính sách, cơ chế quản lý đóng vai trò điều chỉnh, định hướng hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nếu cơ chế chính sách hợp lý, đồng bộ và có tính hiệu lực cao thì sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác thẩm định cũng không nằm ngoài thông lệ đó, công tác thẩm định tín dụng chịu sự điều khiển và chi phối của các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống các văn bản pháp luật và dưới luật trong việc quy định thẩm tín dụng cũng như quy định về việc cho vay của các Ngân hàng thương mại được quy định chặt chẽ sẽ góp phần tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay, đảm bảo lợi ích và mục tiêu phát triển của khách hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là yếu tố tác động trực tiếp đến nguồn trả nợ của khách hàng bởi đa phần với những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ nguồn trả nợ xuất phát từ doanh thu và lợi nhuận của phương án kinh doanh/ dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định phương án/ dự án, phân tích tình hình kinh tế của đất nước, khu vực và thế giới có tác động như thế nào tới quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh và tiến độ thực thi của phương án/dự án từ đó tác động tới khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố cần thiết khi tính toán hiệu quả của phương án/dự án.
Sự phát triển của thị trường tài chính:
Hiện nay, ở nước ta thị trường tài chính tuy đã phát triển hơn nhưng vẫn còn nhiều những khiếm khuyết, phát triển chưa đồng bộ, để lại nhiều lỗ hổng như: thông tin còn chậm, chưa đầy đủ và thiếu chính xác; công tác nghiên cứu, dự báo về thị trường còn nhiều yếu kém, việc minh bạch hóa các thông tin về hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế đặc biệt là với những doanh nghiệp nhỏ và vừa… những điều đó đã ảnh hưởng đến việc phân tích các báo cáo tài chính, đánh giá dự báo thị trường thiếu chính xác. Từ đó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Môi trường tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp nông lâm ngư nghiệp hay các doanh nghiệp khai khoáng, xuất nhập khẩu ở nước ta.
Từ đó nó có thể tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng của một ngân hàng, chẳng hạn: một doanh nghiệp khai thác quặng sắt trên mỏ. Trong điều kiện bình thường, quá trình vận chuyển 1000 tấn quặng từ mỏ xuống cảng để đi tiêu thụ mất khoảng 3 – 4 tuần. Khi thẩm định cán bộ tín dụng thẩm định quyết định thời hạn cho vay kinh doanh quặng khoảng 3 tháng, nếu trong điều kiện hoàn toàn bình thường, hàng vận chuyển trên mỏ xuống một cách suôn sẻ, với việc định thời hạn cho vay trên là đảm bảo để thu hồi công nợ của một vòng quay. Nhưng trong quá
trình giao hàng nếu gặp mưa, đường núi sạt lở hàng không thể vận chuyển được xuống cảng từ đó DN không thể thực hiện việc giao hàng như đã định do vậy không thể thu được tiền hàng đúng thời hạn để trả nợ ngân hàng gây nên tình trạng nợ quá hạn từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.
Môi trường văn hóa – xã hội
Khía cạnh văn hóa – xã hội từ lâu đã có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Yếu tố này lại trở thành quan trọng hơn hết với các dự án đầu tư chẳng hạn với một dự án đầu tư cụ thể tại một địa bàn cụ thể phải xem xét xem khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động có phù hợp với tập tục văn hóa ở nơi đầu tư dự án hay không? Các tục lệ ở nơi đó có chấp nhận nó hay không?
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH